Bài giảng Tiết 11: Màu sắc trong trang trí

I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.

II - Bài Cũ : (2)

´ Kể vài nét về chùa Một Cột ?

´ Tượng A-di-đà có gì đặc sắc ?

´ Gốm thời Lý phát triển như thế nào và có những đặc điểm gì ?

III - Bài Mới : Giới thiệu bài.

 

doc14 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 11: Màu sắc trong trang trí, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
c và vai trò quan trọng của màu sắc trong cuộc sống.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh thực hành
 -Giáo viên giới thiệu một số bài vẽ màu : trang trí hình vuông, trang trí hình tròn, trang trí đường diềm, vẽ tranh,  để học sinh cảm thụ vẻ đẹp, sự phong phú của màu sắc trong các bài và hiểu các vẽ màu :
 -Giáo viên cho học sinh làm bài theo một trong hai cách :
*Cách 1 : Phô tô các bài trang trí (vẽ nét) rồi cho học sinh tô màu ;
*Cách 2 : Cho học sinh chuẩn bị giấy màu làm nền rồi xé dán thành tranh (tranh chân dung hay tranh tĩnh vật).
 -Giáo viên giúp học sinh sử dụng màu có sẵn và khuyến khích học sinh tìm màu đẹp, tránh loè loẹt.
 -Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tìm màu nền, tìm các màu khác và vẽ hoạ tiết.
30’
 -Học sinh xem một số bài vẽ màu.
 -Học sinh làm bài thực hành : Tô màu vào bài đã có sẵn hoặc xé dán giấy màu để thành một bài trang trí.
 -Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn khi làm bài.
Hoạt động 3
Đánh giá kết quả học tập
 -Giáo viên cùng học sinh treo, dán các bài vẽ và gợi ý cho học sinh nhận xét (những bài xé dán có thể làm thêm ở nhà).
5’
 -Học sinh cùng giáo viên treo dán bài và tự nhận xét theo gợi ý của giáo viên.
Về nhà :
Làm tiếp bài cho hoàn thành.
Quan sát màu sắc ở cỏ, cây, hoa, lá, 
Quan sát màu sắc ở các đồ vật và tập nhận xét màu.
Chuẩn bị bài 12 - Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Lí.
d ¿ t d T
Ngày Soạn : 
24/10/2009
Ngày Dạy : 
29/10/2009
Tiết 12
Bài 
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA MĨ THUẬT THỜI LÍ
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Giúp học sinh :
Hiểu biết thêm về mĩ thuật, đặc biệt là mĩ thuật thời Lí.
Nhận thức đầy đủ hơn vẻ đẹp của một số công trình, sản phẩm của mĩ thuật thời Lí thông qua đặc điểm và hình thức nghệ thuật.
Biết trân trọng và yêu quý nghệ thuật thời Lí nói riêng, nghệ thuật dân tộc nói chung.
 I - Tài Liệu
Giáo trình như bài 8.
Những bài viết về chùa Một Cột, tượng phật A-di-đà, rồng thời Lí và gốm (nếu có).
 II - Đồ Dùng
ĐDDH Mĩ Thuật 6 ; sưu tầm tranh, ảnh.
Phóng to một số hình vẽ chi tiết để giới thiệu cho rõ : kết cấu chùa Một Cột, nếp áo tượng A-di-đà, 
Tham quan di tích, bảo tàng mĩ thuật.
 III - Phương Pháp
Quan sát.
Thuyết trình.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’). Em biết gì về mĩ thuật thời Lí ?
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Giáo viên giới thiệu công trình kiến trúc chùa Một Cột (Hà Nội)
 -Giáo viên giới thiệu : 
 Y Trong hơn hai thế kỉ, dưới vương triều nhà Lí (1010 - 1225), nhà nước Đại Việt bước vào thời kì phong kiến hùng mạnh. Đạo Phật được đề cao và giữ địa vị quốc giáo. Nghệ thuật kiến trúc cung đình, nhất là kiến trúc Phật giáo phát triển mạnh : nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng (đặc biệt là ở vùng Kinh Bắc- quê hương của các vị vua Lí).
