Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật thời trần (1226 - 1400)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết thế nào là kí họa và cách kí họa

2. Kỹ năng

- Kí họa được một số đồ vật cây, hoa các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)

3. Thái độ

- HS thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

 

doc58 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1: Bài 1: Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật thời trần (1226 - 1400), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ình HS vẽ, GV luôn quan sát, gợi ý về khai thác nội dung đề tài.
- Củng cố kiến thức và khuyến khích HS tìm tòi, sáng tạo trong bài vẽ.
- Động viên HS tận dụng thời gian để hoàn thành bài vẽ.
- HS hoạt động thực hành cá nhân.
III. Bài tập thực hành.
 Yêu cầu: Vẽ một tranh về đề tài cuộc sống xung quanh em ( A4)
- dùng màu vẽ: sáp màu, bút dạ, màu nước, màu bột (nếu HS có)
Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập.
- Tổ chức đánh giá cả lớp.
- GV nêu yêu cầu nhận xét, đánh giá về:
+ Cách thể hiện nội dung,
+ Bố cục tranh.
+ Hình vẽ và hoạt động.
+ Màu sắc.
- GV khen ngợi các bài vẽ thể hiện cuộc sống mới sinh động, màu sắc tươi vui, trong sáng, phản ánh được quê hương, đất nước trong thời kì đổi mới.
- Phát biểu nhận xét, đánh giá theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét bài của nhau.
* Đánh giá kết quả học tập.
- Dán một số bài tốt, chưa tốt lên bảng.
3. Củng cố:
- GV hệ thống lại nội dung toàn bài.
4. Dặn dò: 
- Hoàn thành tiếp bài.
- Chuẩn bị giấy vẽ cho bài sau bài 23 vẽ theo mẫu, cái ấm tích và cái bát (vẽ hình).
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 13:
BÀI 23: VẼ THEO MẪU - CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
(vẽ hình)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được các bước tiến hành vẽ theo mẫu.
- HS biết cách vẽ hình từ bao quát dến chi tiết qua so sánh tương quan tỉ lệ.
2. Kỹ năng:
- HS biết cách sắp xếp bố cục diễn tả đường nét.
- Vẽ được hình gần giống mẫu.
- Luyện tập cách quan sát cách sắp xếp theo mẫu.
3. Thái độ:
- HS nhận ra vẻ đẹp của mẫu qua bố cục, nét, yêu mến và giữ gìn đồ vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu vẽ cái ấm tích và cái bát
- Hình minh họa các bước vẽ hình
- Hình SGK
2. Học sinh:
- Mẫu vẽ, Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV bày mẫu và yêu cầu HS tự bày mẫu để vẽ theo nhóm.
- Trước tiên GV yêu cầu HS tự nhận xét.
(H): Các em quan sát thấy bố cục chung của mẫu ntn?
(H): Vị trí của cái ấm tích và cái bát ntn?
(H): Cấu trúc của mẫu?
- HS tập bày mẫu.
- Nhận xét mẫu.
- Trả lời các câu hỏi qua quan sát thực tế.
I. Quan sát nhận xét.
- Bố cục chung.
- Vị trí mẫu.
- Cấu trúc của mẫu.
- Độ đậm nhạt uyển chuyển.
- So sánh tỉ lệ của cái bát với ấm tích và tỉ lệ các bộ phận.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV gợi ý HS cách vẽ
- GV nhắc HS nhớ lại cách vẽ theo mẫu và qua sát trên trực quan
- HS quan sát và vẽ theo mẫu của nhóm (có thể vẽ cái ấm pha trà, bình đựng nước, ấm đun nước)
II. Cách vẽ.
- Bố cục chung
- Vị trí mẫu
- Cấu trúc của mẫu
- Độ đậm nhạt uyển chuyển
- So sánh tỉ lệ của cái bát với ấm tích và tỉ lệ các bộ phận
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi giúp HS tìm
+ Tỉ lệ chung và tỉ lệ của từng bộ phận
+ Điểm đặt, điểm che khuất của cái ấm tích và cái bát
+ Cách vẽ đậm nhạt
- HS quan sát và hoàn thành phần vẽ hình
III. Câu hỏi và bài tập.
- Vẽ cái ấm tích và cái bát hoặc 2 đồ vật dạng tương đương.
