Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Vẽ trang trí: Trang trí quạt giấy (tiếp)

III/ TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp(2)

2. Kiểm tra 15 Phút

- Em hãy trình bày các bước vẽ theo mẫu: Lọ và quả ( Vẽ hình )?

- HS trình bày được 4 bước:

+ B1: vẽ khung hình chung.

+ B2: Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.

+ B3: Vẽ đường trục, tìm tỷ lệ bộ phận, vẽ phác nét chính bằng nét thẳng mờ.

+ B4: Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.

3. Bài mới:

 

doc49 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1 - Bài 1: Vẽ trang trí: Trang trí quạt giấy (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
vài chậu cảnh cho HS quan sát . 
I/ Quan sát nhận xét .
Kết luân : Tạo dáng và trang trí chậu cảnh rất phong phú và đa dạng. Cao ,thấp, to nhỏ khác nhau . Hoạ tiết trang trí rất phong phú , đa dạng gồm cây cối, hoa lá, chim buông, phong cảnh con người . màu sắc trang nhã nhẹ nhàng hài hoà ..Vì vậy tuỳ thuộc vào sở thích của mỗi người mà ta tạo dáng và trang trí hoa cho phù hợp.
Hoạt động 2 : Tạo dáng và trang trí
- Mục tiêu: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK...
- Cách tiến hành:
GV: Yêu cầu HS xem thông tin trong SGK và cho biết : 
- Để tạo dáng và trang trí chậu cảnh cần thực hiện những bước nào ?
HS : Trả lời câu hỏi.
GV: Hướng dẫn HS cách tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
GV : Đưa ra các bước vẽ phác hình và các bước vẽ minh hoạ trang trí cho HS quan sát.
II/ Tạo dáng và trang trí
- Tạo dáng và trang trí lọ hoa cần 2 bước lớn sau :
1. Tạo dáng.
2. Trang trí.
1. Tạo dáng: 
Gồm 4 bước :
- B1 : Vẽ khung hình chung của chậu cảnh ( hình vuông, hình chữ nhật ).
- B2 : Vẽ phác trục ngang, dọc. Tìm vị trí của cổ, vai, thân, đáy .
- B3 : Vẽ phác nét chính bằng nét thẳng mờ.
- B4 : Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình.
2. Trang trí :
- B1: Tìm bố cục, phân mảng hoạ tiết chính phụ. 
- B2: Chọn hoạ tiết và vẽ chi tiết .
- B3 : Tô màu.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Mục tiêu: Thực hành Tạo dáng và trang trí một chậu cảnh.
- Thời gian: 10-15 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK, giấy, bút, màu...
- Cách tiến hành:
GV: - Yêu cầu HS lấy giấy bút ra vẽ bài.
 - Yêu cầu HS vẽ bài thứ tự theo hướng dẫn.
 - Nhắc HS khi tô màu phải chú ý đến màu sắc, chất liệu của chậu cảnh như gốm, xứ, đất nung
HS : - Lấy giấy bút ra vẽ bài.
III/ Thực hành.
Tạo dáng và trang trí một chậu cảnh . Màu sắc tự chọn.
4: Nhận xét, đánh giá(3’).
- GV: Lấy một số bài hoàn chỉnh treo lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và xếp loại bài vẽ:
+ Hình dáng ( cân đối )
+ Hoạ tiết trang trí.
+ Màu sắc.
- HS : Nhận xét, đánh giá và tự xếp loại bài vẽ theo các tiêu chỉ trên.
- GV : Xếp loại và khen ngợi các bài vẽ đẹp, góp ý những bài vẽ chưa đẹp.
5: Dặn dò(2’).
- Về vẽ màu , xé dán chậu cảnh.
- Chuẩn bị cho bài sau.
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn : 16/09/2010
Ngày dạy : 17/09/2010(8A)
 20/09/2010(8B)
Tiết 5
Bài 5: Thường thức mỹ thuật