 Y Kiến trúc cung đình, kiến trúc Phật giáo phát triển đã tạo điều kiện cho nghệ thuật điêu khắc, trang trí thời kì này cũng phát triển theo.
 -Giáo viên giới thiệu, trình bày, diễn giải với đồ dùng và ảnh ở sách GK.
Kiến trúc
Chùa Một Cột (chùa Diên Hựu)
 -Giáo viên treo ảnh chùa Một Cột và giới thiệu.
Chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) được xây dựng năm 1049 là một trong những kiến trúc tiêu biểu của kinh thành Thăng Long.
Ngôi chùa nằm ở thủ đô Hà Nội, đã được trùng tu nhiều lần (lần cuối vào năm 1954). Hiện nay tuy không còn đúng như cũ (theo sử sách : chùa được xây to, đẹp, cảnh quang thoáng đãng) nhưng vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc ban đầu.
Ý nghĩa của hình dáng : Xuất phác từ ước mơ mong có hoàng tử nối nghiệp và giấc mơ gặp Quan Thế Âm Bồ Tát hiện trên đài sen của vua Lí Thánh Tông (1028 - 1054). Do đó chùa có kiến trúc độc đáo với hình dáng như một đoá sen nở, bên trong có tượng Quan Âm (Phật ngự trên toà sen).
 -Giáo viên giảng giải, trình bày, vấn đáp, khơi gợi để học sinh tập trung chú ý :
Toàn bộ ngôi chùa có kết cấu hình vuông (cạnh 3m) đặt trên môt cột đá khá lớn (đường kính 1.25m).
Trông xa, chùa giống như một đoá sen nở trên cột đá giữa hồ vuông Linh Chiểu.
Xung quanh hồ có lan can và hành lang tường có vẽ tranh (sử sách ghi lại : ngoài hồ tròn Liên Trì, bốn phía còn có cầu cong dẫn vào khu trung tâm và hai tòa bảo tháp phía trước).
Bố cục chung quy tụ về điểm trung tâm làm nổi bật trọng tâm của chùa với các nét cong mềm mại của mái, các đường thẳng khỏe khoắn của cột và các nét gấp khúc của các con sơn trụ chống xung quanh cột tạo nên sự hài hoà với những khoảng sáng tối ẩn hiện lung linh trong không gian yên ả.
-Giáo viên kết luận : 
Chùa Một Cột cho thấy trí tưởng tượng bay bổng của các nghệ nhân thời Lí, là một công trình kiến trúc độc đáo, đầy tính sáng tạo và đậm đá bản sắc dân tộc Việt Nam.
12’
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
 -Học sinh xem ảnh chùa Một Cột và nghe giới thiệu về chùa Một Cột.
 -Học sinh chú ý lắng nghe.
 -Học sinh nghe giáo viên kết luận về chùa Một Cột. 
Hoạt động 2
Giới thiệu tác phẩm điêu khắc tượng A-di-đà (chùa Phật Tích - Bắc Ninh)
-Giáo viên cho học sinh xem ảnh tượng A-di-đà. Hỏi :
Tượng được tạc như thế nào ?
Tượng được tạc từ khối đá nguyên màu xanh xám, là tác phẩm điêu khắc xuất sắc của nghệ thuật thời Lí nói riêng và của nền nghệ thuật dân tộc nói chung.
Tượng được chia thành 2 phần rõ rệt : tượng Phật A-di-đà và bệ đá tòa sen (chú ý tới nghệ thuật tạc tượng tuyệt vời của nghệ nhân thời Lí).
