Bài giảng Tiết 16 - Bài 16: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (tiếp - Vẽ đậm nhạt)

v Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.

Học sinh hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo qua nội dung và hình thức thể hiện.

doc14 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 16 - Bài 16: Mẫu có dạng hình trụ và hình cầu (tiếp - Vẽ đậm nhạt), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh biết phân biệt các độ đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu : Đậm - đậm vừa – nhạt - sáng.
Học sinh biết phân biệt các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của hình trụ và hình cầu.
Vẽ được đậm nhạt gần giống mẫu.
 I - Tài Liệu 
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2, 3, 4), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ Dùng 
Bảng minh hoạ hướng dẫn vẽ đậm nhạt gồm :
Ảnh hình trụ và hình cầu (hay vật cùng dạng như chai, lọ,) ;
Hình vẽ đậm nhạt hình trụ và hình cầu.
Hình vẽ đậm nhạt hình lăng trụ.
Bảng hướng dẫn ở ĐDDH.
Một số tranh vẽ của họa sĩ và học sinh.
 III - Phương Pháp 
Trực quan.
Quan sát.
Luyện tập.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’) 
Nhắc lại các bước dựng hình hình trụ và hình cầu.
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu 
 -Giáo viên giới thiệu các hình ảnh :
Ảnh chụp cái hộp và quả (hình cầu).
Hình vẽ đậm nhạt ở cái hộp và quả.
Hình vẽ đậm nhạt ở hình lăng trụ.
 -Giáo viên hỏi :
Độ đậm nhạt ở ba hình trên như thế nào ? (Khác nhau. Ở ảnh chụp, độ đậm nhạt ở hình trụ và quả khó phân biệt ranh giới ; ở hình lăng trụ, đậm nhạt của các mặt phẳng rõ ràng, dễ phân biệt ranh giới. Vẽ đậm nhạt không nên vẽ như ảnh chụp). Vậy vẽ đậm nhạt phải như thế nào ?
Quan sát mẫu.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu, về :
Hướng ánh sáng chiếu tới mẫu (chiếu từ những hướng nào tới ? Hướng nào chiếu mạnh? Hướng nào chiếu yếu ?).
Đậm nhạt ở mẫu : Nơi nào đậm nhất, đậm vừa? Nơi nào nhạt, sáng ?
5’
 -Học sinh quan sát, nhận xét ảnh chụp và hình vẽ. 
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh quan sát mẫu - trả lời theo sự quan sát mẫu.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách vẽ đậm nhạt 
 -Giáo viên cho học sinh xem hình minh hoạ, giảng về các mảng đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu.
 -Giáo viên giới thiệu cách vẽ đậm nhạt.
Vẽ phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của chúng:
Hình trụ mảng chạy dọc thân ;
Hình cầu mảng chạy theo chiều cong.
Vị trí : Tuỳ vị trí, tuỳ ánh sáng mạnh hay yếu mà các mảng sẽ không bằng nhau.
Dùng các nét thưa, dày, đậm, nhạt đan xen vào nhau để tạo đậm nhạt (Ở hình trụ : nên dùng các nét thẳng đứng ; ở hình cầu nên dùng các nét cong theo cấu trúc của nó).
Chú ý : 
Diễn tả mảng đậm trước, sau đó tìm ra độ đậm vừa, nhạt.
Luôn nhìn mẫu để so sánh các độ đậm nhạt trong bài, cần nhấn mạnh đậm hoặc tẩy sáng những chỗ cần thiết cho bài vẽ sinh động
Vẽ đậm nhạt phần nền để bài vẽ có không gian.
6’
 -Học sinh quan sát hình minh họa cách vẽ và nghe giáo viên giảng về các mảng đậm nhạt ở hình trụ và hình cầu.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu về cách vẽ đậm nhạt.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài.
 -Giáo viên ra đề thực hành.
 -Giáo viên giúp học sinh phân mảng đậm nhạt và so sánh tương quan đậm nhạt.