3. Củng cố:
- Hệ thống lại kiến thức.
4. Dặn dò:
- Không vẽ tiếp bài ở nhà vì không có mẫu nhìn vẽ hình sẽ bị sai.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 14:
BÀI 24: VẼ THEO MẪU - CÁI ẤM TÍCH VÀ CÁI BÁT
(vẽ đậm nhạt)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được ba mức độ đậm, nhạt và biết phân mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
2. Kỹ năng:
- HS vẽ được ba mức đậm nhạt.
3. Thái độ:
- Cảm nhận vẻ đẹp của đường nét, đậm nhạt của mẫu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Mẫu vẽ cái ấm tích và cái bát.
- Hình minh họa các bước vẽ hình.
- Hình SGK.
2. Học sinh:
- Mẫu vẽ, Đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV bày mẫu và yêu cầu HS tự bày mẫu để vẽ theo nhóm.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu đối chiếu với hình trong bài của mình và điều chỉnh mẫu nếu thấy cần thiết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét.
(H): Độ đậm nhạt ở phía nào?
(H): Hình mảng của các độ đậm nhạt?
- HS tập bày mẫu.
- HS quan sát mẫu và đối chiếu với hình.
- HS tập nhận xét.
- Trả lời các câu hỏi qua quan sát thực tế.
I. Quan sát nhận xét.
- Cấu tạo của cái ấm tích và cái bát.
- So sánh tỉ lệ của cái ấm tích và cái bát.
- Nguồn sáng chiếu tới mẫu.
- Các độ dậm nhạt, sáng, tối của mẫu.
- Chất liệu của mẫu: thô hay nhẵn bóng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS vẽ đậm nhạt.
- GV yêu cầu HS quan sát và phân mảng đậm nhạt ở ấm tích và cái bát.
- GV giới thiệu cách vẽ bằng tranh trong bộ ĐDDH MT7.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
II. Cách vẽ.
- Phác mảng đậm nhạt theo hình khối của mẫu.
- Chiều hướng, nét vẽ thay đổi theo cấu trúc của mẫu (mặt cong, mặt đứng, mặt nghiêng).
- Vẽ đậm nhạt để thể hiện ánh sáng không gian chất liệu khác nhau của mẫu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi gợi ý HS cách phân mảng và vẽ đậm nhạt.
- GV nhắc HS lưu ý độ đậm nhạt ở bài này chuyển tiếp không rõ ràng vì:
+ Độ đâm nhạt của các mặt cong.
+ Độ đậm nhạt của sành sứ.
- HS quan sát và hoàn thành phần vẽ hình.
III. Câu hỏi và bài tập.
- Vẽ cái ấm tích và cái bát hoặc 2 đồ vật dạng tương đương. vẽ đậm nhạt.
3. Củng cố:
- GV chuẩn bị một số bài vẽ đạt và chưa đạt, gợi ý học sinh nhận xét:
+ Khung hình chung. Hình vẽ. Độ đậm mhạt. Màu sắc.
- Sau khi học sinh nhận xét giáo viên bổ sung và củng cố về cách vẽ đậm nhạt.
4. Dặn dò:
- Quan sát đậm nhạt, màu sắc của nhiều mẫu vật khác nhau.
- Chuẩn bị bài sau: bài 13 vẽ trang trí, chữ trang trí.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 15:
BÀI 13: VẼ TRANG TRÍ - CHỮ TRANG TRÍ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS củng cố thêm về hai kiểu chữ cơ bản và hiểu biết thêm ý nghĩa sự phong phú của chữ trang trí.
2. Kỹ năng:
- HS biếtcách tạo và sử dụng những chữ có hình dáng đẹp để trang trí đầu báo tường, sổ tay, bưu thiếp, cổng trại.
3. Thái độ:
- HS hiểu và yêu thích chữ trang trí.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số bộ mẫu chữ trang trí
- Một số từ, câu văn được trình bày bằng các kiểu chữ trang trí khác nhau.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì tẩy, màu. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra dụng cụ học tập:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV cho HS quan sát trực quan và đặt câu hỏi cho HS trả lời.
(H): Em hãy nhắc lại các kiểu chữ đã học ở lớp 6?
(H): Đặc điểm của các kiểu chữ trên là gì?
(H): Em có nhận xét gì về kiểu chữ trang trí?
