Bài giảng Tiết 1 - Bài 1 - Vẽ trang trí: Chép họa tiết trang trí dân tộc (tiết 1)

Trang trí đối xứng và trang trí hình mảng không đều.

 - Trang trí đơn giản, thoáng và trang trí có nhiều mảng hình, họa tiết, màu sắc . (HS nhận ra sự khác nhau về bố cục, hình vẽ, màu sắc giữa trang trí cơ bản, đồng thời cảm thụ được vẻ đẹp của chúng).

 - GV cho HS xem một số bài trang trí hình vuông cơ bản và đặt ra các câu hỏi HS nhận ra:

 

doc64 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2686 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1 - Vẽ trang trí: Chép họa tiết trang trí dân tộc (tiết 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
c ở:
	+ Trang trí ấn loát (sách, báo, tạp chí);
	+ Trang trí kiến trúc (nhà và các công trình công cộng); 
	+ Trang trí y phục, vải vóc;
	+ Trang trí gốm, sách, sứ ...
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài thực hành.
	- GV cho HS xem các bài vẽ mẫu, nêu lên cách sử dụng màu ở các bài trang trí, hình vuông, hình tròn, đường diềm vv... và tranh phiên bản ... HS cảm thụ về vẻ đẹp, sự phong phú của màu sắc và hiểu về cách vẽ màu.
	- GV cho HS làm bài tập theo hai cách:
	+ Cách thứ nhất: Photocopy các bài trang trí hình vuông, hình tròn (vẽ bằng nét) ròi cho HS tập tìm và tô màu theo ý thích.
	+ Cách thứ hai: Cho HS chuẩn bị giấy màu thủ công và giấy làm nền rồi xé dán thành tranh (tranh chân dung, tranh tĩnh vật, tranh phong cảnh).
	+ GV giúp HS sử dụng màu sẵn có ở bút dạ, sáp màu, màu nước và khuyến khích HS tìm màu đẹp, tránh lòe loẹt 
	- HS lớp 6 sử dụng màu vẫn còn tự do, vì vậy GV hướng dẫn cụ thể:
	+ Tìm màu nền (lá màu nóng hay màu lạnh).
	+ Tìm màu khác nhau ở các họa tiết và màu nền làm bài trang trí hợp lí và đẹp.
 3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
	- GV treo, dán các bài vẽ của HS và gợi ý để các em nhận xét.
	- Với các bài xé dán HS là chưa xong ở lớp, GV cho làm tiếp ở nhà.
 D Bài tập về nhà
	- Làm tiếp bài ở lớp (nếu chưa xong).
	- Quan sát màu sắc của cỏ cây, hoa lá...
	- Quan sát màu sắc ở đồ vật và tập nhận xét.
	- Chuẩn bị màu.
Tuần 12 - Bài 12: Thường thức mĩ thuật
Một số công trình mĩ thuật tiêu biểu 
của Mĩ thuật thời Lý 
 Ngày soạn: 20/11/2006
I. Mục tiêu bài học	
	- HS được hiểu biết thêm về nghệ thuật, đặc biệt là MT thời Lí đã học ở Bài 8.
	- HS sẽ nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp một số công trình, sản phẩm của MT thời Lý thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
	- HS biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời lý nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung.
II. Chuẩn bị
 1.Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên:
- Nghiên cứu hình ảnh trong SGK và bộ ĐDDH MT 6.
	- Sưu tầm thêm tranh, ảnh về các công trình, tác phẩm MT, đồ gốm được giới thiệu trong bài.
	- Phóng to một số hình vẽ hoặc các chi tiết cho rõ hơn ( các chi tiết cấu trúc của chùa Một Cột, các nếp áo ở tượng Phật A-di-đà, hình con rồng...).
	- Nếu có điều kiện, GV có thể tổ chức ngoại khóa cho HS đi xem các công trình MT thời Lý có ở địa phương hoặc Bảo tàng Mĩ thuật.
	b. Học sinh: Sưu tầm tranh, ảnh liên quan tới bài học trong sách, báo...
