Bài giảng Tiết 1: Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật thời nguyễn

GV lựa chọn 1 số bài của HS treo trên bảng và gợi ý cho HS nhận xét:

- Cách phác thảo mảng đậm nhạt.

- Các mức độ đậm nhạt.

- Cách vẽ đậm nhạt.

HS thảo luận nhanh theo bàn những bài vẽ đẹp theo ý mình.

 

doc43 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 1: Thường thức mĩ thuật sơ lược về mĩ thuật thời nguyễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
i.
III. tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ: GV đưa ra bài tập để kiểm tra kiến thức của học sinh thông qua trò chơi “Đ” hay “ S”.
A. Đình làng được xây dựng ở đồng bằng Nam Bộ? Đ hay S?
B. Đình làng là nơi thờ thành hoàng làng. Đ hay S?
C. Nội dung của các bức chạm khắc gỗ đình làng là cảnh ca hát, đấu nhạc trong cung đình? Đ hay S?
D. Tác giả của các bức chạm khắc gỗ đình làng là người nông dân. Đ hay S?
E. Nghệ thuật chạm khắc gỗ đình làng mang đậm tính dân gian và bản sắc dân tộc. Đ hay S?
-> HS lựa chọn 1 trong 2 phương án trả lời, GV nhận xét và đưa ra đáp án.
2. Giới thiệu bài mới:
- GV: đưa ra 2 bức tranh chân dung (bài vẽ của HS năm trước), yêu cầu HS qan sát.
? Em hãy nêu nội dung của bức tranh?
- HS: Nêu nội dung.
- GV: Đây là tranh thuộc thể loại tranh chân dung. Ngoài ra có một cách khác để diễn tả chân dung là tượng chân dung.
- GV vào bài.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng, minh hoạ
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
I. Quan sát, nhận xét:
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét thông qua trò chơi “ Màu sắc may mắn”.
- GV chia lớp thàh 2 đội để lựa chọn màu. Mỗi màu có chứa 1 câu hỏi, trong đó có 2 màu may mắn (màu đỏ và màu trắng thưởng 2 điểm). Mỗi câu trả lời đúng HS sẽ ghi được 1 điểm . GV cử 1 HS làm thư kí để ghi điểm cho các đội. Trước khi tổ chức cho HS bốc thăm trả lời , GV đặt mẫu vật ở vị trí dễ quan sát. HS lựa chọn màu sắc.
- Màu lam: Quan sát vật mẫu cho biết tượng gồm có mấy phần? Tỉ lệ?
-> 2 phần: tượng và bệ.
- Tỉ lệ : tượng và bệ tượng.
- Màu nâu: quan sát mẫu cho biết: phần tượng có tỉ lệ như thế nào?
(HS xác định tỉ lệ: cổ, khuôn mặt, phần tóc).
- Màu tím: Khôn mặt người có những hình gì? Xác định khuôn mặt tượng?
(HS nêu 3 hình dạng và áp dụng vào khuôn mặt tượng)
- Màu vàng: Nêu lại cách xác định tỉ lệ khuôn mặt theo chiều dài và chiều rộng khuôn mặt?
(HS: chiều dài chia thành 3 phần, chiều rộng chia thành 5 phần)
- Màu cam: Quan sát vật mẫu và mô tả đặc điểm trên khuôn mặt tượng?
(HS mô tả đặc điểm: mắt, mũi, miệng)
- Màu lục: Quan sát và xác định tượng làm bằng chất liệu gì?
(HS: thạch cao).
 Sau khi HS lựa chọn màu từ bông hoa màu sắc 1 câu hỏi sẽ được hiện ra. HS trả lời đúng sẽ được 1 điểm, nếu HS trả lời sai câu trả lời sẽ thuộc về đội khác.
- GV chiếu đáp án và mô tả trực tiếp trên vật mẫu để HS quan sát.
- GV tổng kết điểm và tuyên dương đội thắng và động viên đội có số điểm thấp hơn.
- Cấu trúc:
- Tỉ lệ:
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ :
II. Cách vẽ:
- GV đưa ra hình gợi ý cách vẽ tượng chân dung yêu cầu HS quan sát:
- Hãy mô tả cách vẽ tượng chân dung?
HS nêu 3 bước.
- GV gọi các HS khác nhận xét, GV bổ sung.
- GV mô tả trên trực quan để HS quan sát.