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
+Chữ in hoa nét đều và chữ in hoa nét thanh nét đậm.
+Các nét chữ đều bằng nhau.
+Các chữ đều có nét thanh và nét đậm.
+Chữ trang trí có nhiều kiểu khác nhau.
I. Quan sát nhận xét .
- Chữ trang trí có nhiều kiểu chữ khác nhau đa dạng phong phú.
- Chữ trang trí phù hợp với từng nội dung, từng đói tượng.
- Chữ trang trí dựa trên các kiểu chữ cơ bản (chữ nét đều, nét thanh, nét đậm).
- Dáng các con chữ có thể cao, thấp, rộng, hẹp khác nhau.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tạo chữ trang trí.
(H): Hãy nêu các bước kẻ chữ trang trí?
- GV đưa ra minh họa cách tạo một kiểu chữ trang trí.
- Gợi ý HS cách tạo chữ khác nhau có thể chọn chữ cái của danh từ chỉ người, chỉ vật, khai thác ý nghĩa của từ, tìm ra hình tượng trang trí.
+Chon kiểu chữ.
+Phác nét.
+Vẽ màu.
II. Cách sử dụng chữ trang trí.
Bước 1: Chọn nội dung kiểu chữ và kích thước dòng chữ.
Bước 2: Phác hình dáng kiểu chữ và hoàn chỉnh dòng chữ trang trí.
Bước 3: Vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu mỗi HS vẽ một số mẫu chữ cái trang trí có chiều cao khoảng 5cm.
- GV theo dõi góp ý và khuyến khích từng HS làm bài.
- HS trình bày trên khổ giấy A4.
III. Câu hỏi và bài tập.
- Tạo một dòng chữ với nội dung tự chọn và tô màu theo ý thích.
3. Củng cố:
- GV chuẩn bị một số bài vẽ đạt và chưa đạt, gợi ý học sinh nhận xét.
+ Kiểu chữ.
+ Màu sắc.
+ hình vẽ minh họa.
- Sau khi học sinh nhận xét giáo viên bổ sung và củng cố về cách trang trí chữ.
4. Dặn dò:
- Sưu tầm một số kiểu chữ trang trí, mẫu chữ đẹp.
- Chuẩn bị cho bài sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 16+17:
Bài 15, 16
KIỂM TRA HỌC KỲ I
VẼ TRANH - ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
( Thời gian: 90 phút )
Đề bài: Vẽ Tranh ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
- Đây là bài kiểm tra cuoi học kỳ I nhằm đánh giá về khả năng nhận thức và thể hiện bài vẽ của HS .
 2. Kĩ năng
- Đánh giá những kiến thức đã tiếp thu được của HS
- Thể hiện được hình ảnh đẹp, bố cục bài vẽ cân đối, thuận mắt.
- Màu sắc hài hoà, trong sáng, có đậm có nhạt
 3. Thái độ
- Bài vẽ biểu hiện tình cảm và óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục hình vẽ và màu sắc.
II. HÌNH THỨC LÀM BÀI
- Bài tập thực hành.
- Vẽ trên khổ giấy A4 hoặc A3, Kích thước khổ tranh vẽ tự chọn.
III. ĐÁP ÁN. THANG ĐIỂM:
 * Thang điểm: G
- HS vẽ được một bức tranh đề tài tự chọn theo ý thích.
- Bài vẽ có bố cục đẹp, hình vẽ sinh động, sinh động, màu sắc phong phú
- HS phát huy được trí tượng tượng sáng tạo, thể hiện được tình cảm của mình qua bài vẽ.
 * thang điểm: K
- HS vẽ được một bức tranh đề tài tự chọn theo ý thích.
- Bài vẽ có bố cục đẹp, hình vẽ phong phú.
- Màu sắc còn đôi chỗ chưa hợp lý, không thể hiện rõ trọng tâm bài vẽ.
- Bài vẽ chưa phát huy được trí tượng tượng sáng tạo
 * Thang điểm:Tb
- HS biết cách vẽ được một bức tranh đề tài tự chọn theo ý thích.
- Bố cục, hình ảnh còn rời rạc.
- Màu sắc chưa thống nhất, chưa thể hiện rõ trọng tâm.
 * Thang điểm: Y, Kém
- Bài vẽ không đạt được những yêu cầu trên.