 2. Phương pháp dạy
	GV sử dụng các phương pháp như ở Bài 8. Do HS đã được những kiến thức bài cũ để dạy bài mới.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại vài nét tiêu biểu về MT thời Lý?
 C Giảng bài mới
1.Hoạt động 1: Tìm hiểu công trình kiến trúc chùa Một Cột (Hà Nội).
	- GV nhắc lại một số đặc điểm của MT thời Lý vì những đặc điểm này sẽ được minh họa cụ thể qua các công trình hoặc tác phẩm trong bài.
	- ? để kiểm tra bài cũ nhằm phục vụ cho nội dung của bài mới.
	- Giới thiệu bài:
	+ Trong hơn hai thế kỉ, dưới vương triều nhà Lý (1010 - 1225), nhà nước Đại Việt bước vào thời kỳ phong kiến hùng mạnh. Đạo phật được đề cao và dữ vị trí quốc giáo, nghệ thuật kiến trúc cung đình, nhất là Phật giáo phát triển mạnh. Nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng, đặc biệt là ở vùng Kinh Bắc, quê hương của các vị vua nhà Lý.
	+ Kiến trúc cung đình, kiến trúc Phật giáo phát triển đã tạo điều kiện cho nghệ thuật điêu khắc, trang trí thời kì này cũng phát triển theo.
	- GV nhấn mạnh một số nội dung sau:
	+ Chùa Một Cột (còn gọi là Diên Hựu Tự) được xây dựng năm 1049, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của kinh thành Thăng Long.
	+ Ngôi chùa nằm ở Thủ đô Hà Nội, đã được trùng tu nhiều lần (lần cuối cùng năm 1954 do bị thực dân Pháp phá trước lúc phải rút khỏi Hà Nội). Ngôi chùa hiện nay tuy không còn đúng như cũ (theo sử sách để lại ngôi chùa thời Lý xây dựng to đẹp và có một cảnh quan thoáng đãng) nhưng vẫn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu.
	+ ý nghĩa của hình dáng ngôi chùa: Xuất phát từ một ước mơ mong muốn có Hoàng tử nối nghiệp và giấc mơ gặp Quan Tế âm Bồ Tát hiện trên đài Sen của vua Lý Thái Tông (1028/ - 1054). Do đó, chùa có kiến trúc độc đáo tạo dáng mô phỏng hình bông hoa sen nở, trong đó có tượng Quan Âm ngự trên tòa sen.
	- Khi phân tích giá trị nghệ thuật, GV giới thiệu ảnh ngôi chùa ở ĐDDDH, SGK và cần chú ý một số điểm:
	+ Toàn bộ ngôi chùa có kết cấu hình vuông, mỗi chiều rộng 3m đặt trên cột đá khá lớn (đường kính 1.25m).
	+ Chùa giống như một đóa sen nở trên cột đá giữa hồ Linh Chiểu (hình vuông).
	+ Xung quanh chùa là lan can và hành lang tường có vẽ tranh. Theo sử sách, toàn bộ ngôi chùa được bao bọc bởi hồ tròn Liên Trì, bốn phía có cầu cong dẫn vào trung tâm và hai tòa Bảo tháp phía trước.
	+ Bố cục chung được quy tụ về trung tâm làm nổi bật trọng tâm của chùa với các nét cong mềm mại, các đường thẳng khỏa khoắn của cột và các nét gấp khúc của các con sơn trụ chống xung quanh cột, tạo nên sự hài hòa với các khoảng sáng tối ẩn hiện lung linh trong không gian yên ả.
	- Kết luận: Chùa Một Cột cho thấy trí tưởng tượng bay bổng của các nghệ nhân thời Lý, đồng thời là một công trình kiến trúc độc đáo, đầy tính sáng tạo và đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác phẩm điêu khắc.
	 - Pho tượng được tạc từ khối đá nguyên xanh xám, là tác phẩm điêu khắc xuất sắc của nghệ thuật thời Lý nói riêng và của nền nghệ thuật dân tộc nói chung.