1. Vẽ phác khung hình:
2. Vẽ phác hình bằng nét thẳng:
3. Vẽ chi tiết:
HĐ3: HS thực hành:
III. Thực hành:
- HS thực hành
- GV quán xuyến lớp và gợi ý cho HS:
+ Vẽ đúng theo hướng nhìn của mẫu.
+ Ước lượng tỉ lệ chính.
+ Ước lượng phần trán, tóc, mũi, miệng 
+ Vẽ phác nét chính.
+ Vẽ chi tiết.
+ Chất liệu của mẫu.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
IV. Thu bài, nhận xét:
GV thu một số bài của HS và treo trên bảng.
GV gợi ý để HS tự nhận xét.
- Bố cục.
- Hình.
- Tỉ lệ các bộ phận.
HS thảo luận nhanh theo bàn và nhận xét.
GV bổ sung.
Hướng dẫn học, chuẩn bị bài sau:
- Không vẽ tiếp bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài 8:
+ Bài vẽ hình.
+ Sưu tầm tượng, phiên bản tượng trên sách báo, tạp chí.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 15/2/2011	Ngày dạy: 25/2/2011	Lớp 9A, B, C
Tiết 8: vẽ theo mẫu
vẽ tượng chân dung (vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nhận ra các độ đậm nhạt chính, biết cách vẽ các mảng đậm nhạt (ở mức độ đơn giản).
2. Kĩ năng:
- HS vẽ được ba độ đậm nhạt chính để bước đầu tạo được khối và ánh sáng ở hình vẽ.
3. Thái độ:
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của đậm nhạt trong tạo khối.
II. chuẩn bị:
* Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Một số bài vẽ tượng chân dung của HS năm trước.
- Hình minh hoạ cách đậm nhạt tượng chân dung bằng nét chì.
- Tượng chân dung và hình hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt.
- Một số bài vẽ tượng chân dung của hoạ sĩ.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
- Bài vẽ hình của tiết học trước.
3. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, quan sát, hỏi đáp - đàm thoại, luyện tập – thực hành, thảo luận nhóm nhỏ.
* Các kĩ thuật:
- Động não, đặt câu hỏi.
III. tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV đặt vật mẫu vào vị trí như giờ trước, y/c HS quan sát và lấy bài vẽ bằng chì để điều chỉnh lại bài vẽ bằng cách sửa lại hình ảnh cho sát với mẫu.
2. Giới thiệu bài mới:
- GV giới thiệu 1 số bài vẽ tượng đã hoàn thành của HS và hoạ sĩ để HS quan sát.
? Em có nhận xét gì về các bài vẽ?
- HS quan sát và nêu cảm nhận riêng của mình về vẻ đẹp của các bức tranh. GV phân tích để HS thấy vẻ đẹp của tượng chân dung.
- GV vào bài.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng, minh hoạ
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét đậm nhạt:
I. quan sát, nhận xét:
- GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu.
? Hãy xác định hướng ánh sáng chiếu vào vật mẫu?
- HS xác định hướng ánh sáng.
? Hãy xác định các mức độ đậm nhạt trên mẫu?
- HS : nhạt, trung gian, đậm.
? Hãy mô tả đậm nhạt trên vật mẫu?
- HS mô tả đậm nhạt trên vật mẫu để HS quan sát.
? Từ vị trí ngồi của mình, hãy mô tả các mức độ đậm nhạt trên vật mẫu?
- HS mô tả.
- GV gọi 3-5 HS ở các vị trí khác nhau mô tả.
- GV lưu ý HS:
+ ở mỗi vị trí, độ đậm nhạt của tượng không giống nhau về mảng và sắc độ.
+ Độ đậm nhạt ở tượng phụ thuộc vào nguồn chiếu sáng.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt:
II. Cách vẽ đậm nhạt:
GV đưa ra hình hướng dẫn HS cách vẽ đậm nhạt, y/c quan sát.
? Hãy mô tả cách vẽ đậm nhạt của tượng chân dung?
HS: phác mảng, vẽ đậm nhạt.
GV gọi các HS khác nhau nhận xét, bổ sung.
GV minh hoạ trên trực quan để HS quan sát.
GV đưa ra hình minh hoạ cách vẽ các độ đậm nhạt bằng nét chì để HS quan sát . GV lưu ý HS cách phác mảng và vẽ đậm nhạt:
- Vẽ độ đậm trước, nhạt sau (so sánh với độ đậm).
- Vừa vẽ, vừa nhìn mẫu để so sánh tìm ra các độ đậm nhạt cho hợp lí.
