Bài giảng Tiết 17: Peptit và protein

 

HS: Nêu tính chất vật lý.

GV: tóm tắt nội dung chính

? Trên cơ sở cấu tạo của protein đã tìm hiểu hãy dự đoán về tính chất hoá học của protein?

HS: dự đoán có phản ứng thuỷ phân

GV: yêu cầu HS lên bảng viết ptpư thuỷ phân một đoạn phân tử protein đơn giản.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 17: Peptit và protein, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 17: Peptit và protein
I. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức 
 Biết được:
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất của protein (sự đông tụ; phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu của protein với Cu(OH)2). Vai trò của protein đối với sự sống.
- Khái niệm enzim và axit nucleic. 
2. Kĩ năng 
- Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của protein.
- Phân biệt hai khái niệm Peptit và protein
- Phân biệt dung dịch protein với chất lỏng khác.
3. Trọng tâm bài học 
	- Đặc điểm cấu tạo phân tử protein
	- Tính chất hoá học của protein: Phản ứng thuỷ phân, phản ứng màu biure.
II. Chuẩn bị
Giáo viên: Dụng cụ hoá chất cho phản ứng màu của anbumin
 Máy chiếu, phim mô phỏng cho cấu trúc ADN, tính chọn lọc của xúc tác enzim
Học sinh: Ôn lại bài peptit, thành thạo kỹ năng viết ptpư thuỷ phân, gọi tên peptit.
III. Phương pháp dạy học: 
	- Vấn đáp kiểm tra, dạy học nêu vấn đề kết hợp sử dụng thí nghiệm chứng minh và CNTT. 
IV. Tổ chức các Hoạt động dạy học (Tiết 17)
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: (7’)
Nội dung kiểm tra bài cũ
Em hãy nêu định nghĩa peptit? liên kết peptit? Nêu tính chất hoá học đặc trưng của peptit và viết ptpư thuỷ phân tri peptit sau: 
H2N–CH2–CO–NH–CH–CO–NH–CH–COOH + 2H2O
	 CH3	 CH(CH3)2 
 (Gly–Ala–Val)
Bài mới 
ĐVĐ : Trong bài trước ta đã nghiên cứu về peptit. Hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu một loại hợp chất mà khi thuỷ phân cũng cho sản phẩm cuối cùng là các - amino axit. Chất này có thể cấu tạo phức tạp hơn peptit, về thành phần nguyên tố nó không chỉ chứa các nguyên tố C,H,O,N mà có thể có thêm các nguyên tố khác. Theo quan điểm sinh học thì chất này được coi là “Chất mang sự sống”- đó chính là protein. Protein theo tiếng hi lạp là “Protos” có nghĩa là “đầu tiên”, “quan trọng nhất”. Khi nói về vai trò của nó đối với sự sống có một triết gia đã khẳng định: “Bất cứ nơi nào có hiện tượng sống chúng ta đều thấy nó đi liền với protein, bất cứ nơi nào có protein chúng ta bắt buộc phải gặp hiện tượng sống”. Câu nói của Ăng-ghen trong tác phẩm “phép biện chứng tự nhiên” cho ta thấy vai trò quan trọng của protein đói với sự sống. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về protein.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: (5’) Tìm hiểu khái niệm protein, phân loại protein
GV: Chiếu hình ảnh phân tử Insulin và giới thiệu đây là một loại protein. 
? Bằng kiến thức môn sinh và những hiểu biết của mình, kết hợp tài liệu Sgk em hãy nêu khái niệm về protein?
HS: Nêu khái niệm 
GV: chính xác hoá bằng chiếu định nghĩa. 
GV: đặt vấn đề phân loại protein
Protein có nhiều loại khác nhau VD: trong cơ thể người thì Protein của tóc khác với protein trong máu khác với protein trong cơ... trong động vật thì thịt gà khác thịt lợn, khác với trứng.... 
? Em hãy theo dõi tài liệu sgk và cho biết protein được chia thành mấy loại? Cho ví dụ mỗi loại? 
GV: Chiếu hình ảnh về một số thành phần “phi protein” VD: axit nucleic
GV: trong chương trình chúng ta chỉ nghiên cứu về các protein đơn giản. 
GV: Để giải thích về sự đa dạng của protein chúng ta cùng tìm hiểu phần 2- cấu tạo phân tử protein
Hoạt động 2: (7’) Tìm hiểu cấu tạo phân tử protein
GV: chiếu cấu tạo 1 đoạn phân tử protein
? Từ khái niệm protein đã nêu trên, kết hợp tài liệu sgk và hình ảnh em hãy mô tả cấu tạo phân tử protein?
HS: Nêu cấu tạo phân tử protein.
? Em hãy so sánh cấu tạo phân tử protein và peptit.
HS: Có cấu tạo tương tự nhưng số lượng gốc - amino axit trong protein nhiều hơn peptit, cấu tạo phức tạp hơn 
GV: Theo em các phân tử protein khác nhau ở những đặc điểm nào? 
GV: Bây giờ các em đã có thể hiểu được tại sao chỉ từ khoảng hơn 20 amino axit lại có thể tạo ra nhiều loại protein như vậy. Đó chính là sự đa rạng cũng là sự phức tạp của protein mà con người hiện nay vẫn ra sức tìm hiểu, giải mã để phục vụ cho cuộc sống. Insulin đã được Sanger – người Anh giải mã năm 1958 và ông đã được nhận giải Nobel. Nhờ việc giải mã này mà đến năm 1963 Insulin đẫ được tổng hợp để điều trị bệnh tiểu đường. 