Phần tượng : Phật A-di-đa ngồi xếp bằng, hai bàn tay ngửa, đặt chồng lên nhau để trước bụng, tì nhẹ lên đùi theo quy định nhà Phật nhưng dáng ngồi vẫn thoải mái, không gò bó. Các nếp áo choàng bó sát người được buông từ vai xuống tạo nên những đường cong mềm mại, tha thướt và trau chuốt càng tôn thêm vẻ đẹp của pho tượng. Mình tượng thanh mảnh, ngồi hơi dướn về phía trước, trông uyển chuyển nhưng lại vững vàng. Khuôn mặt phúc hậu, dịu hiền mang đậm nét đẹp lí tưởng của người phụ nữ Việt Nam : mắt lá dăm, lông mày lá liễu, mũi dọc dừa thanh tú, cổ kiêu 3 ngấn và nụ cười kín đáo.
Phần bệ tượng : Bệ đá toà sen được trang trí bằng các hoa văn tinh xảo và hoàn mĩ, gồm 2 tầng :
Tầng trên là toà sen hình tròn, như đoá sen nở rộ với hai tầng cánh, các cánh sen chạm đôi rồng (đục nông, mỏng).
Tầng dưới là đế tượng hình bát giác, xung quanh được chạm trổ nhiều họa tiết trang trí hình hoa dây, hình chữ S và hình sóng nước.
 -Giáo viên kết luận : 
Cách sắp xếp bố cục chung của tượng hài hoà, cân đối, tạo được tỉ lệ cân xứng giữa tượng và bệ.
Tượng tuy phải tuân theo quy ước Phật giáo song không gò bó bởi cách diễn tả mềm mại, nuột nà, sự phối hợp các hoạ tiết trang trí tỉ mỉ nhưng sống động ; trang nghiêm nhưng không khô cứng.
Pho tượng là hình mẫu của cô gái đẹp trong sáng, lặng lẽ và lắng đọng đầy nữ tính nhưng lại không mất đi vẻ trầm mặc của Phật A-di-đà.
12’
 -Học sinh xem ảnh tượng Phật A-di-đà và trả lời câu hỏi.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu, về :
 +Phần tượng.
 +Phần bệ tượng.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật trang trí : Con rồng thời Lí.
 -Giáo viên cho học sinh xem hình rồng ở sách GK và giới thiệu :
 Rồng là hình ảnh tượng trưng cho quyền lực vua chúa. Song rồng thời Lí có đặc điểm cấu tạo khác hẳn với các thời trước hay cùng thời ở Trung Quốc (thời Hán, Đường, Tống). Là sản phẩm của sáng tạo trong nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Nét độc đáo :
Luôn được thể hiện trong dáng dấp hiền hoà, mềm mại, không có cặp sừng trên đầu và luôn có hình chữ “S” (biểu tượng cầu mưa của cư dân cổ sinh tụ tại Đông Nam Á).
Thân rồng khá dài, tròn lẳn, uốn khúc mềm mại, thon nhỏ từ đầu đến đuôi ; khúc uốn lượn theo nhịp thắt túi, có dạng một con rắn.
Các chi tiết mào, lông chân đều phụ hoạ theo kiểu thắt túi.
 -Giáo viên sưu tầm một số hình ảnh rồng sau này ở Việt Nam và Trung Quốc để có sự so sánh, phân tích, nêu bật được tính độc đáo của rồng thới Lí (rồng Trung Quốc mang tính hung dữ, đầy quyền uy).
Rồng được chạm khắc ở những di tích liên quan trực tiếp tới vua như như kinh đô, một số chùa nơi vua đã đi qua hay cư trú lại như chùa Phật Tích, chùa Giạm, chùa Long Đọi (Hà Nam),  thường có mặt cạnh biểu tượng Phật giáo như lá đề, hoa sen.
8’
 -Học sinh xem ảnh chụp hình rồng và nhận xét.
 -Học sinh nghe giới thiệu về rồng thời Lí.
Hoạt động 4
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật gốm
 -Giáo viên hỏi : Gốm thời Lí có đặc điểm gì ? (về hình dáng, trang trí, màu men). (Giáo viên cố sưu tầm và giới thiệu gốm thời Lí. Nếu không thì sưu tầm một số gốm mới có màu men ngọc, men trắng ngà, men nâu, da lươn và chỉ giới thiệu về màu cho học sinh nhận thức). Nhấn mạnh :
Cùng với nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và trang trí, nghệ thuật gốm phát triển mạnh và đạt đến đỉnh cao :
Có các trung tâm lớn và nổi tiếng như Thăng Long, Bát Tràng, Thổ Hà, Thanh Hoá.