- Dùng nét chì để tạo khối.
1. Phân mảng đậm nhạt:
2. Vẽ đậm nhạt:
HĐ3: Học sinh thực hành:
III. Thực hành:
HS thực hành
GV quán xuyến lớp và gợi ý cho HS:
- Vẽ đúng theo hướng nhìn của mẫu.
-Ước lượng tỉ lệ chính.
- Ước lượng phần trán, tóc, mũi, miệng
- Vẽ phác nét chính.
- Vẽ chi tiết.
- Chất liệu của mẫu.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS:
IV. Thu bài, nhận xét:
GV thu một số bài của HS, treo trên bảng.
GV gợi ý để hs tự nhận xét:
- Bố cục.
- Hình.
- Tỉ lệ các bộ phận.
HS thảo luận nhanh theo bàn và nhận xét .
GV bổ sung.
Hướng dẫn học sinh học, chuẩn bị bài sau:
- Không vẽ tiếp bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài 8:
+ Bài vẽ hình.
+ Sưu tầm tượng, phiên bản tượng trên sách báo, tạp chí.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 1/3/2011	Ngày dạy: 28/2/2011 	Lớp 9A, B, C
Tiết 9: vẽ trang trí
Tập phóng tranh ảnh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết cách phóng tranh, ảnh phục vụ cho sinh hoạt và học tập.
2. Kĩ năng:
- HS phóng tranh ảnh đơn giản.
3. Thái độ:
- HS có thói quen quan sát và cách làm việc kiên trì, chính xác.
II. chuẩn bị:
* Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh, mẫu và những tranh ảnh được phóng từ mẫu.
- Bút chì, thước.
- Bài vẽ của HS năm trước.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi.
- Tranh, ảnh, kích thước nhỏ (mẫu).
- Giấy, chì, màu 
3. Phương pháp dạy học:
- Trực quan – quan sát
- Hỏi đáp - đàm thoại.
- Luyện tập – thực hành.
- Liên hệ thực tế.
* Các kĩ thuật:
- Động não, đặt câu hỏi, bể cá.
III. tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS
2. Giới thiệu bài mới:
- GV đưa ra 1 bức ảnh nhỏ kích thước 5 x 10 cm và bức ảnh có kích thước 30 x 60 cm yêu cầu HS quan sát:
? Em có nhận xét gì về hai bức ảnh.
- HS nhận xét:
+ Có cùng nội dung.
+ Bức 1 khó quan sát vì có kích thước nhỏ.
+ Bức 2 dễ quan sát hơn.
GV gọi các HS khác bổ sung. GV vào bài.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng, minh hoạ
HĐ1: Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
I. Quan sát, nhận xét:
GV : trong thực tế có rất nhiều bức tranh, ảnh cần thiết cho nhu cầu học tập, vui chơi và các hoạt động văn hoá song chúng lại có kích thước quá nhỏ. Để các bức ảnh có thể phát huy hết tác dụng cảu mình, chúng ta có thể làm gì?
HS : phóng to tranh ảnh.
GV đưa ra một số tranh (theo cặp: một ảnh nhỏ, một ảnh được phóng to) yêu cầu HS quan sát.
? Em hãy nêu tác dụng của việc phóng to tran ảnh?
HS dễ quan sát, phục vụ tốt hơn cho các hoạt động.
GV minh hoạ trên trực quan để HS quan sát.
GV : phóng to tranh ảnh còn tạo điều kiện để HS phát triển khả năng quan sát, rèn luyện tính kiên trì, cách làm việc chính xác cho HS.
HĐ2: Hướng dẫn HS cách phóng tranh ảnh:
II. Cách phóng tranh ảnh:
? Quan sát kênh chữ SGK, em hãy cho biết có mấy cách phóng tranh ảnh?
HS: nêu 2 cách.
Để tìm hiểu 2 cách phóng tranh, ảnh, GV sử dụng kĩ thuật bể cá.
GV chia lớp thành 3 nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu kĩ thuật phóng tranh ảnh theo kẻ ô vuông.
- Nhóm 2 : Tìm hiểu cách phóng tranh ảnh theo kẻ đường chéo.
- Nhóm 3 : Quan sát và nhận xét về thái độ và kết quả làm việc của 2 nhóm.
Câu hỏi thảo luận của nhóm 1, 2:
? Quan sát trực quan và mô tả cách phóng tranh ảnh?
HS thảo luận nhanh theo bàn và trình bày.