GV: Cấu tạo của protein đa rạng và phức tạp như vậy nhưng tính chất của nó thì không quá phức tạp. Từ cấu tạo các em có thể dự đoán những tính chất đặc trưng của protein?
Hoạt động 3: (10’) Tìm hiểu về tính chất của protein
Các em hãy quan sát một số dạng tồn tại của protein kết hợp sgk và hiểu biết của mình nêu một số tính chất vật lí của protein?
GV: chiếu dạng tồn tại của protein
HS: Nêu tính chất vật lý. 
GV: tóm tắt nội dung chính 
? Trên cơ sở cấu tạo của protein đã tìm hiểu hãy dự đoán về tính chất hoá học của protein?
HS: dự đoán có phản ứng thuỷ phân 
GV: yêu cầu HS lên bảng viết ptpư thuỷ phân một đoạn phân tử protein đơn giản. 
GV: biểu diễn phản ứng màu Biure.
? Qua phản ứng này chúng ta rút ra kết luận gì về tính chất hoá học của protein?
Hoạt động 4 (2’): Tìm hiểu về vai trò của protein
GV giới thiệu nhanh và nhấn mạnh “protein có vai trò rất quan trọng đối với sự sống” 
GV: chiếu slide tóm tắt: 
Hoạt động 5 (10’): Tìm hiểu khái niệm về enzim và axit nucleic 
GV: trong hoạt động sống của cơ thể thì enzim và axit nucleic có vai trò rất quan trọng 
GV: lấy các ví dụ thực tế: làm giấm, làm mẻ, làm sữa chua... từ đó yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm enzim. 
HS: nêu khái niệm – GV chiếu và chính xác hoá 
? Em hãy theo dõi sgk và cho biết đặc điểm của xúc tác enzim.
GV: chiếu film mô phỏng. 
GV: Trong thành phần cấu tạo của các protein phức tạp như Nucleoprotein thì luôn chứa các axit nucleic. 
 GV: chiếu hình ảnh cấu tạo và khái niệm 
GV: Để tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo và vai trò của axit nucleic mời các em cùng theo dõi đoạn phim sau 
GV: Chiếu film về ADN
II. PROTEIN
1. Khái niệm: 
 * Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
 * Protein được phân thành 2 loại: 
 + Protein đơn giản: là loại protein mà khi thuỷ phân chỉ cho hỗn hợp các - amino axit. VD: anbumin , fibroin của tơ tằm 
 + Protein phức tạp: là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein” như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat... 
2. Cấu tạo phân tử 
- Phân tử protein được tạo bởi nhiều gốc - amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit. 
- Các phân tử protein khác nhau bởi: 
 + Bản chất các gốc - amino axit 
 + Trật tự sắp xếp các gốc - amino axit 
 + Số lượng các gốc - amino axit 
3. Tính chất của protein
 a) Tính chất vật lí
- Tính tan trong nước: Protein hình cầu tan trong nước tạo dung dịch keo. Protein hình sợi không tan 
- Tính chất đông tụ: Khi đun nóng dung dịch protein thì xảy ra hiện tượng protein đông tụ.
b) Tính chất hoá học 
- Tương tự peptit, protein bị thuỷ phân nhờ xt axit hoặc bazơ hoặc enzim sinh ra các peptit và cuối cùng thành các a- amino axit.
- Có pư màu biure: 
 Protein tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd màu tím 
4. Vai trò của protein
- Là cơ sở tạo nên sự sống 
- Cung cấp chất dinh dưỡng cho con người 
- Xúc tác cho các pư sinh hoá (Enzim) 
- Điều hoà các quá trình đồng hoá(Hooc mon)
III. ENZIM và AXIT NUCLEIC
1. Enzim 
 a. Khái niệm: Enzim là những chất hầu hết có bản chất protein, có khả năng xúc tác cho các quá trình hoá học, đặc biệt trong cơ thể sinh vật. 
 b. Đặc điểm của xúc tác enzim
- Hoạt động xúc tác của enzim có tính chọn lọc rất cao. 
- Tốc độ phản ứng nhờ xúc tác enzim rất lớn, (gấp 109 đ 1011 tốc độ nhờ xúc tác hoá học).
2. Axit nucleic
 a. Khái niệm: 
- Axit nucleic là polieste của axit photphoric và pentozơ; mỗi pentozơ lại liên kết với 1 bazơ nitơ. (Có các loại bazơ nitơ được kí hiệu A, T, G, X, U)
- Axit nucleic có 2 loại được kí hiệu là ADN và ARN tuỳ thuộc vào loại pentozơ.
 b.Vai trò của axit nucleic
- Axit nucleic có vai trò quan trọng bậc nhất trong các hoạt động sống của cơ thể, như sự tổng hợp protein, sự chuyển các thông tin di truyền.
Hoạt động 6. (5’): Củng cố bài 
Bài 2 (SGK -55)
Chọn (C) vì :
Glucozơ
Glixerol
Etanol
Lòng trắng trứng
Cu(OH)2 lắc nhẹ
Dd trong suốt màu xanh lam
(Nhận ra etanol)
Màu tím
Cu(OH)2 to
¯ đỏ gạch
Không đổi màu
 2. Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hoá học : glyxin, hồ tinh bột, glucozơ, lòng trắng trứng?
BTVN: 5, 6 (SGK -55)
Đáp án
5. Phân tử khối gần đúng của một hemoglobin : = 14000 (đvC)
6.	nalanin = = 1,91 (mol).
nmắt xích alanin = nalanin = = 191 (mắt xích)	

File đính kèm:

  • docGiao an chuan.doc
Bài giảng liên quan