27’
 -Học sinh làm bài.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên cùng học sinh treo, dán một số bài rồi yêu cầu học sinh nhận xét về cách vẽ đậm nhạt và tương quan đậm nhạt.
6’
 -Học sinh treo, dán một số bài và nhận xét theo cảm nhận riêng.
Về nhà :
Quan sát độ đậm nhạt ở các đồ vật có mặt cong (chai, lọ, quả có dạng hình cầu,).
Chuẩn bị bài 17 - Kiểm tra chất lượng học kì I (Vẽ tranh đề tài tự do).
‹s ² Ï ² ²s
Ngày Soạn : 
21/11/2009
Ngày Dạy : 
26/11/2009
Tiết 17
Bài 
Kiểm Tra Chất Lượng Học Kì I
VẼ TRANH ĐỀ TÀI TỰ DO
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo để tìm các đề tài yêu thích.
Rèn luyện kĩ năng thể hiện một bài vẽ theo nội dung và hình thức tự chọn.
Học sinh vẽ tranh theo ý thích bằng các chất liệu khác nhau.
 I - Tài Liệu 
Huỳnh Phạm Hương Trang, Bí quyết vẽ tranh đề tài, NXB Mĩ thuật, 1997.
 II - Đồ Dùng 
Tìm, chọn một số tranh với các thể loại.
Bộ tranh về đề tài tự do (đồ dùng D - H MT6).
 III - Phương Pháp 
Kiểm tra, đánh giá.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : Không kiểm tra.
III - Bài Mới : Giới thiệu bài : kiểm tra chất lượng học kì I.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh làm bài kiểm tra 
 -Giáo viên phát đề kiểm tra : Vẽ tranh đề tài tự do.
 -Giáo viên gợi ý cho học sinh chọn thể loại tranh.
 -Giáo viên giới thiệu qua một số tranh và nhắc nhở những yêu cầu của bài kiểm tra.
Chú ý : 
*Đây là bài kiểm tra học kì nên phải gợi mở để học sinh bộc lộ khả năng, sở trường của mình với từng thể loại : tranh sinh hoạt, phong cảnh, chân dung, tĩnh vật, 
 -Giáo viên coi học sinh làm bài.
 -Giáo viên thu bài.
1’
2’
39’
1’
 -Học sinh nhận đề.
 -Học sinh xem qua một số tranh và nghe gợi ý của giáo viên.
 -Học sinh làm bài.
 -Học sinh nộp bài.
Hoạt động 2
Nhận xét, đánh giá 
 -Giáo viên treo, dán một số bài và cho học sinh nhận xét, đánh giá một số bài.
2’
 -Học sinh nhận xét, đánh giá một số bài.
Về nhà :
Tìm và xem tranh tĩnh vật của họa sĩ và thiếu nhi.
Chuẩn bị bài 18 - Trang trí hình vuông.
‹s ² Ï ²s
Ngày Soạn : 
12/12/2009
Ngày Dạy : 
17/12/2009
Bài 
Tiết 18
 TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh biết được cách trang trí hình vuông cơ bản và ứng dụng.
Biết sử dụng các hoạ tiết trang trí vào trang trí hình vuông.
Học sinh làm được bài trang trí hình vuông hay cái thảm.
 I - Tài Liệu 
Ngô Tuý Phượng, Trần Hữu Trí, Những bài mẫu trang trí hình vuông, NXB Giáo dục, 2001.
 II - Đồ Dùng 
Một vài đồ vật có dạng hình vuông : nắp hộp, khay, thảm, khăn vuông, gạch men, 
Một vài bài trang trí hình vuông và cái thảm (dài 25cm ; rộng 20 cm).
Một số bài của học sinh (đẹp và chưa đẹp).
Hình minh hoạ các cách sắp xếp trong hình vuông (hình phô tô hay vẽ trên bảng).
 III - Phương Pháp 
Trực quan và quan sát ;
Trao đổi, vấn đáp.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp, nhắc trật tự.
II - Bài Cũ : (2’) 
Nhận xét bài kiểm tra chất lượng học kì I.