- Học sinh không có ý thức học tập.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 18:
BÀI 15: VẼ TRANG TRÍ
TRANG TRÍ BÌA LỊCH TREO TƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết cách trang trí bìa lịch treo tường. 
2. Kỹ năng:
- Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tế nguyên đán.
3. Thái độ:
- HS hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Một số bìa lịch treo tường (mẫu thật).
- Một số hình ảnh mẫu bìa lịch.
- Hình minh họa cách phác thảo tìm bố cục.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì tẩy, màu. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Kiểm tra dụng cụ học tập:
2. Bài mới:
GTB: Treo lịch trong nhà là một nhu cầu, là nếp sống văn hóa phổ biến của nhân dân ta. Ngoài mục đích để biết thời gian, lịch còn để trang trí cho căn phòng đẹp hơn vậy hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về cách trang trí bìa lịch treo tường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét.
- GV giới thiệu các mẫu, các hình ảnh về bìa lịch
(H): Hình dáng chung của bìa lịch thường được thể hiện ntn?
(H): Em hãy kể tên những loại lịch mà em biết?
(H): Chủ đề của bìa lịch thường là những gì?
(H): Cách sắp xếp vị trí của tranh ảnh các dòng chữ trên bìa lịch ntn?
=> GV tổng kết, hệ thống, bổ sung.
+Hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn 
+Lịch treo tường, lịch để bàn, lịch cá nhân 
+Chủ đề mùa xuân.
+Phần hình ảnh, phần chữ, phần ghi lịch ngày tháng.
I. Quan sát nhận xét.
- Bìa lịch thường có 3 phần chính.
+ Phần hình ảnh: thiên nhiên, con người, đời sống xã hội.
+ Phần chữ: tên năm bằng số tên và biểu tượng của cơ quan, ban ngành, NXB.
+ Phần lịch ghi ngày tháng năm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách trang trí.
- GV đưa ra những nội dung gợi ý hình ảnh có thể chọn dùng để trang trí
- Đưa ra những nội dung cụ thể những hình ảnh sinh động gần gũi với HS.
- Hướng dẫn HS xác định khuôn khổ bìa lịch
- Gợi ý HS cách trình bày.
- Nhắc HS chú ý các thông tin chinh như tên năm, hình ảnh, chủ đề phải rõ ràng.
- GV gợi ý HS vẽ màu.
=> GV chốt ý.
- HS dùng các hình ảnh
+ ảnh chụp về bản thân, gia đình.
+ Những tranh ảnh mình yêu thích 
- HS tùy ý lựa chọn khuôn khổ và hình dáng.
II. Cách trang trí.
1, Chọn nội dung trang trí.
2, Xác định khuôn khổ bìa lịch.
3, Phác mảng hình, mảng chữ.
4, Kẻ chữ hình ảnh.
5, Vẽ màu.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu bài trang trí.
- GV quan sát động viên khuyến khích những em có ý tưởng mới.
=> GV tổng kết.
- HS nghe thực hiện và sáng tạo trong quá trình hoàn thành bài vẽ.
III. Câu hỏi và bài tập.
- Trang trí một bìa lịch treo tường.
3. Củng cố:
- GV chuẩn bị một số bài vẽ đạt và chưa đạt, gợi ý học sinh nhận xét:
+ Kiểu chữ.
+ Màu sắc.
+ hình vẽ minh họa.
- Sau khi học sinh nhận xét giáo viên bổ sung và củng cố về cách trang trí bìa lịch treo tường.
4. Dặn dò:
- Sưu tầm nhiều loại lịch khác nhau.
- Chuẩn bị cho bài sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 19:
Bài 18. VẼ THEO MẪU
KÍ HỌA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết thế nào là kí họa và cách kí họa
2. Kỹ năng
- Kí họa được một số đồ vật cây, hoa các con vật quen thuộc (đơn giản về hình và cấu trúc)
3. Thái độ
- HS thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên 
- Một số kí họa về cây cối về con người, gia súc
- Hình minh họa hướng dẫn cách kí họa
2. Học sinh
- Giấy vẽ, bút chì tẩy
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của kí họa.
- GV cho HS quan sát trực quan
(H): Thế nào là kí họa?
- GV giới thiệu một số kí họa và đặt câu hỏi
(H): Mục đích của kí họa?
(H): Các loại kí họa?
(H): Kí họa và chụp ảnh có gì giống và khác nhau?