- Nhóm 3: láng nghe và nhận xét.
GV bổ sung và mô tả trên trực quan để HS quan sát.
Cách kẻ ô vuông:
kẻ đường chéo:
HĐ3: HS thực hành:
III. Thực hành:
HS thực hành vẽ phóng tranh ảnh theo 1 trong 2 cách trên.
GV yêu cầu HS chọn 1 tranh, ảnh đơn giản để phóng tranh.
GV quán xuyến lớp và gợi ý thêm cho HS.
- Cách kẻ ô vuông mẫu.
- Cách kẻ ô ở hình định phóng.
- Cách vẽ hình phóng.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS:
IV. Thu bài, nhận xét:
GV lựa chọn 1 số bài của HS treo trên bảng và gợi ý cho HS nhận xét:
- Cách phác thảo mảng đậm nhạt.
- Các mức độ đậm nhạt.
- Cách vẽ đậm nhạt.
HS thảo luận nhanh theo bàn những bài vẽ đẹp theo ý mình.
GV bổ sung và động viên HS.
Hướng dẫn học, chuẩn bị bài sau:
- Đọc trước nội dung bài .
- Sưu tầm tranh , ảnh đơn giản để tập phóng tranh , ảnh.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 1/3/2011	Ngày dạy: 7/3/2011	Lớp 9A, B, C
Tiết 10: 
vẽ theo mẫu: đề tài: lễ hội
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu ý nghĩa và nội dung của một số lễ hội của nước ta.
2. Kĩ năng:
- Biết cách vẽ và vẽ được tranh về đề tài lễ hội.
3. Thái độ:
- HS yêu quê hương và những lễ hội của dân tộc mình.
II. chuẩn bị:
* Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- ảnh về các lễ hội ở Việt Nam, bài vẽ của HS năm trước về lễ hội.
- Hình hướng dẫn cách vẽ.
2. Học sinh:
- Tranh, ảnh về đề tài lễ hội, giấy, chì, màu.
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm nhỏ, trực quan, quan sát, hỏi đáp, đàm thoại, luyện tập, thực hành.
* Các kĩ thuật:
- Động não, đặt câu hỏi.
III. tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra đồ dùng học tập của hs.
- HS trình bày những tranh ảnh đã sưu tầm được.
2. Giới thiệu bài mới:
- GV: Giới thiệu hàng năm nước ta có những lễ hội chung và lễ hội riêng của từng vùng, miền với nội dung và ý nghĩa khác nhau. Lễ hội dù lớn hay nhỏ đều tưng bừng, nhộn nhịp, gây ấn tượng với đông đảo mọi người.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng, minh hoạ
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài:
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Gv đưa ra một số tranh ảnh minh hoạ về các lễ hội ở Việt Nam, yêu cầu HS quan sát kết hợp kênh hình SGK/86, 88. 
- GV chia lớp tành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Quan sát và nêu tên các lễ hội.
+ Nhóm 2: Quan sát và nhận xét về hình thức, không khí của các lễ hội.
+ Nhóm 3: Quan sát nhận xét về trang phục của người tham gia lễ hội.
- Thời gian: 2’
- Hình thức: Thảo luận nhóm nhỏ (2 bàn).
-> Sau khi thảo luận xong, đại diện nhóm trình bày. GV gọi các nhóm khác bổ sung.
- GV tóm tắt ý chính mà các nhóm đã trao đổi. GV minh hoạ trên trực quan để HS quan sát.
? ở địa phương em hàng năm cso những lễ hội gì?
- HS nêu tên các lễ hội ở địa phương.
- GV phân tích thêm về các lễ hội để HS hiểu và minh hoạ qua một số ảnh chụp để HS quan sát.
I. Tìm và chọn nội dung đề tài:
- Đua voi Tây Nguyên.
- Thi nấu cơm.
- Múa kì lân
-> Nội dung đề tài phong phú.
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh cách vẽ:
II. Cách vẽ tranh:
? Em sẽ chọn nội dung nào để thể hiện tranh về đề tài lễ hội?
- HS nêu nội dung sẽ thể hiện.
- GV mời 2-3 HS nêu nội dung.
- GV đưa hình minh hoạ cách vẽ cho một nội dung cụ thể về đề tài lễ hội, yêu cầu HS quan sát.
? Hãy mô tả cách vẽ tranh?
- HS nêu cách vẽ tranh.
- GV mô tả trên trực quan để HS quan sát. GV đưa ra một số bài vẽ của HS năm trước về đề tài lễ hội để HS quan sát trước khi HS thực hành.