Một số công trình tiêu biểu
của mỹ thuật thời lê
I/ Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức :
- HS hiểu biết thêm một số công trình mỹ thuật thời Lê.
2. Kỹ năng : 
- HS phát triển kỹ năng quan sát và phân tích tác phẩm nghệ thuật .
3. Thái độ : 
- HS biết yêu quý và bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại .
II/.Đồ dùng dạy học.
+ Giáo viên
- Một số tranh ảnh về các tác phẩm MT thời Lê( ở bộ ĐDDH mỹ thuật 8 )
 + Học sinh
- Sưu tầm thêm tranh ảnh ,trên báo chí có liên quan tới bài học.
- Đọc bài giới thiệu trong SGK
III Phương pháp dạy- học.
- Phương pháp thuyết trình vấn đáp , hoạt động nhóm, luyện tập
Iii/ Tiến trình dạy – học: 
1. ổn định tổ chức lớp(2’).
2. Kiểm tra bài cũ. (3’).
- Kiểm tra bài thực hành tạo dáng và trang trí chậu cảnh 
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung
Tổ chức : 
GV chia lớp làm 6 nhóm :
- Nhóm 1-2 : Tìm hiểu về Kiến trúc .
- Nhóm 3-4 : Tìm hiểu về Điêu khắc .
- Nhóm 5-6 : Tìm hiểu về Chạm khắc trang trí . 
-Thời gian các nhóm hoạt độg ( 10”)
Hoạt động 1: Tìm hiểu Chùa Keo
- Mục tiêu: Tìm hiểu Chùa Keo
- Thời gian: 10-15 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK...
- Cách tiến hành:
GV : Yêu cầu HS nhắc lại các loại hình kiến trúc thời Lê ? Lấy ví dụ.
HS : Nhắc lại bài cũ.
GV : Giới thiệu tranh về chùa Keo.Yêu cầu HS quan sát tranh ở ĐDDH và GSK GV và hoạt động nhóm , thảo luân để trả lời câu hỏi: 
+ Chùa Keo thuộc loại hình kiến trúc nào?
+ Chùa Keo được xây dựng ở đâu ? 
+ Được làm bằng chất liệu gì?
+ Chùa Keo có đặc điểm, hình dáng, cấu trúc như thế nào? 
 +Nhận xét gì về chùa Keo?
HS : Hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi. Các nhóm káhc nhận xét và bổ sung .
GV : Chốt lại kiến thức . 
I/ Chùa Keo 
- Chùa Keo thuộc kiến trúc Phật giáo.
- Chùa Keo ở hyện Vũ Thư, Thái bình, 
- Được xây dựng bằng gỗ. 
- Về đặc điểm hình dáng của chùa Keo: 
+Toàn bộ khu chùa gồm 154 gian ( hiên còn 128 gian) có tường bao qanh. Bên trong là các công trình nối tiếp nhau qua các đường trục: Tam quan nội – Khu Tam bảo thờ Phât, khu Điên thờ Thánh, cuối cùng là gác chuông ( gồm 4 tầng, cao 12 m ).
+ Về cấu trúc : các công trình này có các độ gấp liên tiếp với độ cao dần, cao nhất là gác chuông cao 12 m.
Kết luân: Gác chuông chùa Keo là một công trình kiến trúc bằng gỗ tiêu biểu, có cách lắp ráp, kết cấu vừa chính xác vừa đẹp về hình dáng, xứng đáng là công trình kiến trúc kiến trúc nổi tiếng của nền nghệ thuật cổ Việt Nam.
Hoạt động 2: Điêu khắc và chạm khắc trang trí. 
- Mục tiêu: Điêu khắc và chạm khắc trang trí. 
- Thời gian: 10-15 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK...
- Cách tiến hành:
- GVgiới thiệu : Điêu khắc và chạm khắc trang trí luôn gắn liền với kiến trúc. Thời Lê kiến trúc tôn giáo rất phát triển đặc biệt là chùa chiền. Vì vậy mà điêu khắc tạc về tượng Phật rất nhiều. 
GV: Giới thiệu tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở SGK và ở ĐDDH. Yêu cầu HS quan sát và hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Tuợng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay đặt ở đâu ?
