Bài giảng Tiết 20 - Bài 13: Đại cương về polime (tiết 1)

HĐ 3: Luyện tập

GV: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn ngồi quay vào nhau. Phát phiếu học tập số 1 (xem phụ lục) yêu cầu học sinh làm và ghi kết quả vào bảng phụ. Sau đó giáo viên gọi học sinh ở các nhóm lên chữa.

Kết thúc phiếu học tập số 1 GV củng cố lại lý thuyết về phân loại polime và phản ứng trùng hợp trùng ngưng.

GV: phát phiếu học tập số 2 (xem phụ lục), yêu cầu các nhóm làm và trình bày kết quả, sau đó giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 20 - Bài 13: Đại cương về polime (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 20 
Bài 13: ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
Giáo viên: Trịnh Nhật Quang
Trường: THPT Lạng Giang số 1
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Biết được:
- Phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng).
- Điều kiện để monome tham gia trùng hợp và trùng ngưng
2. Về kĩ năng 
- Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại.
- Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng.
- Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo.
3. Về tình cảm, thái độ
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường khi sử dụng các sản phẩm từ polime đặc biệt là túi nilon
* Trọng tâm: Phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và luyện tập về phản ứng trùng hợp trùng ngưng.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, bài giảng điện tử, bảng phụ.
- HS: Xem bài trước ở nhà để vào lớp đóng góp ý kiến xây dựng bài.
III. PHƯƠNG PHÁP
	Dạy học nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài mới
ĐVĐ: Nêu câu hỏi?
Câu hỏi 1: Tìm mối liên hệ giữa khoai tây và lốp xe ôtô?
GV: dẫn dắt vào phản ứng trùng hợp.
Câu hỏi 2: GV cho học sinh xem đoạn phim thí nghiệm về phản ứng tạo nilon-6,6 và hỏi đó thuộc loại phản ứng nào?
HS: Phản ứng trùng ngưng
GV: Phản ứng trùng hợp và trùng ngưng là hai phản ứng cơ bản trong điều chế polime? Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hai phản ứng này!
Tiết 20. Đại cương polime (tt)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
HĐ1: Phản ứng trùng hợp trùng ngưng
GV: Trình chiếu mô hình động về phản ứng trùng hợp của butađien và trùng ngưng của hexametylenđiamin và axit ađipic tạo nilon-6,6. 
GV: Yêu cầu học sinh kết hợp sách giáo khoa nên khái niệm về phản ứng trùng hợp và trùng ngưng.
 - HS trả lời.
 - GV cùng cả lớp nhận xét, rút ra kêt luận, so sánh sự khác nhau giữa phản ứng trùng hợp và trùng ngưng. 
- GV: Chiếu bài tập 1 cho học sinh nghiên cứu, và gọi học sinh lên bảng viết phương trình hóa học.
Bài tập 1. Hoàn thành các phương trình phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng sau(nếu có)?
a. nCH2=CH2
b. nCH3-CH3
c. nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-C6H5
d. n caprolactam 
e. n H2N-[CH2]5-COOH
g. n (COOCH3)2
h. nHOOC-C6H4-COOH + n HOCH2CH2OH
HS: Lên viết phương trình phản ứng.
GV: Chỉnh sửa và luyện tập thêm cách gọi tên polime cho học sinh.
GV: Từ các phản ứng đã viết, yêu cầu học sinh nêu điều kiện để monome tham gia phản ứng trùng hợp, trùng ngưng. 
GV: Bổ sung phản ứng đồng trùng hợp(c)
GV: Đưa ra khái niệm hệ số polime hóa và yêu cầu học sinh nêu mối liên hệ giữa hệ số polime với phân tử khối của monome và polime? 
HĐ 2: Ứng dụng
 GV: Hãy nêu những ứng dụng quan trọng của polime?
HS: Làm chất dẻo, keo dán, cao su, tơ sợi
GV: Bên cạnh những giá trị sử dụng vô cùng to lớn như vậy thì polime có nhược điểm gì không? Tại sao?
HS: Đặc điểm của polime là thời gian phân hủy lâu và không tan trong nước nên nó ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, sức khỏe con người, mỹ quan.
GV: Trình chiếu hình ảnh về rác thải nilon và hậu quả của việc thải túi nilon bừa bãi trong đó có liên hệ với nhà trường. Từ đó giáo dục ý thức sử dụng hợp lý túi nilon. 
HĐ 3: Luyện tập
GV: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 2 bàn ngồi quay vào nhau. Phát phiếu học tập số 1 (xem phụ lục) yêu cầu học sinh làm và ghi kết quả vào bảng phụ. Sau đó giáo viên gọi học sinh ở các nhóm lên chữa.
Kết thúc phiếu học tập số 1 GV củng cố lại lý thuyết về phân loại polime và phản ứng trùng hợp trùng ngưng. 
GV: phát phiếu học tập số 2 (xem phụ lục), yêu cầu các nhóm làm và trình bày kết quả, sau đó giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa. 
IV – ĐIỀU CHẾ
1. Phản ứng trùng hợp
- Trùng hợp là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hoặc tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).
- Điều kiện: Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội hoặc là vòng kém bền có thể mở ra.
2. Phản ứng trùng ngưng
- Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (H2O, ...).
- Điều kiện: Monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất 2 nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo liên kết với nhau.
Hệ số trùng hợp(n) thường được tính bằng biểu thức
n= Mp/Mm
(Mp và Mm lần lượt là phân tử khối của polime và monome)
Phiếu học tập số 1: 
Bài 1. 
Các polime tổng hợp là: (B)
polietien, polibutadien, nilon - 6, nilon - 6,6
Trong đó: polime trùng hợp là polietilen và polibutađien
 Polime trùng ngưng là nilon-6 và nilon-6,6
Bài 2. 
Đáp án D. 
Nếu điều chế từ caprolactam thì đi dùng phản ứng trùng hợp, nếu điều chế từ axitε-aminocaproic thì dùng phản ứng trùng ngưng
Bài 3. Đáp án D
nPE= 420.000/28 = 15.000
nPVC = 750.000/62,5 = 12.000
Bài 4. Đáp án A
Tính khối lượng axitε-aminocaproic tham gia phản ứng = 131.0,8 = 104,8 gam
AD ĐLBTKL: khối lượng của polime 
= 104,8 – 14,4 = 90,4 gam
Bài 5. Đáp án A
Xét sơ đồ: 2CH4 CH2=CHCl
MCH4 = 100.32/62,5= 51,2 gam
NCH4 = 51,2/16 = 3,2 mol
Số mol CH4 thực tế cần dùng là: 3,2.100/80=4mol
Số mol khí thiên nhiên cần dùng là
4.100/95 = 4,21 mol
Thể tích khí thiên nhiên cần dùng là: 
4,21.22,4 = 94,3 lít
Bài 6. Đáp án B
Đặt công thức của polime là (C4H6)x(C6H5C2H3)y. Khi phản ứng vơi dung dịch brom chỉ có nối đôi ở trong butađien phản ứng. 
n(C4H6)x(C6H5C2H3)y = nBr2/x = 3.462/160x
Áp dụng phương trình về khối lượng polime, suy ra x:y = 1: 2
3. Củng cố
- Gọi học sinh nhắc lại định nghĩa, và điều kiện của monome tham gia phản ứng trùng ngưng,
4. Dặn dò
- Nhắc nhỡ học sinh về nhà học bài, làm bài tập còn lại trong SBT.
- Xem trước nội dung bài 14 chuẩn bị cho tiết học sau.

File đính kèm:

  • docDAI CUONG VE POLIME.doc
Bài giảng liên quan