Nhiều thể dạng : bát, đĩa, ấm, chén, bình, liễn, 
Chế tạo được các men gốm quý hiếm như men ngọc, men lục, men da lươn, men trắng ngà, 
Hình vẽ trang trí là hình tượng bông sen, đài sen, cách điệu, đắp nổi hay khắc chìm.
Đặc điểm :
Xương gốm mỏng, nhẹ chịu được nhiệt độ lửa cao ; nét khắc chìm, phủ men đều, bóng mịn và độ trong sâu.
Hình dáng nhẹ nhõm, thanh thoát, trau chuốt, mang vẻ đẹp trang trọng, quý phái.
8’
 -Học sinh xem ảnh một số gốm thời Lí và nhận xét.
-Nghe giáo viên giới thiệu về gốm thời Lí.
Hoạt động 5
Đánh giá kết quả học tập
 -Giáo viên hỏi :
Em hãy kể vài nét về chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà ?
Em còn biết thêm công trình nghệ thuật nào của thời Lí?
4’
 -Học sinh trả lời.
Về nhà :
Xem tranh, ảnh minh hoạ và bài học ở sách GK.
Chuẩn bị bài 13 - Vẽ tranh đề tài bộ đội.
d ¿ d T
Ngày Soạn : 
31/10/2009
Ngày Dạy : 
5/11/2009
Tiết 13
Bài 
 Vẽ Tranh ĐỀ TÀI BỘ ĐỘI
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh thể hiện tình cảm yêu quý anh bộ đội qua tranh vẽ.
Học sinh hiểu được nội dung đề tài bộ đội.
Học sinh vẽ được một tranh về đề tài bộ đội.
 I - Tài Liệu
Chọn tranh, ảnh đề tài bộ đội của họa sĩ và học sinh (thuộc các binh chủng qua hai cuộc kháng chiến).
 II - Đồ Dùng
Bộ tranh đề tài bộ đội.
 III - Phương Pháp
Vấn đáp : hỏi, gợi mở cho học sinh tự tìm nội dung vẽ.
Trực quan : giới thiệu các bài vẽ có bố cục, cách thể hiện khác nhau.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (2’)
Kể vài nét về chùa Một Cột ?
Tượng A-di-đà có gì đặc sắc ?
Gốm thời Lý phát triển như thế nào và có những đặc điểm gì ?
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
*Đây là bài vẽ phong phú, sinh động, gây nhiều cảm hứng. Cần cho học sinh hiểu biết hơn về hình ảnh anh bộ đội qua những hoạt động rèn luyện, chiến đấu cũng như trong sinh hoạt. Bộ đội là người bảo vệ đất nước, là hình ảnh gần gũi, thân thương.
 -Giáo viên cho học sinh kể lại những hiểu biết của mình về anh bộ đội.
 -Giáo viên cho học sinh xem tranh về bộ đội của hoạ sĩ và học sinh. Hỏi để học sinh nêu cảm nhận của mình ở các bức tranh.
 -Giáo viên gợi ý học sinh tìm cách thể hiện nội dung đề tài khác nhau : bộ đội với thiếu nhi, bộ đội luyện tập ngoài thao trường, bộ đội lao động giúp dân, 
 -Giáo viên gợi ý để học sinh tìm các hình ảnh chính, phụ theo suy nghĩ riêng. (Vẽ những gì ở tranh, hình ảnh nào là chính ? ...)
5’
 -Học sinh kể lại những hiểu biết của mình về anh bộ đội.
 -Học sinh xem một số tranh về bộ đội. 
 -Học sinh kể ra một số nội dung của đề tài.
 -Học sinh tìm các hình ảnh chính, phụ theo suy nghĩ riêng.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh vẽ tranh
 -Giáo viên nhắc lại các bước tiến hành như các bài vẽ trước : tìm bố cục ; vẽ hình ; vẽ màu.