+ Tượng được tạc vào năm bao nhiêu? 
+ Bằng chất liệu gì ?
+ Tượng có những đặc điểm gì về bố cục, hình dáng ? 
+ Hãy miêu tả khái quát về pho tượng Phật bà quan Âm nghìn mắt, nghìn tay. 
HS : Hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi. Các nhóm káhc nhận xét và bổ sung .
GV : Chốt lại kiến thức và mở rộng thêm .
GV: : Chạm khác thời Lê thường chạm khắc những nội dung gì?
HS : Nhắc lại kiến thức cũ: Thời Lê có nhiều chạm khắc hình rồng ở trên đá, trên bia đá của đình chùa và các lăng mộ.
GV: Giới thiệu tranh về hình tượng con Rồng trên bia đá ở SGK .Yêu cầu HS thông qua kênh hình và kênh chữ trong SGK hoạt động nhóm thảo luận theo câu hỏi sau: 
- Chạm khắc thời Lê là sự kế thừa tinh hoa của chạm khắc thời Lý- Trần. Thông qua hình tượng con Rồng ở các bia đá thời Lê Hãy chứng minh điều đó qua các đặc điểm của Rồng thời Lê?
II/ Điêu khắc và chạm khắc trang trí. 
1. Điêu khắc 
- Tượng được đặt ở chùa Bút tháp Bắc Ninh.
- Tượng được tạc vào năm 1656. Bằng chất liệu gỗ.
- Tượng có bố cục chia làm 3 phần: Phần bục, phần toà sen, phần người.
- Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay diễn tả đức Phật dang tư thế ngồi thiền định trên mộy toà sen đang nở. Nối giữ toà sen và bục tượng là tượng đầu một con nghê. Đức Phật với 42 tay lớn và 952 tay nhỏ, trong 42 tay lớn có 1 đôi chắp phía trước ngực, 1đôi đặt trước bụng, các tay còn lại đua lên như đoá sen nở. Phía trên đầu tượnglắp ghép 11 mặt người chia thành 4 tầng, trên cùng là tượng A Di Đà nhỏ.
Vòng ngoài là 952 cánh tay nhỏ trong mõi lòng bàn tay đều có một con mắt tạo thành vòng hào quang tảo sáng xung quanh pho tượng. 
Kết luận:
+ Pho tượng có tính tượng trưng cao được lồng ghép hàng ngàn chi tiết mà vẫn mạch lạc về bố cục, hài hoà trong diễn tả khối và đường nét.
+ Toàn bộ pho tượng là sự thống nhất trọn ven ( phần nhgười, toà sen và bục bệ). Tạo được sự hoà nhập chung và tránh được cái đơn điệu, lặng lẽ thường có của các pho tượng Phật. 
+ Nghệ thuật điêu khắc thời Lê đã đạt đến đỉnh cao về cách bố cục và sự diễn tả.
2. Chạm khắc trang trí. 
- Chạm khắc thời trần chủ yếu là cảnh sing hoạt con người, hoa lá, con vật , và hìng tượng con Rồng.
- Hình rồng thời Lê là sự kết hợp và pha chộn giữa Rồng thời Lý và Rồng thời Trần: Nó vừa có dáng hiền hoà, mềm mại, luôn uốn khúc hình chữ S của Rông thời Lý, lại có dáng hơi mập mạp, và khúc uốn lượn hơi doãng của Rồng thời Trần.
Kết luận : Hình rồng thời Lê có bố cục chặt chẽ, hình mẫu chọn vẹn và sự linh hoạt về đường nét. Tóm lại rồng thời Lê là sự tái hiện hình thời Lý – Trần và đạt đến mức hoàn chỉnh.
4: Nhận xét, đánh giá( 3’).
- GV dùng câu hỏi trong SGK để nhận xét đánh giá nhận thức của HS.
5: Dặn dò( 2’)
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bút chì, bút màu, tẩy, giấy vẽ cho bài học sau
Ngày soạn : 23/09/2010
Ngày dạy : 24/09/2010(8A)
 27/09/2010(8B)
Tiết 6
Bài 6 : Vẽ trang trí.
Trình bày khẩu hiệu
I/ Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức : 
- HS biết cách bố cục một dòng chữ.