	- Pho tượng chia làm hai phần rõ rệt: Phần tượng Phật A-di-đà và phần bệ đá tòa sen. Khi phân tích, GV nhấn mạnh đến nghệ thuật tạc tượng tuyệt vời của các nghệ nhân thời Lý theo từng phần:
	+ Phần tượng: Phật A-di-đà ngồi xếp bằng, hai bàn tay ngửa, đặt trồnglên nhau để trước bụng, tì nhẹ lên đùi theo quy định của nhà Phật nhưng dáng ngồi vẫn thoải mái, không gò bó. Các nếp của áo choàng được bó sát người buông từ trên xuống dưới tạo nên những đường cong mềm mại, thướt tha và trau chuốt càng tôn thêm vẻ đẹp của pho tượng. Mình tượng thanh mảnh, ngồi hơi dướn về phía trước, chông uyển truyển nhưng lại vững vàng.Khuôn mặt tượng phúc hậu, dịu hiền mang đạm nét vẻ đẹp lí tưởng của người phụ nữ Việt Nam: Mắt lá dăm, lông mày lá liễu, mũi dọc dừa thanh tú, cổ kiêu ba ngấn và nụ cười kín đáo.
	+ Phần bệ tượng:Phật A-di-đà ngự trên bệ đá tòa sen được trang trí bằng các hoa văn tinh xảo và hoàn mĩ. Bệ đá tượng gồm hai tầng:
* Tầng trên là tòa sen hình tròn, như một đóa sen nở rộ với hai tầng cánh, các cánh sen được trạm đôi rồng theo nối đục nông, mỏng.
* Tầng dưới là đế tượng hình bát giác, xung quanh được trạm chổ nhiều họa tiết trang trí hình hoa dây chữ "S" và sóng nước.
- Kết luận:
+ Cách sắp xếp (bố cục) chung của pho tượng hài hòa, cân đối; tạo được tỷ lệ cân xứng giữa tượng và bệ.
+ Tượng A-di-đà tuy phải tuân theo quy ước của Phật giáo xong không gò bó bởi cách diễn tả mềm mại, nuột nà; sự phối hợp giữa các họa tiết tỉ mỉ nhưng rất sống động, trang nghiêm nhưng không khô cứng.
+ Pho tượng là hình mẫu người phụ nữ với vẻ đẹp trong sáng, thùy mị và lắng đọng đầy nữ tinh nhưng lại không mất đi tính trầm mặc của Phật A-di-đà.
 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu nghệ thuật trang trí-con Rồng thời Lý.
	- Rồng là hình ảnh tượng trưng cho quyền lực của vua chúa. Song rồng thời Lý có những đặc điểm cấu tạo khác hẳn so với các thời trước hoặc cùng thời ở Trung Quốc (như thời nhà Hán, Đường, Tống). Rồng thời Lý là sản phẩm của sáng tạo trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
	- Những nét độc đáo của Rồng thời Lý:
	+ Luôn được thể hiện trong dáng dấp hiền hòa, mềm mại, không có cặp sừng trên đầu và luôn có hình chữ "S" (một biểu tượng cầu mưa của ngư dân nông nghiệp trồng lúa nước có cổ vốn sinh tụ ở vùng Nam á).
	+ Thân rồng khá dài, trong lẳn, uốn khúc mềm mại, thon thả dần từ đầu đến cuối, khúc uốn lượn nhịp nhàng theo kiểu "thắt tuí", mang dáng dấp của một con rắn, do đó được gọi là "Rồng Rắn" hoặc "Rồng Giun".
	+ Mọi chi tiết như mào, chân, lông cũng đều phụ họa theo kiểu ''thắt túi''.
	GV có thể sưu tầm thêm một số hình ảnh các con Rồng sau này của Việt Nam hoặc Trung Quốc để từ đó có sự so sánh, phân tích, nêu bật được sự độc đáo của Rồng thời Lý. (Trong khi Rồng thời Lý hiền hòa, mềm mại thì Rồng của Trung Quốc được thể hiện mang tính hung dữ, đầy quyền uy).