1. Tìm và chọn nội dung đề tài:
2.Tìm bố cục:
3. Vẽ hình:
4. Vẽ màu:
HĐ3: Học sinh thực hành:
III. Thực hành:
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài thực hành.
- HS thực hành. Trong quá trình thực hành, HS có thể trao đổi ý kiến về nội dung và tìm các hình ảnh chính, phụ, 
- Gv quán xuyến lớp và gợi mở về nội dung, cách bố cục, ...
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập:
IV. Thu bài, nhận xét:
- GV mời 3-4 HS treo bài trên bảng, gợi ý để HS nhận xét về nội dung, bố cục, hình vẽ, màu sắc.
- HS thảo luận theo bàn và đánh giá theo cảm nhận của mình.
- GV gọi các HS bổ sung.
- GV tổng kết.
Hướng dẫn học, chuẩn bị bài sau:
- Hoàn thành bài.
- Chuẩn bị bài 11: 
+ Đọc trước nội dung.
+ Giấy, chì, màu.
+ Sưu tầm tranh ảnh về trang trí hội trường.
Ngày soạn: 7/3/2011	Ngày dạy: 14/3/2011 Lớp 9A, B, C
Tiết 11: 
vẽ trang trí: trang trí hội trường
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu một số kiến thức sơ lược về trang trí hội trường.
2. Kĩ năng:
- HS vẽ được phác thảo về trang trí hội trường.
3. Thái độ:
- HS thấy được vẻ đẹp và sự cần thiết của trang trí hội trường.
II. chuẩn bị:
* Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về trang trí hội trường, một số bài vẽ về trang trí hội trường của HS năm trước, hình gợi ý cách vẽ trang trí hội trường.
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, ảnh chụp trang trí hội trường, giấy, màu
3. Phương pháp dạy học:
- trảo luận nhóm, trực quan, hỏi đáp, đàm thoại, luyện tập, thực hành.
* Các kĩ thuật:
- động não, đặt câu hỏi.
III. tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2. Giới thiệu bài mới:
- GV: đưa ra một số hình ảnh về các hoạt động của nhà trường: lễ khai giảng, lễ tổng kết 
-> Yêu cầu HS quan sát.
? Những hoạt động đó diễn ra ở đâu?
-> Hội trường.
- GV vào bài.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng, minh hoạ
HĐ1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét:
I. Quan sát, nhận xét:
GV đưa ra một số hình ảnh chụp về hội trường, yêu cầu HS quan sát kết hợp kênh hình SGK / 89, 91.
? Hội trường là gì?
- Là nơi tổ chức các hoạt động lớn được trang trí đẹp, trang trọng.
? Trang trí hội trường thường có những gì?
- Phông, khẩu hiệu, cờ, hoa, bục nói chuyện, tượng lãng tụ..
? Hãy xác định vị trí của các yếu tố trang trí hội trường? Nhận xét?
- Mô tả vị trí và nhận xét về cách trang trí ?
? Tại sao tượng, ảnh Bác được đựt ở vị trí trang trọng nhất?
- Để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đối với Bác.
-> GV phân tích thêm vai trò và ý nghĩa của tượng Bác trong trang trí hội trường.
Sau khi HS trả lời, GV gọi các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV minh hoạ trên trực quan để HS quan sát.
? ở trường ta có hội trường không? Vị trí của nó?
- GV cho HS quan sát một số bài trang trí hội trường. Y/C nhận xét cách trang trí?
-> Sau khi HS nhận xét, GV chốt 2 cách trang trí: trang trí đối xứng và trang trí không đối xứng.
- Các yếu tố trang trí hội trường: Phông, khẩu hiệu, cờ, hoa, bục nói chuyện, tượng lãng tụ
- Cách trang trí: trang trí đối xứng, trang trí không đối xứng.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách trang trí:
II. Cách trang trí:
- GV gợi ý cho HS tìm một số nội dung để trang trí hội trường:
+ Lễ khai giảng năm học.
+ Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
- Y/C: nêu một số nội dung.
? Chọn một nội dung, thử nêu các yếu tố dùng để trang trí, bố cục của các yếu tố ấy?
- HS chọn 1 nội dung, dự kiến các yếu tố trang trí, cách sắp xếp.
- GV nhận xét, đưa ra hình gợi ý cách trang trí với 1 nội dung cụ thể, Y/C HS quan sát.