- HS trình bày được một khẩu hiệu có bố cục và màu sắc hợp lý.
2. Kỹ năng :
- HS có kỹ năng trình trày khảu hiệu.
3. Thái độ : 
- HS nhận ra vẻ đẹp của khẩu hiệu được trang trí.
II/.Đồ dùng dạy học.
+ Giáo viên
- Một số tranh ảnh về các tác phẩm MT thời Lê( ở bộ ĐDDH mỹ thuật 8 )
 + Học sinh
- Sưu tầm thêm tranh ảnh ,trên báo chí có liên quan tới bài học.
- Đọc bài giới thiệu trong SGK
III Phương pháp dạy- học.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp , hoạt động nhóm, luyện tập
Iii/ Tiến trình dạy – học: 
1. ổn định tổ chức lớp(2’).
2. Kiểm tra đồ dùng học tập (3’).
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Mục tiêu: Quan sát nhận xét
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK...
- Cách tiến hành:
- GV giới thiệu một số khẩu hiệu trong SGK và ĐDDH cho HS quan sát.Yêu cầu HS hoạt đông nhóm lớn ( 5” ) và trả lời các câu hỏi sau : 
+ Khẩu hiệu được sử dụng ở đâu ?
+ Khẩu hiệu thường mang nội dung gì?
+ Khẩu hiệu thường được trình bày trên những vật liệu nào?
+ Khẩu hiệu được đặt ở những vị trí nào? 
+Khẩu hiệu thường được trình bày theo trong các bố cục hình dạng nào?
+ Kiểu chữ trong khẩu hiệu thường là kiểu chữ gì?
+ Khẩu hiệu thường có màu sắc như thế nào?
- HS hoạt động nhóm. Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. 
- GV nhận xét và chốt lại kiến thức . 
I . Quan sát nhận xét
 Kết luận: Khẩu hiệu là một câu ngắn gọn, mang nội dung tuyên truyền, cổ động, được trình bày trên nền vải, trên tường hoặc trên giấy. Có màu sắc tuơng phản mạnh mẽ, nổi bật, với kiểu chữ rõ ràng, đơn giản, nhất quán và được treo ở những nơi công cộng.
Hoạt động 2: Cách trình bày khẩu hiệu
- Mục tiêu: Tìm hiểu cách trình bày khẩu hiệu.
- Thời gian: 10-15 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK...
- Cách tiến hành:
- GV : Yêu cầu HS dụa vào kênh hình và kêng chữ trong SGK và cho biết : Để trình bày một khẩu hiệu thì cần tiến hành mấy bước ? 
- HS : Quan sát và độc thông tin SGK và trả lời câu hỏi . 
- GV : Vẽ trình bày các bước minh hoạ trên bảng cho HS trực tiếp quan sát.
- HS : Quan sát GV vẽ mẫu trên bảng . 
- GV: đưa ra các bước minh hoạ cách trình bày khẩu hiệu HS quan sát.
II.Cách trình bày khẩu hiệu
- Trình bày khẩu hiệu hiệu gồm có các buớc sau : 
+ B1: Chọn bố cục ( Sắp xếp chữ thành các dòng ) .
+ B 2 : Chọn kiểu chữ ( chữ nét thanh, nét đậm, nét đều ).
+ B3 : Ước lượng chiều ngang, chiều cao của dòng chữ. 
+ B4 : Vẽ phác khoảng cách các con chữ.
+ B5 : Phác nét chữ, kẻ chữ và hình trang trí ( nếu cần )
+ B6 : Vẽ màu ( vẽ màu chữ, màu nền và màu hoạ tiết trang trí ).
Hoạt động 3: Thực hành
- Mục tiêu: Thực hành trình bày khẩu hiệu.
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK,giấy, bút vẽ...
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK. 
- HS : lấy đồ dùng ra vẽ bài . 
- GV theo dõi HS làm bài .
+ Gợi ý các em các bước vẽ
+ Yêu cầu HS vẽ theo tuần tự các bước vẽ đã học.
III.Thực hành
Kẻ khẩu hiệu: 
 “ học học nữa, học mãi”. 
Khuôn khổ : 10 - 30cm, 20 - 30 cm, 20 – 20 cm. Màu sắc ( 3- 4 màu ) 
4: Nhận xét, đánh giá( 3’).