	- Rồng thời Lý chỉ được trạm khắc ở những di tích liên quan trực tiếp tới vua như ở Kinh đô, một số chùa là nơi Vua đã qua hoặc cư trú lại như chùa Phật Tích, Chùa Dạm (Bắc Ninh), chùa Long Đợi (Hà Nam) ... Rồng thường có mặt cạnh những biểu tượng Phật giáo như lá đề và hoa sen.
 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu nghệ thuật gốm thời Lý.
	- ? về gốm sứ thời Lý đã học ở Bài 8, GV sưu tầm và giới thiệu hình ảnh một số đồ gốm thời Lý với HS. GV có thể sưu tầm một số đồ gốm mới có màu men ngọc, men trắng ngà, men nâu, men da lươn (chỉ giới thiệu màu men) giúp HS nhận thức dễ dàng.
	- GV nhấn mạnh:
	+ Cùng với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí, nghệ thuật gốm thời Lý đã phát triểm mạnh đến đỉnh cao:
	* Có các trung tâm lớn và nổi tiếng về gốm như Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hóa...
	* Có nhiều thế dạng khác nhau như bát đĩa, ấm chén,bình, liễn....
	* Chề tạo được các men gốm quý hiếm như gốm men ngọc, men lục, men da lươn, men trắng ngà.
	* Hình vẽ trang trí là hiện tượng bông sen, đài sen hay lá sen cách điệu được khắc nổi hoặc chìm.
	+ Đặc điểm của gốm thời Lý:
	* Xương gốm mỏng, nhẹ, chịu được nhiệt độ lửa cao; nét khắc chìm phủ men đồng, bóng, mịn và có độ trong sâu.
	* Dáng nhẹ nhõm, thanh thoát, trau chuốt, mang vẻ đẹp trang trọng quý phái.
 5. Hoạt động 5: Đánh giá kết quả học tập 
	- GV .:
	+ Em hãy kể một vài nét về Chùa Một Cột, Tượng A-di-đà.
	+ Em còn biết thêm công trình MT nào của thời Lý?
	- GV yêu cầu HS trả lời
 D Bài tập về nhà
	- Xem các tranh ảnh minh họa và học bài trong SGK.
	- Chuẩn bị đồ dùng, đọc trước nội dung bài mới.
Tuần 13 - Bài 13: Vẽ tranh
 Đề tài: Bộ đội
Ngày soạn: 27/11/2006
I. Mục tiêu bài học
 	- HS thể hiện tình cảm yêu quý anh bộ đội qua tranh vẽ.
	- HS hiểu được nội dung đề tài Bộ đội.
	- HS vẽ được một số đề tài tranh Bộ đội.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên:
	- Một số tranh ảnh liên quan đến bộ đội, các binh chủng khác nhau.
	- Các bức tranh của các họa sĩ về đề tài.
	b. Học sinh:
	- Đọc trước nội dung bài.
	- Giấy, màu vẽ. 
 2. Phương pháp dạy
	- Phương pháp vấn đáp: ? gợi mở HS tìm hiểu và chọn nội dung vẽ.
	- Phương pháp trực quan: GV giới thiệu các bài mẫu có nhiều bố cục và cách thể hiện khác nhau HS tham khảo, tự tìm được cách vẽ riêng của mình.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu báo cáo kết qủa truy bài.
 C Giảng bài mới
 1. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm nội dung đề tài.
	Đây là bài vẽ tranh đề tài rất phong phú, sinh động, gây nhiều cảm hứng đối với HS. GV cho HS hiểu biết hơn về hình ảnh anh bộ đội qua những hoạt động trong rèn luyện, chiến đấu cũng như trong đời sống sinh hoạt. Anh bộ đội là người bảo vệ đất nước, là hình ảnh gần gũi thân thương.
	- Để tạo không khí học tập, GV cho HS xem tranh vẽ về anh bộ đội của các họa sĩ và HS. ? HS nêu lên cảm nhận của mình về các bức tranh.