 -Giáo viên nhắc học sinh bám sát chủ đề đã chọn nhưng cần tìm bố cục khác nhau và thể hiện rõ hình ảnh anh bộ đội.
6’
 -Học sinh nêu lại các bước vẽ tranh đề tài.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài
 -Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
 -Giáo viên theo dõi, gợi ý để học sinh làm bài có kết quả. Cụ thể về bố cục, cách vẽ hình, cách vẽ màu.
27’
 -Học sinh thực hiện bài tập.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập
 -Giáo viên chọn một số bài tốt, cho học sinh treo, dán và gợi ý học sinh nhận xét, về :
Bố cục ;
Cách vẽ hình ; 
Vẽ màu.
Chú ý :
Bài này giáo viên nhấn mạnh về cách vẽ hình vì vẽ bộ đội phải chú ý nhiều đến hình dáng thể hiện hoạt động (đi, đứng, chạy, ) và trang phục, khí tài. Tuy không cần chính xác nhưng cần vẽ được những nét chính, cơ bản để thể hiện được đặc điểm.
 -Giáo viên có thể đánh giá, xếp loại một số bài vẽ.
5’
 -Học sinh treo, dán một số bài.
 -Học sinh tập nhận xét về bố cục, hình vẽ, màu sắc.
Về nhà :
Hoàn thành bài vẽ.
Chuẩn bị bài 14 - trang trí đường diềm (Bài kiểm tra 1 tiết).
d ¿ d T
Ngày Soạn : 
7/11/2009
Ngày Dạy : 
12/11/2009
Tiết 14
Bài 
 TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM
(Kiểm tra 1 tiết)
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh hiểu cái đẹp của trang trí đường diềm và ứng dụng của đường diềm vào đời sống.
Học sinh biết cách trang trí đường diềm theo trình tự và bước đầu tập tô màu theo hòa sắc nóng, lạnh.
Học sinh vẽ và tô màu được một đường diềm theo ý mình.
 I - Tài Liệu
Ngô Tuý Phương, Những bài mẫu trang trí hình vuông.
Trần Hữu Trí, Những bài mẫu trang trí hình chữ nhật.
 II - Đồ Dùng
Môït số đồ vật có trang trí ứng dụng : bát, đĩa, giấy khen, khăn, áo, diềm bích báo, 
Một số bài trang trí đường diềm của học sinh cũ để so sánh, đối chứng (vẽ đúng / vẽ sai, tô màu đẹp / chưa đẹp, ).
Một số hình minh hoạ cách vẽ (hình phóng to) hay thị phạm).
Một số bài vẽ đẹp.
 III - Phương Pháp
Trực quan ; 
Vấn đáp ; Luyện tập.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’)
 -Giáo viên nhận xét, xếp loại một số bài làm thêm ở nhà.
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
 -Giáo viên giới thiệu một số đồ vật : bát đĩa, khay, chén, quần áo, mũ, túi, rồi hỏi :
Đường diềm là gì ?
Đường diềm có tác dụng gì ? (làm đẹp đồ vật, trang trí nhà cửa, y phục, đồ gốm, )
Lưu ý : 
*Giáo viên cần cho học sinh lấy ví dụ từ thực tế để thấy được vẻ đẹp và cách sử dụng của đồ dùng.
Cách sắp xếp hoạ tiết trên các đồ dùng :
Nhắc lại hoạ tiết theo chiều dài, chiều cong, chu vi. Hoạ tiết cần bằng nhau và cách đều.
Xen kẽ các hoạ tiết khác nhau (để bài không bị đơn điệu, nhàm chán). Các hoạ tiết giống nhau thì tô cùng màu, cùng đậm nhạt.
 -Giáo viên giới thiệu vài đồ vật có trang trí theo nhiều cách (xen kẽ, nhắc lại) và hỏi : Họa tiết sắp xếp ở đường diềm thế nào ?
