Bài giảng Tiết 11: Bài luyện tập 1 (tiết 1)

Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của hợp chất (10’)

-Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hợp chất?

-Vậy trong CTHH của hợp chất có bao nhiêu KHHH ?

-Giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là: A, B,C, và chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là: x, y, z,

Vậy CT chung của hợp chất được viết như thế nào ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 11: Bài luyện tập 1 (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 NS: 19/ 9/ 2011
Tiết 11: BÀI LUYỆN TẬP 1
I. Mục tiêu : 
- Học sinh ôn lại 1 số khái niệm cơ bản của hóa học như: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học và phân tử.
- Hiểu thêm được nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào và đặc điểm của những loại hạt đó.
- Bước đầu rèn luyện khả năng làm 1 số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối .
- Củng cố cách tách riêng chất ra khỏi hỗn hợp.
II.Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Hình vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa các khái niệm hóa học.
2. Học sin h : Ôn lại các khái niệm cơ bản ở chương I . 
III. Tiến trình lên lớp: 
Hoạt động của giáo viên
Nội dung
Hoạt động 1: Hệ thống lại 1 số kiến thức cần nhớ (10’)
- Dùng câu hỏi gợi ý, thống kê kiến thức dạng sơ đồ để học sinh dễ hiểu.
- Nguyên tử là gì?
- Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nàogđặc điểm của các loại hạt?
- Nguyên tố hóa học là gì ?
- Phân tử là gì ?
Hoạt động 2 : Luyện tập (30’)
- Yêu cầu HS đọc bài tập 1b và bài tập 3 SGK/30,31 g thảo luận theo nhóm và đưa ra cách giải phù hợp 
* Hướng dẫn:
+Bài tập 1b: dựa vào chi tiết nam châm hút sắt và D.
+Bài tập 3:
- Phân tử khối của hiđro bằng bao nhiêu ?
- Phân tử khối của hợp chất được tính bằng cách nào?
- Trong hợp chất có mấy nguyên tử X ?
- Khối lượng nguyên tử oxi bằng bao nhiêu ?
- Viết công thức tính phân tử khối của hợp chất 
- Yêu cầu HS lên bảng sửa bài tập.
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập sau: Phân tử 1 hợp chất gồm 1 Y, 4 H và nặng bằng nguyên tử oxi .
 Tìm phân tử khối của B. cho biết tên và kí hiệu của B.
- Yêu cầu 1 HS sửa bài tập và chấm điểm.
- HS các nhóm làm nhanh bài tập 2 SGK/ 31 vào vở bài tập ( 3’) g thu vở 10 HS để chấm đểm
- Nghe và ghi chép cần nhớ thêm
- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi các electron.
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số p.
- Phân tử là hạt đại diện cho chất 
- HS chuẩn bị bài giải và sửa bài tập.
- HS 1: Sửa bài tập 1b SGK/ 30
b1: Dùng nam châm hút Sắt.
b2: Hỗn hợp còn lại gồm: Nhôm và Gỗ g Cho vào nước: gỗ nổi lên trên gVớt gỗ. Còn lại là nhôm.
- HS 2: sửa bài tập 3 SGK/ 31
a. PTK của hiđro là: 2 đ.v.C 
gPTK của hợp chất là:
 2 . 31 = 62 ( đ.v.C ) 
b. Ta có: 2X + 16 = 62 (đ.v.C ) 
gNTK của X là: (đ.v.C )
 Vậy X là Natri ( Na )
- Hoạt động cá nhân để giải bài tập trên:
- NTK của oxi là: 16 đ.v.C 
- Khối lượng của 4H là: 4 đ.v.C 
-Mà: 
PTK của hợp chất =1Y + 4H =16 đ.v.C 
g NTK của Y là: 16-4=12 đ.v.C 
Vậy Y là cacbon ( C )
- Mỗi cá nhân tự hoàn thành bài tập 2 SGK/ 31
Hướng dẫn hs học tập ở nhà: (5’)
- Học bài.
- Làm bài tập 4,5 SGK/ 31
- Đọc bài 9 SGK / 32,33 
IV. Rút kinh nghiệm:
NS: 19/ 9/ 2011
Tiết 12 : 	 CÔNG THỨC HÓA HỌC
I. Mục tiêu : 
Kiến thức: Biết được:
- Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất.
- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có).
- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp chất.
- Công thức hoá học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.
Kĩ năng
- Nhận xét công thức hoá học, rút ra nhận xét về cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.
- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
- Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể.
Trọng tâm
- Cách viết công thức hóa học của một chất
- Ý nghĩa của công thức hóa học
II. Chuẩn bị : 
1. Giáo viên : Tranh vẽ hình 1.10, 1.11, 1.12, 1.13 SGK/ 22,23
2. Học sinh: Đọc SGK / 32,33
 Ôn lại các khái niệm: đơn chất, hợp chất và phân tử.
III. Tiến trình lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu CTHH của đơn chất (10’)
-Treo tranh mô hình tượng trưng mẫu khí Hiđro, Oxi và kim loại Đồng. HS trả lời
-Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa đơn chất ?
-Theo em trong CTHH của đơn chất có mấy loại KHHH ?
-Hướng dẫn HS viết CTHH của 3 mẫu đơn chất g Giải thích.
g CT chung của đơn chất: An .
-Yêu cầu HS giải thích các chữ số : A, n
+Cách viết KHHH và chỉ số nguyên tử.
+Với n = 1: kim loại và phi kim
 n ≥ 2: phi kim
+Hãy phân biệt 2O với O2 và 3O với O3 ?
Hoạt động 2: Tìm hiểu CTHH của hợp chất (10’)
-Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hợp chất?
-Vậy trong CTHH của hợp chất có bao nhiêu KHHH ?
-Giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là: A, B,C, và chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố lần lượt là: x, y, z,
gVậy CT chung của hợp chất được viết như thế nào ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH (10’)
- Theo em các CTHH trên cho ta biết được điều gì ?
-Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trên.
-Yêu cầu HS trình bày 
-Yêu cầu HS nêu ý nghĩa CTHH của axít Sunfuric: H2SO4 
gChấm điểm.
Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập (10’)
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học qua hệ thống câu hỏi:
+ Viết CT chung của đơn chất và hợp chất ?
+ CTHH có ý nghĩa gì ? 
-Bài tập 1: Tìm chỗ sai trong các CTHH sau và sửa lại CTHH sai.
a.Đơn chất: O2,Cl2, Cu2, S,P2, Fe, CA vàPb.
b.Hợp chất :NaCl, hgO, CuSO4 và H2O.
 GV chấm điểm.
-Quan sát tranh vẽ và trả lời:
-Khí hiđro và khí oxi: 1 phân tử gồm 2 nguyên tử.
-Kim loại đồng: 1 phân tử có 1 nguyên tử.
-Đơn chất: là những chất tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.
-Trong CTHH của đơn chất chỉ có 1 KHHH (đó là tên nguyên tố)
- H2 , O2 , Cu
-Với A là KHHH
 n là chỉ số nguyên tử 
- Nghe và ghi nhớ.
( n =1: không cần ghi )
-2O là 2 nguyên tử oxi còn O2 là 1 phân tử oxi. 
- Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên.
-Trong CTHH của hợp chất có 2 KHHH trở lên.
AxBy hay AxByCz 
CTHH cho ta biết:
+Tên nguyên tố tạo nên chất.
+Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử của chất.
+Phân tử khối của chất.
-CT H2SO4 cho ta biết:
+ Có 3 nguyên tố tạp nên chất là: hiđro, lưu huỳnh và oxi.
+Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử chất là: 2H, 1S và 4O.
+ PTK là 98 đ.v.C 
-Nhớ lại kiến thức đã học trong bài để trả lời.
-Làm bài tập vào vở.
* Bài tập 1:
Câu
CTHH sai
Sửa lại
a. Đơn chất
O2
O2
cl2
Cl2
Cu2
Cu
P2
P
FE
Fe
CA
Ca
pb
Pb
b. Hợp chất
NACl
NaCl
hgO
HgO
CUSO4
CuSO4
I. CTHH của đơn chất.
-CT chung của đơn chất : An
-Trong đó:
+ A là KHHH của nguyên tố 
+ n là chỉ số nguyên tử 
-Ví dụ:
Cu, H2 , O2
II. CTHH của hợp chất.
-CT chung của hợp chất: AxBy hay AxByCz 
-Trong đó:
+ A,B,C là KHHH của các nguyên tố 
+ x,y,z lần lượt là chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất .
-Ví dụ:
NaCl, H2O
III. Ý nghĩa của CTHH
Mỗi CTHH :
- Chæ 1 phaân töû cuûa chaát, cho bieát:
+ Teân nguyeân toá taïo neân chaát.
+ Soá nguyeân töû cuûa moãi nguyeân toá coù trong 1 phaân töû cuûa chaát.
+ Phaân töû khoái cuûa chaát
Hướng dẫn hs học tập ở nhà: (5’) 
-Học bài.
-Làm bài tập 1,2,3,4 SGK/ 33,34 . 
-Đọc bài 10 SGK / 35,36
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doct11.doc
Bài giảng liên quan