- GV lấy một số bài hoàn chỉnh treo lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và xếp loại bài vẽ:
+ Bố cục .
+ Nét chữ
+ Màu sắc.
- HS từ đánh giá nhân xét bài theo các tiêu chí trên.
- GV xếp loại và khen ngợi các bài vẽ đẹp, góp ý những bài vẽ chưa đẹp.
5: Dặn dò( 2’)
- Làm bài tập trong SGK. 
- Chuẩn bị bài học sau.
---------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 29/09/2010
Ngày dạy : 01/10/2010(8A)
 04/10/2010(8B)
Tiết 7
Bài 7: Vẽ theo mẫu
vẽ tĩnh vật ( Lọ và qủa )
(Tiết 1 - Vẽ hình)
I/ Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức : 
- HS biết được cách bày mẫu thế nào là hợp li.
- Biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- Hiểu được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua cách bố cục bài vẽ. 
2. Kỹ năng : 
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và kỹ năng vẽ theo mẫu.
3. Thái độ : 
- HS yêu thích môn học.
 II/.Đồ dùng dạy học.
+ Giáo viên
- Mẫu vẽ: Một số lọ hoa và quả.
- Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vễ theo mẫu.
- Một vài bài vẽ của HS năm trước.
- Một số tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ.
+ Học sinh
- Giấy vẽ, bút chì , tẩy
III/ Phương pháp dạy- học.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập
Iii/ Tiến trình dạy – học: 
1. ổn định tổ chức lớp(2’).
2. Kiểm tra đồ dùng học tập (3’).
3. Bài mới :
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Mục tiêu: Quan sát nhận xét
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK, lọ và quả...
- Cách tiến hành:
- GV : Yêu cầu HS quan sát tranh h1- SGK.Gợi ý cho HS quan sát về : Bố cục , hình vẽ của mẫu.
- GV Yêu cầu HS bày mẫu ở các vị trí khác nhau . Yêu cầu HS nhận xét về cách bày mẫu và cho biết : 
+ Cách bày mầu đã đẹp chưa ? Bố cục đã hợp lý chưa ? Vì sao? 
+ Mẫu có mấy dồ vật ? Gồm các đồ vật gì ? 
- GV : Yêu cầu HS hoạt động cá nhân quan sát và nhận xét mãu vẽ theo các gợi ý trên bảng . 
- HS : quan sát nhận xét mẫu ở đúng vị trí của mình.
- GV : Gọi HS ở 3 hướng nhìn khác nhau ( Bên phải, bên trái, chính diện ) . GV yêu cầu đại diện các hướng nhìn quan sát và nhận xét.
 - GV Kết luân : Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau , vị trí của các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau.Mỗi người cần vẽ đúng theo vị trí quan sat của mình.
1. Quan sát nhận xét.
+ Vị trí : ( Trước, sau, che khuất, khoảng cách)
+ Tỉ lệ : ( Cao, thấp, nhỏ, to )
+ Hình dáng đặc điểm riêng của lọ và quả.
+ Khung hình chung.
+ Khung hình riêng.
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ và quả
- Mục tiêu: Tìm hiểu cách vẽ lọ và quả.
- Thời gian: 10-15 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK, giấy, bút...
- Cách tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu . GV hướng dẫn và minh hoạ lại các bước vẽ cho HS quan sát . 
+B 1 : Vẽ khung hình chung:
 Xác định của điểm cao nhất, thấp nhất , điểm ngoài cùng bên phải , bên trái của toàn bộ mẫu; ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao và chiều rộng của toàn bộ mẫu để tìm khung hình chung.
+B 2 : Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