6’
 -Học sinh quan sát một số đồ vật và trả lời (nhận xét) về đường diềm.
 -Học sinh nghe giới thiệu về cách sử dụng đường diềm trên các đồ vật.
 -Học sinh xem, trả lời.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ đường diềm
 -Giáo viên treo đồ dùng hay vẽ lên bảng để giới thiệu cách vẽ :
Kẻ hai đường song song bằng nhau (có tỉ lệ hợp lí giữa chiều dài và chiều rộng) ;
Chia các khoảng đều nhau hay các khoảng to, nhỏ xen kẽ nhau.
Vẽ hoạ tiết cho đều vào các khoảng (xen kẽ hay xen kẽ đảo). Có thể vẽ một hoạ tiết rồi rồi can ra cho đều.
Tô màu.
 -Giáo viên cho học sinh xem bài có hoà sắc nóng, lạnh hay đồ vật có hoà sắc phối hợp giữa nóng và lạnh. Chú ý về cách tô màu nền để làm nổi hoạ tiết. Ví dụ : 
Nền đậm thì hoạ tiết nhạt ;
Nền nhạt thì hoạ tiết đậm 
6’
 -Học sinh nhìn hình giới thiệu cách vẽ và nghe giáo viên giới thiệu cách vẽ đường diềm.
 -Học sinh xem bài có hoà sắc nóng, hòa sắc lạnh  
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài
 -Giáo viên ghi đề bài lên bảng : 
Trang trí đường diềm, khuôn khổ : 20 cm x 4 cm.
 -Giáo viên gợi ý đề bài : Chia từ 4 - 5 ô.
 -Giáo viên góp ý về cách vẽ hoạ tiết và tô màu.	
28’
 -Học sinh làm bài.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập.
 -Giáo viên cùng học sinh treo, dán một số bài lên bảng rồi giáo viên gợi ý cho học sinh nhận xét, đánh giá, xếp loại một số bài.
 -Giáo viên củng cố, động viên học sinh .
4’
 -Học sinh cùng giáo viên treo, dán bài và tự nhận xét, đánh giá.
Về nhà : Gấp, cắt (xé) dán bằng giấy màu thành chiếc mũ Trung thu (có thể xé dán hoạ tiết) ; Chuẩn bị bài 15 - Vẽ mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (vẽ hình).
Tiết 15
Bài 
Ngày Soạn : 
17/11/2009
Ngày Dạy : 
22/11/2009
Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU (Vẽ Hình)
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh biết được cấu trúc của mẫu, biết bố cục bài vẽ thế nào là hợp lí và đẹp.
Học sinh biết cách vẽ hình và vẽ được hình gần giống mẫu.
 I - Tài Liệu
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2, 3, 4), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ Dùng
ĐDDH MT6.
Phạm Viết Song, Tự học vẽ, NXB GD, tái bản 2002.
Làm bảng hướng dẫn (khuôn khổ : 54 cm x 79 cm) có từ 3 - 4 bố cục khác nhau về vị trí cùng một mẫu.
Mẫu vẽ.
Một số bài của hoạ sĩ và của học sinh.
 III - Phương Pháp
Trực quan.
Quan sát.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’)
 -Giáo viên kiểm tra bài tập làm thêm ở nhà (nhận xét, chấm một số bài).
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
 -Giáo viên đặt mẫu cho học sinh xem rõ (có thể có 2 - 3 nhóm vẽ).
 -Giáo viên giới thiệu 3 - 4 bố cục hình trụ, hình cầu ở các vị trí (vẽ trước hay thị phạm).
 -Giáo viên hỏi : 
Hình vẽ nào có bố cục hợp lí ? Vì sao ?
 -Giáo viên bổ sung :
Điểm đặt hình trụ, hình cầu trên đường ngang, cách quá xa thì bố cục bị loãng, không có gần, xa (nên đặt có trước, có sau, gần lại).
Cạnh hình trụ chia đôi hình cầu (hình không thuận). C

File đính kèm:

  • docGAMT6,11-15.doc