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét 
 -Giáo viên cho học sinh xem một số bài trang trí ứng dụng : gạch hoa, khăn, khay,  và một số bài cơ bản. Hỏi (cho học sinh thấy sự giống nhau và khác nhau của cách trang trí hình vuông), về :
Trang trí đối xứng và trang trí mảng hình không đều ;
Trang trí đơn giản, thoáng và trang trí có nhiều mảng hình, hoạ tiết, màu sắc, 
 -Giáo viên cho học sinh xem một số bài trang trí cơ bản, hỏi để học sinh nhận ra :
Mảng trọng tâm ở giữa, rõ về hình và màu.
Hình vẽ giống nhau, vẽ bằng nhau, màu sắc như nhau.
Chú ý : 
 Trang trí hình vuông cơ bản cần kẻ các trục đối xứng để vẽ hoạ tiết và tô màu cho đều.
4’
 -Học sinh xem một số bài trang trí ứng dụng và trả lời.
 -Học sinh nhận ra sự khác nhau về bố cục, hình vẽ và màu sắc giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh cách trang trí hình vuông cơ bản 
 -Giáo viên cho học sinh xem hình 5 (sách GK), và giới thiệu các bước tiến hành trang trí hình vuông.
Bước 1 :
Kẻ các trục đối xứng (ngang, dọc, chéo).
Dựa vào đường kẻ trục để vẽ các mảng chính, phụ cho cân đối. Có thể tìm nhiều mảng khác nhau.
Bước 2 :
Vẽ họa tiết vào các mảng cho phù hợp với hình dáng của chúng (ở góc vuông, ở mảng tròn).
Bước 3 :
Tìm đậm nhạt (bằng chì). Tránh vẽ quá đậm (bài sẽ nặng nề) hay quá nhạt (bài sẽ mờ ảo, không rõ trọng tâm) hay quá tương phản (bài sẽ khô cứng).
Bước 4 : 
Tìm màu theo đậm nhạt, chú ý :
Nền đậm thì hoạ tiết sáng (và ngược lại) ;
Cần xen kẽ màu trung gian giữa hai màu tương phản. Các cặp màu bổ túc cạnh nhau.
4’
 -Học sinh xem hình 5 (sách GK) và phát biểu, góp ý về các bước tiến hành trang trí hình vuông.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh làm bài 
 -Giáo viên phô tô hình vuông (cạnh 12cm) đã chia mảng, phát cho học sinh, rồi yêu cầu học sinh tự tìm hoạ tiết (có thể tự tìm bố cục), tìm hình và tô màu.
 -Giáo viên góp ý về bố cục, hoạ tiết và màu sắc (có thể vẽ tiếp ở nhà).
32’
 -Học sinh làm bài, đồng thời nghe giáo viên góp ý và sửa chữa bài.
Hoạt động 4
Đánh giá kết quả học tập 
-Giáo viên chọn bài khá, gợi ý cho học sinh nhận xét, đánh giá.
3’
 -Học sinh treo, dán một số bài và tự nhận xét, đánh giá.
Về nhà :
Hoàn thành bài.
Chuẩn bị bài 19 - Tranh dân gian Việt Nam. Gấp (cắt), dán hoạ tiết vào hình vuông, như sau : gấp tư tờ giấy màu rồi cắt dán vào hình vuông.
Ngày Soạn : 
24/12/2009
Ngày Dạy : 
29/12/2009
Bài 
Tiết 19
TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, vai trò của tranh dân gian trong đời sống xã hội Việt Nam.
Học sinh hiểu giá trị nghệ thuật và tính sáng tạo qua nội dung và hình thức thể hiện.
 I - Tài Liệu 
Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh, Lược sử mĩ thuật và mĩ thuật học, tái bản 2002.
Nguyễn Bá Vân, Chu Quang Trứ, Tranh dân gian Việt Nam, NXB Văn hoá.
 II - Đồ Dùng 
Tập tranh dân gian (NXB VH-TT).
Sưu tầm trên báo chí, hình vẽ về tranh dân gian.