 Ước lượng tỉ lệ của lọ, hoa, quả, và vẽ phác hình bằng nét thẳng mờ.
+ B 3 : Vẽ đường trục , tìm tỉ kệ bộ phận , vẽ phác nét chính bằng nét thẳng mờ:
 Tìm kích thước thân, miệng , dáng lọ; kích thước từng bông hoa, khóm lá, quả.
+ B4 : Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình:
 Quan sat , so sánh, điiêù chỉnh tỉ lệ của toàn bộ mẫu rồi vẽ chi tiết.
- GV: Đưa ra 4 bước vẽ minh hoạ cho học sinh quan sát.
- GV : Đưa ra một số bức tranh của các hoạ sinh khoá trước cho học sinh quan sát.
2. Cách vẽ
- Vẽ theo mẫu gồm 4 bước :
+ B1 : vẽ khung hình chung.
+ B2: Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ B3: Vẽ đường trục, tìm tỷ lệ bộ phận, vẽ phác nét chính bằng nét thẳng mờ.
+ B4: Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ theo mẫu( Lọ và quả)
- Mục tiêu: Thực hành vẽ theo mẫu( Lọ và quả)
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK, giấy, bút, ...
- Cách tiến hành:
- GV : Đưa ra các bức tranh có bố cục đẹp và không đẹp cho học sinh quan sát, yêu cầu HS lấy giấy bút ra vẽ bài.
- Vẽ đúng với các bước vẽ đã hướng dẫn.Vẽ từ khái quát đến chi tiết.
- HS : Vẽ bài .
3. Thực hành.
Vẽ theo mẫu : Vẽ tĩnh vật Lọ hoa và quả ( Vẽ hình ) 
4: Nhận xét, đánh giá( 3’).
- GV lấy một số bài hoàn chỉnh treo lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và xếp loại bài vẽ:
+ Bố cục (cân đối)
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu).
- HS Nhận xét, đánh giá và tự xếp loại bài vẽ theo các tiêu chí trên.
- GV xếp loại và khen ngợi các bài vẽ đẹp, góp ý những bài vẽ chưa đẹp.
5: Dặn dò( 2’).
 Tìm hiểu và xem tranh tĩnh vật màu, chuẩn bị cho bài vẽ tĩnh vật màu giờ sau.
Ngày soạn : 07/10/2010 
Ngày dạy : 08/10/2010(8A)
 11/10/2010(8B)
Tiết 8
Bài 8: Vẽ theo mẫu
vẽ tĩnh vật ( Lọ và qủa )
(Tiết 2 - Vẽ màu)
I/ Mục tiêu bài học : 
1. Kiến thức : 
- HS vẽ được hình và màu gần giống mẫu.
- HS bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp của bài vẽ tĩnh vật màu.
2. Kỹ năng : 
- HS phát triển kỹ năng quan sát , kỹ năng thực hành , kỹ năng đánh giá nhận xét bài vẽ . 
3. Thái độ : 
- HS yêu thích vẽ tranh tĩnh vật màu .
II/.Đồ dùng dạy học.
 + Giáo viên
- Mẫu vẽ: Một số lọ hoa quả và quả có màu sắc khác nhau.
- Hình minh hoạ các bước tiến hành bài vễ theo mẫu.
- Một vài bài vẽ của HS năm trước.
- Một số tranh tĩnh vật của các hoạ sĩ.
+ Học sinh
- Giấy vẽ, màu vẽ, bút chì 
III/ Phương pháp dạy- học.
- Phương pháp trực quan, vấn đáp, luyện tập
Iii/ Tiến trình dạy – học: 
1. ổn định tổ chức lớp(2’)
2. Kiểm tra 15 Phút
- Em hãy trình bày các bước vẽ theo mẫu : Lọ và quả ( Vẽ hình ) ?
- HS trình bày được 4 bước :
+ B1 : vẽ khung hình chung.
+ B2: Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ B3: Vẽ đường trục, tìm tỷ lệ bộ phận, vẽ phác nét chính bằng nét thẳng mờ.
+ B4: Vẽ chi tiết hoàn chỉnh hình.
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung 
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét
- Mục tiêu: Quan sát nhận xét
- Thời gian: 3-5 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK, lọ và quả...