	- GV gợi ý HS tìm cách thể hiện nội dung đề tài khác nhau: Bộ đội với thiếu nhi, bộ đội luyện tập ngoài thao trường, bộ đội lao động giúp dân ...
	- GV gợi ý HS tìm các hình ảnh chính, phụ theo suy nghĩ riêng: Vẽ những gì ở tranh? Hình ảnh nào là chính...?
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ tranh.
	- GV nhắc lại các bước tiến hành đã hướng dẫn ở các bài trước và trong SGK: Tìm bố cục; Vẽ hình; Vẽ màu.
	- Nhắc nhở HS bám sát theo chủ đề đã chọn nhưng cần tìm các bố cục khác nhau và thể hiện rõ hình ảnh anh bộ đội.
 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
	Khi HS vẽ, GV theo dõi, gợi ý để các em làm bài có kết quả, cụ thể là: Cách bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu ...
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	- GV tìm chọn một số bài vẽ tốt gợi ý HS phát biểu về: Bố cục, cách vẽ hình, vẽ màu. ở bài vẽ này, GV có thể nhấn mạnh về cách vẽ hình, vẽ vì bộ đội phải chú ý nhiều đến hình dáng thể hiện hoạt động (đi,chạy...) và trang phục, khí tài, tuy không yêu cầu chinhs xác nhưng cần vẽ được các nét chính và cơ bản để thể hiện được đặc điểm.
	- Có thể xếp loại, đánh giá một số bài vẽ cho điểm.
 D Bài tập về nhà
	- Hoàn thành bài vẽ.
	- Chuẩn bị đồ dùng, đọc trước nội dung bài mới.
Tuần 14 - Bài 14: Vẽ trang trí
 Trang trí đường diềm
 Ngày soạn: 04/12/2006
 I. Mục tiêu bài học
 	- HS hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống.
	- HS biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và bước đầu tập tô màu theo hòa sách nóng, lạnh.
	HS vẽ và tô màu được một đường diềm theo ý mình.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học.
	a. Giáo viên:
	b. Học sinh:
 2. Phương pháp dạy
	- Phương pháp trực quan.
	- Phương pháp luyện tập.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ
 C Giảng bài mới
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
	- GV cho HS xem các ĐDDH đã chuẩn bị trước như: Đường diềm ở bát đĩa, khay, chén, quần áo, mũ, túi ... và gợi ý HS thấy rằng đường diềm làm đẹp cho đồ vật.
	- Phần giới thiệu cần nêu bật tác dụng của đường diềm trong đời sống con người như: Đường diềm trang trí nhà cửa, trang trí y phục, đồ gốm...
	- GV có thể gợi ý cho HS tìm hoặc quan sát các mẫu đường diềm có trong đời sống thực tế, giúp HS thấy vẻ đẹp và cách sử dụng của chúng.
	- GV cũng có thể giới thiệu tuần tự các phần ở SGK giúp HS thấy tác dụng của đường diềm, đồng thời chỉ ra các cách sắp xếp ở đường diềm:
	+ Nhắc lại họa tiết theo chiều dài, chiều cong, chu vi. Họa tiết cần vẽ bằng nhau, cách đều nhau.
	+ Xen kẽ các họa tiết khác nhau cho đường diềm không đơn điệu, nhàm chán.
	+ Các họa tiết giống nhau tô cùng một màu và cùng độ đậm nhạt.
	Để củng cố, GV có thể cho HS xem thêm một vài đồ vật có trang trí đường diềm theo các cách khác nhau: Nhắc lại, xen kẽ ... và tóm tắt khái niệm: Thế nào là trang trí đường diềm?
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách vẽ.
	- GV có thể treo ĐDDH theo trình tự bài dạy (trình bày đến đâu treo đến đó) hoặc vẽ lên bảng và giới thiệu cách vẽ:
	+ Kẻ hai đường song song bằng nhau (chú ý tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng sao cho hợp lý).
	+ Chia khoảng cách cho đều.