 III - Phương Pháp 
Sử dụng tất cả các phương pháp. Chú ý phương pháp thuyết trình, vấn đáp, minh hoạ.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (1’) 
Kiểm tra bài thực hành làm thêm ở nhà.
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tranh dân gian.
 -Giáo viên hỏi : Em biết gì về tranh dân gian ? (Kiến thức ở lớp 4).
 -Giáo viên giới thiệu :
Tranh dân gian nằm trong dòng nghệ thuật cổ Việt Nam. Tranh đã có từ lâu, đời này truyền qua đời khác, và cứ mỗi dịp xuân về, Tết đến thì lại được bày bán cho mọi người dân treo trong dịp Tết. Vì thế còn được gọi là tranh Tết. 
Tranh dân gian do một tập thể nghệ nhân, dựa trên cơ sở một cá nhân có tài trong cộng đồng nào đó sáng tạo ra đầu tiên. Sau đó tập thể bắt chước và phát triển đến chỗ hoàn chỉnh.
 -Giáo viên treo tranh cho bài giảng và giới thiệu :
Tranh dân gian được lưu hành rộng rãi trong nhân dân, do các nghệ nhân vẽ, in và bán vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm ; được đông đảo nhân dân ưa thích.
Tranh dân gian có các loại tranh Tết, tranh thờ, được làm ra ở nhiều nơi và mang phong cách của từng vùng (Đông Hồ - Bắc Ninh ; Hàng Trống - Hà Nội ; Kim Hoàng - Hà Tây, ).
Tranh được in bằng ván gỗ hoặc kết hợp nét khắc gỗ và tô màu bằng tay. Màu sắc tươi ấm, nét vẽ đôn hậu, hồn nhiên, được quần chúng yêu thích.
7’
 -Học sinh trả lời.
 -Học sinh nghe giáo viên giới thiệu.
 -Học sinh xem tranh và nghe giáo viên giới thiệu về xuất xứ của tranh dân gian.
Hoạt động 2
Kĩ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian (ở tranh Đông Hồ, Hàng Trống) 
 -Giáo viên cho học sinh xem 2 bức tranh Gà mái và Ngũ hổ ở sách GK và hỏi :
Bức tranh Gà mái có bao nhiêu màu ? Các mảng màu được ngăn cách với nhau như thế nào ?
Bức tranh Ngũ hổ được vẽ bằng những màu nào ?
Hai bức tranh có điểm gì giống nhau, có điểm gì khác nhau ?
 -Giáo viên phân tích 2 tranh và nói về kĩ thuật làm tranh :
Tranh Gà mái và tranh Ngũ hổ đều là tranh khắc gỗ dân gian. Ở tranh Gà mái, các màu đều được in bằng các bảng gỗ khác nhau (mỗi bản in một màu). Sau đó in nét viền hình bằng màu đen ; tranh Ngũ hổ chỉ có một bản khắc nét (in đen), còn các màu tô bằng bút lông. Tranh Gà mái thuộc dòng tranh Đông Hồ, còn tranh Ngũ hổ thuộc dòng tranh Hàng Trống.
Tranh Gà mái có màu sắc rõ ràng, nét viền đen to, đậm nên màu tươi mà không bị rợ.
Tranh Ngũ hổ do tô bằng tay nên những chỗ màu được vờn chồng lên nhau nên tranh mềm mại hơn, tươi mà không chói. Nét viền đen ở tranh Ngũ hổ thì mảnh, trau chuốt, nhiều chỗ lẫn với màu, còn viền đen ở tranh Gà mái lại thô, tròn lẳn và rất rõ ràng.
 *Kết luận :
 Để có một bức tranh ra đời, các nghệ nhân phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau từ khắc hình trên ván gỗ, in và tô màu theo một quy trình rất công phu.
15’
 -Học sinh xem tranh Gà mái, tranh Ngũ hổ và nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa hai tranh.
 -Học sinh nghe giáo viên phân tích để hiểu về kĩ thuật làm tranh của dòng tranh.
-Học sinh nghe kết luận.
