Bài giảng Tiết 2: Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật (lọ hoa và quả) (vẽ hình)

. Giới thiệu bài mới:

- GV: yêu cầu HS trình bày nhóm mẫu vật do các tổ đã chuẩn bị. GV nhận xét và giúp HS chọn mẫu có tỉ lệ và màu sắc phù hợp với nội dung bài học.

-> GV giới thiệu vẻ đẹp của mẫu, vào bài.

- HS: Nghe, thực hiện.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 2197 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 2: Vẽ theo mẫu: Tĩnh vật (lọ hoa và quả) (vẽ hình), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày soạn: 25/12/2010	Ngày dạy: 3/1/2011	Lớp 9A, B, C
Tiết 2: vẽ theo mẫu:
tĩnh vật (lọ hoa và quả)
(vẽ hình)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết lựa chọn mẫu có tỉ lệ và màu sắc phù hợpvới nội dung bài .
- HS nhận biết sâu hơn về hình, khối, tỉ lệ, màu sắc, đậm nhạt trong nhóm vật mẫu.
- HS biết quan sát, nhận xét hình dáng, đặc điểm, tỉ lệ của mẫu.
2. Kĩ năng:
- HS biết cách sắp xếp vật mẫu sao cho có bố cục hợp lí, thuận mắt trong tờ giấy.
+ Cân đối giữa mảng hình và mảng trống nền.
+ Lựa chọn sắp xếp bố cục mẫu từ vị trí mắt nhìn .
- HS vẽ được hình gần giống mẫu:
+ Nhận biết được hình dáng của mẫu vật, sát với tỉ lệ mẫu.
- Biết gợi không gian và chất liệu mẫu.
3. Thái độ:
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II. chuẩn bị:
* Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài tranh tĩnh vật cả HS năm trước.
2. Học sinh:
- Mẫu vật: lọ, hoa, quả.
- Giấy, chì.
3. Phương pháp dạy học:
- Trực quan, quan sát, nêu và giải quyết vấn đề, hỏi - đáp - đàm thoại
* Các kĩ thuật:
- Động não, đặt câu hỏi.
III. tiến trình lên lớp:
* ổn định tổ chức:
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa các câu hỏi kiểm tra kiến thức của HS:
C1: Sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn chọn  làm kinh đô:
A. Hoa Lư B. Thăng Long C. Huế D. Cả A, B
C2: Nhà Nguyễn đã đề cao:
A. Phật giáo B. Hồi giáo C. Nho giáo D. Cả A, B
C3: Mĩ thuật thời Nguyễn có mấy loại hình?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
C4: Kinh đô Huế là quần thể kiến trúc gồm:
A. Hoàng thành, lăng tẩm B. Cung điện, lầu gác.
C. Cung điện, lăng tẩm. D. Hoàng thành, cung điện, lăng tẩm, lầu gác 
C5: Kinh đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới vào năm:
A. 1990 B. 1991 C. 1993 D. 1995
ố Đáp án: 1-C, 2- C, 3-C, 4-D, 5-C
2. Giới thiệu bài mới:
- GV: yêu cầu HS trình bày nhóm mẫu vật do các tổ đã chuẩn bị. GV nhận xét và giúp HS chọn mẫu có tỉ lệ và màu sắc phù hợp với nội dung bài học.
-> GV giới thiệu vẻ đẹp của mẫu, vào bài.
- HS: Nghe, thực hiện.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng, minh hoạ
HĐ1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét:
- Trước khi quan sát, nhận xét, GV yêu cầu HS lên bảng tự sắp xếp vật mẫu.
- HS lên bảng sắp xếp, các HS khác nhận xét để tìm ra cách sắp xếp hợp lí nhất.
- Y/C quan sát mẫu, xác định khung hình chung, riêng?
-> HS xác định khung hình chung, riêng của mẫu.
? Xác định tỉ lệ giữa lọ hoa và quả (chiều ngang, chiều cao)?
- HS xác định dựa vào quan sát.
? Hãy mô tả đặc điểm của lọ hoa?
-> quan sát mẫu, mô tả đặc điểm mẫu về cấu tạo, màu sắc, đậm nhạt và vị trí đặt mẫu.
ố GV chốt trên mẫu chung.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
- GV đưa hình minh hoạ cách vẽ, yêu cầu HS quan sát.
? Hãy nhắc lại cách vẽ theo mẫu?
- HS nêu các bước vẽ theo mẫu.
-> GV mời HS khác nhận xét, bổ sung -> GV chốt, mô tả trên đồ dùng trực quan để HS quan sát.
I. quan sát, nhận xét:
- Vị trí đặt mẫu:
- Tỉ lệ các mẫu:
- Màu sắc, đậm nhạt:
II. Cách vẽ:
1. Vẽ khung hình: 2. Vẽ phác nét chính: 3. Vẽ chi tiết:
Hđ3: HS thực hành:
HS thực hành, GV quán xuyến lớp và gợi ý cho HS:
- Luôn quan sát mẫu
- Có thể di chuyển vị trí vật mẫu.
- Cách sắp xếp bố cục.
- Vẽ hình cho sát với mẫu.
Hđ4: đánh giá kết quả học tập của học sinh:
GV thu bài của một số HS, treo lên bảng.
- GV gợi ý để HS tự nhận xét về bố cục, hình vẽ
HS trao đỏi trong bàn, nhận xét.
- GV bổ sung, xếp loại bài làm của HS.
Bài về nhà:
- Bày mẫu tương tự để vẽ.
- Chuẩn bị bài 3: vật mẫu, lọ, hoa, quả.
iii. thực hành:
iv. thu bài, nhận xét, đánh giá:

File đính kèm:

  • docve lo hoa, qua.doc