? Mô tả cách trang trí hội trường?
- HS:
+ tìm hiểu đề
+ Tìm hình ảnh cần cho nội dung.
+ Phác thảo mảng.
+ Vẽ và tô màu.
GV mời các HS khác bổ sung và mô tả trên trực quan để HS quan sát.
- GV đưa ra một số bài trang trí của HS khoá trước để HS tham khảo trước khi thực hành.
1. Tìm tiêu đề.
2. Tìm hình ảnh cần cho nội dung .
3. Phác thảo mảng.
4. Vẽ chi tiết và tô màu.
Hđ3: hướng dẫn HS thực hành:
III. Thực hành:
- HS thực hành theo 2 cách: cá nhân, nhóm trên giấy A3.
- HS thực hiện, GV quán xuyến lớp và gợi ý thêm cho HS:
+ Tìm nội dung.
+ Tìm hình ảnh.
+ Bố cục, mảng hình.
+ Vẽ hình.
+ Vẽ màu.
Hđ4: đánh giá kết quả học tập của học sinh:
IV. Thu bài, nhận xét:
- GV yêu cầu HS trình bày bài theo nhóm.
- GV gợi ý để HS tự nhận xét:
+ Nội dung?
+ Cách sắp xếp bố cục.
+ Thể hiện hình ảnh.
+ Vẽ màu.
- HS thảo luận theo bàn và nhận xét.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung về giờ học.
Hướng dẫn học, chuẩn bị bài sau:
- Hoàn thành bài vẽ.
- Chuẩn bị bài 22.
+ Đọc trước nội dung.
+ Sưu tầm tranh, ảnh về mĩ thuật các dân tộc ít người ở Việt Nam.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:	15/3/2011	Ngày dạy: 21/3/2011	Lớp 9A, B, C
Tiết 12: thường thức mĩ thuật
Sơ lược về mĩ thuật các dân tộc ít người ở việt nam.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS hiểu sơ lược về mĩ thuật của các dân tộc ít người ở Việt Nam.
- HS thấy được sự phong phú, đa dạng của nền nghệ thuật dân tộc Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- HS phân tích một số đặc điểm cơ bản, đơn giản về giá trị của mĩ thuật truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam:
+ Tranh thờ và thổ cẩm.
+ Nhà rông và tượng nhà mồ.
+ Tháp và điêu khắc Chăm.
3. Thái độ:
- HS có thái độ trân trọng, yêu quý và có ý thức bảo vệ các di sản nghệ thuật của dân tộc.
II. chuẩn bị:
* Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Trang trí dân tộc thiểu số.
- Màu rừng, sắc núi.
- Một số hình ảnh về mẫu thêu, thổ cẩm của các dân tộc ít người, nhà sàn, nhà rông, nhà mồ và tượng nhà mồ, tháp Chăm và điêu khắc Chăm.
- Các tài liệu có liên quan đến bài học.
2. Học sinh:
- SGK, sưu tầm các bài viết, tranh ảnh, có liên quan.
- Khăn, áo thổ cẩm.
3. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, quan sát.
- Hỏi đáp, đàm thoại; thảo luận nhóm, liên hệ thực tế.
* Các kĩ thuật:
- Động não, đặt câu hỏi, khăn phủ bàn.
III. tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV lựa chọn từ tập bài thực hành ở bài 11 một số bài và treo trên bảng.
- Gợi ý để HS tự nhận xét và chấm điểm.
- GV tổng kết.
2. Giới thiệu bài mới:
- GV: yêu cầu HS dựa vào kến thức địa lí, cho biết trên đất nước ta có bao nhiêu dân tộc sinh sống?
- HS: 54 dân tộc.
-> GV vào bài.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng, minh hoạ
HĐ1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét khái quát về các dân tộc ít người ở Việt Nam:
I. vài nét khái quát:
? Kể tên một vài dân tộc mà em biết?
- HS kể tên: Dân tộc Kinh, Ba Na, Ê đê, HMông, Thái
? Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc có mối quan hệ như thế nào với nhau? 
- Luôn kề vai, sát cánh
-> GV khẳng định: mỗi cộng đồng dân tộc trên đất nước Việt Nam có những nét đặc sắc riêng về văn hoá -> tạo nên sự phong phú, đa dạng cho nền văn hoá Việt Nam.
- Trên đât nước Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống.
- Trong quá trình dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai, sát cánh bên nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
- Mỗi dâ

File đính kèm:

  • docmi thuat 9.doc