Hoạt động 3
Tìm hiểu đề tài của tranh dân gian 
 -Giáo viên cho học sinh xem tranh ở sách GK và ở đồ dùng DH, hỏi :
Các bức tranh trên vẽ những nội dung gì ?
 -Giáo viên giới thiệu :
 Tranh khắc gỗ dân gian phục vụ quảng đại quần chúng nên đề cập tới nhiều đề tài khác nhau và rất gần gũi với đời sống của người lao động như các đề tài :
Chúc tụng : vẽ về mơ ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và cầu chúc mọi sự tốt lành.
Đề tài sinh hoạt vui chơi : Múa rồng, 
Đề tài lao động sản xuất : Đi bừa, Gà mái, 
Đề tài lịch sử : Bà Triệu, Phù Đổng Thiên Vương, 
Vẽ theo tích truyện : lấy đề tài từ các truyền thuyết dân gian dân gian vốn được nhân dân ưa thích : Tống Trân Cúc Hoa, 
Trào lộng, phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội : Đánh ghen, Thầy đồ Cóc, 
Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên đất nước, phục vụ tôn giáo (thờ cúng) : Tứ quý, Lý Ngư vọng nguyệt, Ngũ hổ (thờ), 
8’
 -Học sinh một số tranh nhiều đề tài và kể một số nội dung của tranh dân gian.
 -Học sinh nghe.
Hoạt động 4
Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của tranh dân gian 
 -Giáo viên giới thiệu : 
 Tranh dân gian đã được đa số nhân dân yêu thích, là một bộ phận của nền văn hoá dân tộc và của nhân loại. Các giá trị :
Tranh dân gian chứng tỏ sự thống nhất, hoàn chỉnh trong nếp nghĩ và lao động có truyền thống của một dân tộc ; là những sáng tạo tập thể của quần chúng nhân dân lao động, vì thế mang bản sắc dân tộc đậm đà.
Dù phản ánh đề tài nào tranh cũng hết sức hồn nhiên, trực cảm, tạo cái đẹp hài hoà giữa ý tứ và bố cục, nét vẽ và màu sắc. Do đó, màu sắc tươi tắn mà không loè loẹt, nét viền thô mà không bị cứng.
Hình tượng có sức khái quát cao, hình vừa hư vừa thực khiến người xem nhìn thuật mắt, nghĩ thuận tình, ngắm mãi không chán.
Bố cục theo lối ước lệ, thuận mắt. Vì thế có nhiều bố cục phong phú, hấp dẫn. Chữ, thơ ở tranh làm bố cục thêm ổn định, minh hoạ thêm cho chủ đề.
Biết khai thác nguyên liệu, hoạ phẩm dễ tìm kiếm trong thiên nhiên (hoa hoè, lá chàm, ) với số màu hạn chế nhưng do cách sắp xếp khéo, các nghệ nhân đã tái hiện lại cuộc sống trên tranh cách đa dạng, phong phú, hấp dẫn.
10’
 -Học sinh nghe giáo viên nói về những giá trị của tranh dân gian.
Hoạt động 5
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên hỏi một số câu hỏi ngắn củng cố kiến thức.
Xuất xứ của tranh dân gian ?
Kĩ thuật làm tranh khắc gỗ dân gian ?
Đề tài của tranh dân gian ?
 -Giáo viên tóm tắt một số ý chính.
4’
 -Học sinh trả lời.
Về nhà : 
Sưu tầm thêm tranh dân gian.
Chuẩn bị bài 20 – Mẫu : Bình đựng nước và cái hộp.
 — ² [ – –
Ngày Soạn : 
1/1/2010
Ngày Dạy : 
6/1/2010
Bài 
Tiết 20
Vẽ theo mẫu : MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT (Bình Đựng Nước Và Cái Hộp)
A
Mục Tiêu
B
Chuẩn Bị
Học sinh biết được cấu tạo của cái bình đựng nước và, cái hộp và bố cục bài vẽ.
Vẽ được hình có tỉ lệ gần với mẫu.