- Cách tiến hành:
- GV treo 1số tranh tĩnh vật màu . Yêu cầu HS hoạt đọng nhóm bàn ( 1’ ) quan sát và nhận xét về  : 
+ Màu sắc trong tranh? 
- GV gợi ý ( Gam nóng hay gam lạnh? Màu sắc chính trong tranh là màu gì?) 
- HS quan sát và nhận xét . Đại diện các nhóm báo cáo . Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. 
- GV : Đưa ra kết luận và phân tích cho HS thấy rõ màu sắc trong tranh . 
- GV Gọi HS lên tự bày mẫu vẽ giống với bố cục bày tiết trước .
- Yêu cầu ,HS hoạt động cá nhận quan sát kĩ hoà sắc chung của vật mẫu:
+ Vị trí vật mẫu 
+ Hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu ? 
+ Màu sắc chính của lọ, hoa và quả ?
+ Màu đậm màu nhạt của lọ, hoa và quả? 
+ Màu nền và màu bóng đổ của vật mẫu.
- HS : Quan sát theo đúng góc nhìn của mình . 
- GV : gọi đại diện 3 em ở 3 góc nhìn khác nhau nhạn xét.
- GV gợi ý cho HS : Tĩnh vật màu có thể vẽ đúng màu sắc của vầt mẫu, nhưng cũng có thể vẽ theo cảm nhận riêng của từng người. Nhưng phải tuân theo quy luật sáng tối, đậm nhạt của vật mẫu.
I.Quan sát nhận xét.
Kết luận : Màu sắc trong tranh tĩnh vật rất tươi sáng, có khi là gam nóng, có khi là gam lạnh,có khi là hoà sắc nóng lạnh rất hài hoà.
Hoạt động 2: Cách vẽ lọ và quả
- Mục tiêu: Tìm hiểu cách vẽ lọ và quả( Vẽ màu)
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK, giấy, bút...
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, và nhắc lại các bước vẽ một bài vẽ theo mẫu – vẽ màu.
- HS nhắc lại các bước vẽ . 
- GV nhắc lại các bước vẽ hình . Yêu cầu học sinh vẽ hình theo các bước vẽ đã hướng dẫn .
- GV hướng dẫn HS vẽ màu .Sau đó đưa ra các các bước vẽ minh hoạ.
- GV đưa ra một số bức tranh tĩnh vật màu của các hoạ sĩ cho học sinh quan sát về bố cục , hình vẽ , màu sắc của tranh để các em học tâp.
II. Cách vẽ
Vẽ màu gồm 3 bước sau:
+ B1: Phác mảng màu đậm nhạt.
+ B2 :Vẽ màu của lọ, quả và nền.
+ B3 :Vẽ màu chi tiết và đẩy sâu tương quan . 
Hoạt động 3: Thực hành vẽ theo mẫu( Lọ và quả)
- Mục tiêu: Thực hành vẽ theo mẫu( Lọ và quả) – vẽ màu
- Thời gian: 8-10 Phút
- Đồ dùng: SGV, SGK, giấy, bút, màu ...
- Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS lấy giấy bút ra vẽ bài.
- HS vẽ bài.
- GV Yêu cầu HS : 
+ Chỉ dành khoảng 5 phút để sửa hình của giờ trước.
+ Vẽ đúng với các bước vẽ đã hướng dẫn nếu vẽ lại hình.
+ Chỉ được vẽ màu sau khi hình đã hoàn chỉnh 
+ Vẽ từ khái quát đến chi tiết và phải vẽ đúng các bước vẽ đã hướng dẫn.
- GV góp ý nhũng bài vẽ chưa đẹp và chỉnh sửa khi cần thiết. 
III. Thực hành.
Vẽ theo mẫu
Vẽ tĩnh vật Lọ hoa và quả . ( Vẽ màu )
4: Nhận xét, đánh giá( 3’).
- GV lấy một số bài hoàn chỉnh treo lên bảng. Yêu cầu HS nhận xét và xếp loại bài vẽ:
+ Bố cục (cân đối)
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu) 
+ Màu sắc ( có hoà sắc ,có màu vè gần với mẫu thật).
- HS Nhận xét, đánh giá và tự xếp loại bài vẽ theo các tiêu chỉ trên.
- GV xếp loại và khen ngợi các bài vẽ đẹp, góp ý những bài vẽ chưa đẹp.
5: Dặn dò( 2’).
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
+ Về vẽ màu , 

File đính kèm:

  • docMI THUAT 8 2011.doc