	+ Vẽ họa tiết vào những ô đã chia sao cho cân đối.
Chú ý: Vẽ họa tiết vào các ô có nhiều cạnh.
Cách 1: Họa tiết xen kẽ.
Cách 2: Họa tiết xen kẽ đảo ngược.
 	+ Có thể vẽ họa tiết rồi can cho đều.	
- Tô màu vào đường diềm:
+ Cho HS xem các đường diềm có hòa sắc màu nóng và hòa sắc màu lạnh.
+ Cho HS xem các đường diềm có họa sắc phối hợp màu nóng và lanh.
	Chú ý đến cách tô màu nền để làm nổi các họa tiết trang trí.
 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
	- Sử dụng thước kẻ để kẻ đường diềm.
	- Chia ô theo chiều dài (5 phần, mỗi phần 4cm).
	- GV góp ý cho HS cách vẽ họa tiết và tô màu.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	 Sau khi HS vẽ xong, GV treo hoặc dán các bài lên bảng, sau đó gợi ý cho HS nhận xét, đánh giá và cho điểm một số bài nhằm củng cố kiến thức và động viên HS học tập.
 D Bài tập về nhà
	- Chuẩn bị đồ dùng, đọc trước nội dung bài mới.
	- GV hướng dẫn qua cách làm bài ở nhà: Cách gấp và cắt, xé, dán giấy màu để thành cái mũ Trung thu.
	Chú ý: Có thể cắt hoặc xé dán thêm họa tiết khác dán vào mũ.	
Tuần 15 - Bài 15: 	 Ngày soạn: 11/12/2006
Mẫu dạng hình trụ và hình cầu 
(Tuần 1 - Vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu bài học
 	- HS biết phân biệt các đồ đậm nhạt.
	- HS biết cách vẽ hình và vẽ được hình gần với mẫu.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên:
	b. Học sinh:
 2. Phương pháp dạy
	Phương pháp trực quan và quan sát.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
 B Kiểm tra bài cũ
 C Giảng bài mới
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
	- GV đặt mẫu vừa tầm mắt HS nhìn rõ rồi hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Có thể đặt hai hoặc ba mẫu để vẽ theo nhóm.
	- GV giới thiệu ba hoặc bốn bố cục bài vẽ hình trụ và hình cầu ở các vị trí khac nhau GV chuẩn bị trước hoặc vẽ bảng. Sau đó đặt câu hỏi cho HS: Hình vẽ nào có bố cục hợp lí hơn? Vì sao?
	HS nhận xét, GV bổ sung:
	+ Hình 1a: Điểm đặt của hình trụ, hình cầu trên đường nằm ngang và cách xa nhau qúa làm cho bố cục bài vẽ "loãng" và không có xa gần. Nên đặt hình cầu ở phía trước hình trụ và đặt gần lại nhau một chút.
	+ Hình 1b: Hình trụ và hình cầu cùng một đường trục làm cho bố cục bị thu hẹp. Nên đặt hình cầu sang phải hoặc sang trái một chút.
	+ Hình 1c, d: Cạnh của hình trụ "chia đôi" hình cầu, nhìn "không thuận". Nên đặt như hình 1e: Hình cầu che khuất hình trụ một chút. Bố cục như vậy bài vẽ có trong, ngoài, có sự liên kết chặt chẽ hơn.
	- Vẽ phác khung hính chung:
	+ GV vẽ phác khung hình chung lên bảng.
	+ HS quan sát, nhận xét và có ý thức khi vẽ khung hình ở vị trí của mình.
	Đậm nhạt của mẫu
	? Độ đậm nhạt của mẫu ở hình trụ hay hình cầu?
	? Độ đậm hình trụ và hình cầu ở phía nào?
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
 GV: Trình tự vẽ theo mẫu, trước tiên là vẽ khung hình vào giấy cho vừa: 
	+ Tùy theo tỷ lệ khung hình mà vẽ vào giấy để ngang hay dọc.