 I - Tài Liệu
Lê Thanh Lộc, Hình hoạ căn bản (tập 1, 2, 3, 4), NXB Văn hoá thông tin.
 II - Đồ Dùng
Hình minh hoạ các bước vẽ cái bình nước và cái hộp ở các hướng.
Hình minh hoạ cách vẽ ở đồ dùng.
Một số bài vẽ của hoạ sĩ và học sinh.
 III - Phương Pháp
Quan sát.
Luyện tập.
I - Ổn Định : Kiểm tra sĩ số lớp.
II - Bài Cũ : (2’)
Hai dòng tranh chính của tranh dân gian là gì ?
Hãy kể một số đề tài và một số tranh tiêu biểu của tranh dân gian ?
III - Bài Mới : Giới thiệu bài.
Hoạt Động Của Thầy
TG
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1
Hướng dẫn học sinh bày mẫu
 -Giáo viên giới thiệu một số vật mẫu và gợi ý cách bày mẫu :
Đặt mẫu vừa tầm mắt học sinh (có thể chia 2 nhóm).
Bày mẫu ở một số vị trí, cho học sinh nhận xét cách bày nào đẹp nhất.
 -Giáo viên tóm tắt nhận xét của học sinh.
2’
 -Học sinh quan sát, nhận xét cách bày mẫu để có bố cục hợp lí.
 -Học sinh nghe giáo viên tóm tắt cách bày mẫu.
Hoạt động 2
Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét mẫu ở một vài hướng :
Bình nước có nắp, tay cầm và đáy ; miệng rộng hơn đáy và có hình bầu dục, miệng rộng hay hẹp tuỳ theo đường tầm mắt ; tay cầm ở các vị trí : ở bên, ở giữa hay phía sau,  tuỳ vị trí.
Cái hộp : Thấy được 2 hay 3 mặt. Các mặt thay đổi hình dạng, kích thước tùy theo vị trí.
Độ đậm, nhạt của hai vật khác nhau.
4’
 -Học sinh quan sát, nhận xét về mẫu và nghe giáo viên giới thiệu về mẫu.
Hoạt động 3
Hướng dẫn học sinh cách vẽ
 -Giáo viên cho học sinh nhắc lại các bước vẽ theo mẫu và giới thiệu :
Vẽ phác khung hình chung.
 -Giáo viên hướng dẫn ở đồ dùng và cả ở mẫu cho học sinh nhận ra :
Ở mỗi vị trí khác nhau thì khung hình không như nhau ;
Hình hộp sẽ khác nhau về hình dáng và tỉ lệ.
Vẽ hình.
 -Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu và hình minh hoạ (dùng hình 2 (sách GK) hay đồ dùng để hướng dẫn) :
Vẽ khung hình chung và khung hình riêng phù hợp vào giấy.
Tìm tỉ lệ các bộ phận (như các bài trước).
Chú ý : 
Điểm đặt của bình nước ;
Chiều ngang của miệng bình và đáy bình ;
Chiều ngang của các mặt hộp ;
Vị trí tay cầm.
4’
 -Học sinh nhắc lại các bước vẽ theo mẫu theo phương pháp chung.
 -Học sinh xem hình minh hoạ và nghe hướng dẫn các bước vẽ bài này.
Hoạt động 4
Hướng dẫn học sinh làm bài
 -Giáo viên cất đồ dùng, xoá hình ở bảng, cho học sinh gấp sách GK và làm bài.
 -Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh quan sát mẫu và vẽ.
30’
 -Học sinh quan sát mẫu và làm bài.
Hoạt động 5
Đánh giá kết quả học tập 
 -Giáo viên đặt (treo, dán) một số bài khá, hướng dẫn học sinh nhận xét về bố cục, tỉ lệ và hình vẽ.
3’
 -Học sinh nhận xét bài và tự xếp loại một số bài.
Về nhà :
Chuẩn bị bài 21 - Vẽ mẫu có hai đồ vật : Cái bình đự

File đính kèm:

  • docGAMT6,16-20.doc
Bài giảng liên quan