Bài giảng Tiết 17 : Sự biến đổi chất (tiết 5)

Chú ý: Khi đun cần phải quay miệng ống nghiệm về phía không có người.

B3 :ghi lại hiện tượng quan sát được dười dạng sơ đồ.

- Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về trạng thái và chất ?

Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lý.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 17 : Sự biến đổi chất (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 NS :11/10/09
Chương II:	PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tiết 17 : SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. Mục tiêu : 
- Phân biệt được hiện tượng vật lý khi chất biến đổi về trạng thái mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- Hiện tượng hóa học là hiện tượng có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
- Tạo hứng thú say mê môn họccho học sinh.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
II.Chuẩn bị: 
- Đọc SGK / 45,46
- Xem lại thí nghiệm đun nước muối ở bài 2 ( Chất )
III.Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng vật lý (10') 
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK/ 45 gHình vẽ đó nói lên điều gì?
- Làm thế nào để nước (lỏng) chuyển thành nước đá (rắn) ?
* Chú ý : Trong quá trình trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm:
B1: hoà tan muối ăn vào nước.
B2: dùng kẹp gỗ kẹp 1/3 ống nghiệm ( tính từ miệng ống nghiệm ) và đun nóng bằng đèn cồn.
Chú ý: Khi đun cần phải quay miệng ống nghiệm về phía không có người.
B3 :ghi lại hiện tượng quan sát được dười dạng sơ đồ.
- Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về trạng thái và chất ? 
gCác quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lý.
- Thế nào là hiện tượng vật lý ?
Hoạt động 2 :Tìm hiểu hiện tượng hóa học (20') 
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: Sắt tác dụng với Lưu huỳnh theo các bước sau:
B1: Trộn đều bột sắt và bột lưu huỳnh (theo tỉ lệ về khối lượng là 7:4)gchia làm 3 phần.
B2: Quan sát 5 ống nghiệm đựng 3 chất: S,Fe và 3 ống nghiệm đựng bột S +Fe (đã trộn)gNhận xét màu sắc, trạng thái.
B3: Đưa nam châm lại gần ống nghiệm 5 (đựng S + Fe)gQuan sát và rút ra kết luận.
B4: Đun nóng ống nghiệm 4 (đựng S+ Fe), đối chứng lại với ống nghiệm 1,2,3 gNhận xét.
- Đun nóng ống nghiệm 4 thu được chất rắn không bị nam châm hút.gHãy rút ra kết luận về chất rắn trên ?
- Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về các chất ban đầu và chất rắn thu được sau khi đun nóng hỗn hợp.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2.
B1: Cho 1 ít đường vào ống nghiệm.
B2: Đun nóng ống nghiệm (đựng đường) bằng ngọn lửa đèn cồn. gQuan sát, nhận xét.
-Theo em các quá trình biến đổi trên có phải là hiện tượng vật lí không? Tại sao?
† Đó là hiện tượng hóa học. vậy hiện tượng hóa học là gì ?
- Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ?
- Vậy thế nào là hiện tượng hoá học
Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố (10') 
 Bài tập: Trong các quá trình sau, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học. hãy giải thích?
a.Cắt nhỏ dây sắt thành từng đoạn, tán thành đinh.
b.Hòa tan axít Axetic vào nước thu được dung dịch axít loãng làm giấm ăn.
c.Cuốc, xẻng làm bằng sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ.
d.Đốt cháy gỗ, củi.
* Câu hỏi : 
Thế nào là hiện tượng vật lý?.
Thế nào là hiện tượng hóa học?
Nêu dấu hiệu để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
Hướng dẫn HS học tập ở nhà: (5') 
- Học bài.
- Làm bài tập 1,2,3 SGK/ 47
-Đọc bài 13: phản ứng hóa học. SGK/ 47
- Quan sát gTrả lời: Hình vẽ đó thể hiện quá trình biến đổi :
Nước(rắn)D Nước (lỏng)D Nước(hơi)
* Hoạt động theo nhóm 
- Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và ghi lại bằng sơ đồ :
Muối ăn
(rắn)
Nước
dd muối
t0
Muối ăn
(rắn)
Kết luận: Thí nghiệm trên có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
- Hoạt động theo nhóm 
- Làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi chép vào giấy nháp:
+ Ống nghiệm 1: bột S có màu vàng.
+ Ống nghiệm 2: bột sắt có màu đen.
+ Các ống nghiệm 3,4,5 đựng hỗn hợp bột S + Fe có màu xám.
+ Nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp bột S + Fe.
+ Đun nóng ống nghiệm 4: hỗn hợp nóng đỏ lên và chuyển sang màu xám đen.
- Chất rắn thu được sau khi đun nóng hỗn hợp bột S + Fe không bị nam châm hút, chứng tỏ chất rắn thu được không còn tính chất của Fe.
- Chất rắn thu được khác với các chất ban đầu. Nghĩa là có sự biến đổi về chất.
- Làm thí nghiệm 
Nhận xét: Đường chuyển dần sang màu nâu g đen (than), phía trong thành ống nghiệm có giọt nước.
g Có chất mới tạo thành là than và nước.
- Các quá trình biến đổi trên không phải là hiện tượng vật lí. Vì có sinh ra chất mới.
- Dựa vào dấu hiệu: có chất mới tạo ra hay không để phân biệt hiện tượng vật lí với hiện tượng hóa học.
- Rút ra định nghĩa
* Thảo luận nhóm 
- Hiện tượng vật lí: a,b vì trong các quá trình đó chỉ có sự biến đổi về hình dạng, độ đậm đặc của chất mà không sinh ra chất mới.
- Hiện tượng hóa học :c,d vì trong các quá trình đó có sinh ra chất mới.
+ Chất ban đầu: sắt; xenlulo (gỗ)
+ Chất mới sinh: Oxit (gỉ); than và nước.
* Dựa vào lý thuyết 
I. HIỆN TƯỢNG VẬT LÝ: 
- Hiện tượng vật lý là hiện tượng chất biến đổi về trạng thái, mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
-Vd: 
Đun nước:
Nướclỏng g Nướchơi 
II. HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC : 
- Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác là hiện tượng hóa học.
-Vd:
Đun nóng đường:
Đường g Than và Nước
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • doct 17.doc
Bài giảng liên quan