	+ Hình cầu thấp, khoảng trống nền rộng, đặt khung hình ở chính giữa tờ giấy làm cho khoảng trống nền càng rộng, bài vẽ sẽ mất cân đối.
	- GV nhắc cho HS so sánh tỷ lệ để khắc khung hình cho từng vật mẫu:
	+ Tìm điểm đặt của hình trụ và điểm che khuất của hình cầu ở hình trụ;
	+ So sánh chiều cao hình cầu với hình trụ;
	+ So sánh bề ngang của hình cầu với chiều ngang của hình trụ.
	- HS quan sát mẫu và ước lượng tỷ lệ theo gợi ý của GV.
	- GV nhắc HS vẽ phác nét theo tỷ lệ như mặt trên của hình trụ, chu vi hình cầu trước, sau đó mới vẽ nét chi tiết-nét cong. Chú ý đến các nét đậm, nét nhạt.
 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
	- GV theo dõi, yêu cầu HS:
	+ Quan sát mẫu;
	+ Ước lượng tỷ lệ khung hình chung, khung hình của hình trụ, hình cầu;
	+ Cách phác nét, vẽ hình.
	- HS làm bài.
 4. Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập.
	- HS nhận xét, đánh giá.
	- G nhận xét một sô bài vẽ về: Bố cục; Tỷ lệ; Nét vẽ, hình vẽ.
 D Bài tập về nhà
	- Quan sát độ đậm nhạt ở đồ vật có mặt cong (lọ, chai ...), ở quả dạng hình cầu.
Tuần 16 - Bài 16: 	Ngày soạn: 18/12/2006
 Mẫu dạng hình trụ và hình cầu 
(Tuần 2 - Vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu bài học
	- HS phân biệt các độ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu: Đậm, đậm vừa nhạt và sáng.
	- HS phân biệt được các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của hình trụ và hình cầu .
	- HS vẽ được đậm nhạt gần giống với mẫu.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng dạy - học
	a. Giáo viên:
	b. Học sinh:
 2. Phương pháp dạy
	- Phương pháp trực quan và quan sát.
	- Phương pháp luyện tập.
III. tiến trình dạy - học 
 A ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
 B Kiểm tra bài cũ
 C Giảng bài mới
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát độ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu.
	- GV giới thiệu 
	+ ảnh chụp cái hộp và quả;
	+ Hình vẽ đậm nhạt ở cái hộp và quả;
	+ Hình vẽ đậm nhạt ở hình lăng trụ.
	- GV hỏi: Độ đậm nhạt của ba hình này như thế nào?
	- Nhận xét: Độ đậm nhạt của ba hình khác nhau:
	+ Hình 1a là ảnh chụp, độ đậm nhạt của hình trụ và qủa khó phân biệt ranh giới.
	+ Hình 1b là hình vẽ độ đậm nhạt của hình trụ và qủa tương đối rõ ràng, dễ phân biệt ranh giới.
	- Kết luận: Vẽ đậm nhạt không nên vẽ như ảnh.
	- ?Vẽ đậm nhạt như thế nào? Đồng thời hướng dẫn HS quan sát mẫu để nhận ra:
	+ Hướng chiều sáng tới mẫu: ánh sáng mạnh, yếu, chiếu từ phía nào?
	+ Nơi nào đậm, đậm vừa, nhạt, sáng?
	- HS nhận xét độ đậm nhạt trên mẫu ở vài ba vị trí khác nhau.
 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
	GV giới thiệu cách vẽ đậm nhạt ở hình trụ, hình cầu:
	+ Vẽ phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của chúng:
	* ở hình trụ: Mảng đậm nhạt dọc theo thân.
	* ở hình cầu: Mảng đâm nhạt theo chiều cong.
	+ Tùy theo ánh sáng mạnh, yếu chiếu tới, ở mỗi vị trí các mảng đậm nhạt không bằng nhau.
	+ Dùng nét thưa, dày, đậm, nhạt đan xen để tạo đậm nhạt.
	* ở hình trụ: Dùng các 

File đính kèm:

  • docMT 6.doc