- HS quan sát.
+Kí họa là hình thức vẽ tranh nhằm ghi lại cảm xúc về thiên nhiên cảnh vật và con người bằng cách phác họa các nét chính chủ yếu nhất.
- HS quan sát và tìm hiểu thêm.
+giống nhau: đều tái hiện lại cảnh vật, thiên nhiên và con người
+Khác nhau: kí họa là vẽ chọn lọc những nét chính, tiêu biểu. Còn chụp ảnh là ghi lại tất cả các chi tiết.
I. Kí họa.
1, Thế nào là kí họa.
- Kí họa là hình thức vẽ tranh nhằm ghi lại cảm xúc về thiên nhiên cảnh vật và con người bằng cách phác họa các nét chính chủ yếu nhất.
2, Chất liệu để kí họa.
- Bút chì, bút sắt, bút dạ, mực nho.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách kí họa.
- Quan sát và nhận xét.
+GV sắp xếp một số mẫu và yêu cầu HS quan sát và nhận xét kĩ về hình dáng, đường nét.
- Chọn hình dáng tiêu biểu.
+GV nêu cách tiến hành kí họa.
+Phác các bước kí họa lên bảng.
+Cho HS quan sát hình minh họa.
- so sánh tỉ lệ các bộ phận.
+GV cho HS nêu nhận xét về tỉ lệ hình với mẫu.
- Vẽ từ bao quát đến chi tiết.
+GV hướng dẫn trên vật mẫu.
- HS quan sát và nhận xét kĩ về hình dáng.
- Quan sát và tập kí hoạ.
- HS nêu nhận xét về tỉ lệ mặt so với mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ kí hoạ.
II. Cách kí họa.
- Quan sát nhận xét hình dáng, đường nét.
- Chọn hình dáng đẹp, điển hình để kí hoạ.
- So sánh đối chiếu.
- Vẽ những nét chính trước rồi vẽ chi tiết cần thiết sau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV yêu cầu HS kí hoạ 1 số đồ vật; cái lọ, cái cặp sách, cành lá, bông hoa.
- GV theo dõi gợi ý HS cách chọn hướng nhìn để vẽ, cách bố cục, cách phác nét.
- HS quan sát đồ vật tập kí hoạ.
III. Câu hỏi và bài tập.
Kí hoạ một vài đồ vật, cây cối hoặc các con vật như gà, mèo (kí hoạ bằng bút chì, bút dạ).
3. Củng cố:
-hệ thống lại kiến thức toàn bài.
4. Dặn dò:
- Quan sát khuôn mặt người thân và tìm ra đặc điểm của mắt mũi miệng.
- Chuẩn bị bài sau: ký họa ngoài trời
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 20:
Bài 19. VẼ THEO MẪU
KÍ HỌA NGOÀI TRỜI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết cách quan sát với mọi vạt ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể, màu sắc của chúng.
2. Kỹ năng:
- Kí họa được một vài dáng cây, dáng người và con vật.
3. Thái độ:
- HS thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
II.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Một số kí họa về người, phong cảnh và con vật.
- Hình minh họa hướng dẫn cách kí họa.
2. Học sinh:
- Giấy vẽ, bút chì tẩy.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Kiểm tra sự chuẩn bị ĐDHT:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS vẽ ngoài trời.
- GV đưa HS ra vẽ ở sân trường.
- GV yêu cầu bài học.
+ Kí họa 2 hay 3 hình khác nhau.
+ Chọn đối tượng kí họa theo ý thích.
- GV giới thiệu một số bài đệp trước khi cho HS vẽ.
- HS thực hiện.
- HS nhớ lại cách kí họa ở bài 18 và thực hiện theo yêu cầu.
- HS quan sát chọn đối tượng kí họa.
I. Quan sát, nhận xét
- Quan sát ghi chép để tìm hieur cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên là rất cần thiết cho việc học môn MT.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài.
- GV theo dõi động viên khích lệ và gợi ý HS làm bài chú ý đến:
+ Cách chọn đối tượng và góc nhìn để vẽ.
+ Chỉ cho HS thấy được vẻ đẹp của mảng hình đường nét các dáng động tĩnh của đối tượng.
- HS làm bài có thể đổi chỗ xem và rút kinh nghiệm qua cách vẽ của nhau nhưng tránh lộn xộn, mất trật tự.
II. Cách kí họa.
- Chọn những hình dáng tiêu biểu.
- Chú ý xắp xếp hình trong trang giấy.
- Thể hiện dáng động tĩnh của đối tượng.
Hoạt động 3: đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS bày bài vẽ lên bàn và yêu cầu HS tự nhận xét.
- GV bổ sung đánh giá và động viên HS.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng.
- Nhấn mạnh đến cách vẽ, hình vẽ và vẻ đẹp của chúng.
3. Củng cố:
- hệ thống lại kiến thức toàn bài.
4. Dặn dò:
- Sưu tầm tranh kí họa.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Lớp
Tiết TKB
Ngày dạy
Sĩ số
Vắng
7
TIẾT 21:
Bài 14. THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
MĨ THUẬT VIỆT NAM
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX DẾN NĂM 1954
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố và cung cấp cho học sinh một số kiến thức về lịch sử: thấy được những cống hiến của giới văn nghệ sĩ nói chung, giới mĩ thuật nói riêng với kho tàng văn hóa dân tộc.
2. Kỹ năng:
- Biết về các hoạt động mĩ thuật.
3,Thái độ:
- Nhận thức đúng đắn và càng thêm yêu quý các tác phẩm hội họa phản ánh về đề tài chiến tranh cách mạng.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
- Sưu tầm một số tác phẩm mĩ thuật của các họa sĩ trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu tranh ảnh liên quan đến bài học.	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Kiểm tra:
2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954.
- GV gọi 2 em HS đọc bài sau đó cho HS nhắc lại kiến thức đã học trong giai đoạn này.
(H): Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào năm nào?
(H): ĐCS Việt Nam ra đời vào năm nào?
- Cho HS xem một số hình ảnh.
(H): Cùng với khí thế quyết chiến bảo vệ tổ quốc các họa sĩ thời kỳ này đã làm gì?
=> GV bổ sung chốt ý.
- HS đọc bài và nhắc lại kiến thức đã học trong giai đoạn này.
+1858.
+1930.
- Quan sát thảo luận.
+Các họa sĩ cũng hăm hở tham gia kháng chiến.
-HS nghe, tiếp thu.
I. Vài nét về bối cảnh xã hội.
- Nhân dân ta sống dưới thời Pháp thuộc (trước năm 1945).
- 1858 thưc dân Pháp xâm lược nước ta.
- ĐCS Việt Nam ra đời 1930 lãnh đạo cách mạng tháng 8 thành công 1945.
- Các họa sĩ hăng hái đi theo cách mạng nhiều tác phẩm phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta, tình cảm với Đảng với Bác Hồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số hoạt động mĩ thuật giai đoạn này.
- Đề nghị HS tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
(H): Trường CĐMT Đông Dương thành lập khi nào?
(H): Tên họa sĩ đi đầu trong nền hội họa mới?
(H): Từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, loại hình nghệ thuật nào được phát triển?
(H): Hội họa thời kỳ này ntn?
(H): Em hãy kể tên họa sĩ đóng góp vào thành tựu của mĩ thuật Việt Nam từ năm 1925 dến năm 1930
=> GV chốt ý
(H): Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng có giá trị nghệ thuật sáng tác trong giai đoạn này?
- Tiếp tục cho HS xem một số tác phẩm mĩ thuật trên cơ sở thực tế, bổ sung chi tiết về sự ra đời của các nhóm văn nghệ kháng chiến.
- Nghiên cứu tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời theo hiểu biế
+Thành lập năm 1925.
+Họa sĩ Lê Văn Miến.
+Nghệ thuật kiến trúc lăng tẩm phát triển, ảnh hưởng kiến trúc nước ngoài (Pháp, Trung Hoa).
+Hội họa chưa phát triển.
+Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh.
+Bát nước, Trận tầm vu, giặc đốt làng tôi
- Quan sát cảm nhận
- Ghi nhớ lĩnh hội kiến thức chọn lọc thông tin.
II. Một số hoạt động mĩ thuật.
- Với chính sách nô dịch về văn hóa thực dân Pháp mở một số trường mĩ nghệ.
- 1925 thành lập trường CĐMT Đông Dương nhằm đào tạo nhân tài, phục vụ cho

File đính kèm:

  • docGiao an MT7 times new roman.doc