Bài giảng Tiết 26 : Mol (tiết 4)

-Yêu cầu HS tính nguyên tử khối của Al, O2, CO2, H2O, N2.

- Giáo viên đưa ra khối lượng mol của các chất. yêu cầu HS nhận xét về khối lượng mol và NTK hay PTK của chất ?

-Bài tập: Tính khối lượng mol của: H2SO4, SO2, CuO, C6H12O6.

- Gọi 2 HS lên làm bài tập và chấm vở 1 số HS khác.

doc3 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 26 : Mol (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHƯƠNG II : MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC
 Tiet 26 : MOL 
A. Mục tiêu : 
1.Kiến thức :
* Học sinh biết :
- Các khái niệm mol, khối lượng mol và thể tích mol của chất khí.
-Vận dụng các khái niệm đã biết để làm bài tập.
- Củng cố kiến thức về đơn chất và hợp chất.
2.Kĩ năng :
* Rèn cho học sinh :
- Kĩ năng tính phân tử khối.
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm.
B.Chuẩn bị: 
* Giáo viên : Hình vẽ 3.1 SGK/ 64
* Học sinh : Đọc SGK / 63,64
C.Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Đặt vấn đề (1’)
- Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử là vô cùng nhỏ bé, không thể cân, đo, đếm chúng được. Nhưng trong hóa học lại cần thiết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học. 
- Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vĩ mô, đó là Mol. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu mol là gì ? (15’)
-Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hay phân tử của chất đó. 
- GV lấy ví dụ mô phỏng khái niệm mol như là khối lượng của một lon đậu có hàng trăn hạt đậu 
-Yêu cầu HS đọc mục “ em có biết ?”
- Giải thích : 6.1023 được làm tròn từ số 6,02204.1023 và được gọi là số Avôgađro kí hiệu là N.
-Trong 1 mol nguyên tử Fe có chứa bao nhiêu nguyên tử Fe ?
-Trong 1 mol phân tử H2O chứa bao nhiêu phân tử H2O?
†Vậy, theo em các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ như thế nào ?
-Nếu nói: “1 mol Hiđro”, em hiểu câu nói này như thế nào?
- Giúp ta tránh sự nhầm lẫn như Vậy ta phải nói rõ là mol phân tử hay nguêy tử. 
-Yêu cầu HS làm bài tập 1a SGK/ 65
-Yêu cầu HS các nhóm trình bày, bổ sung.
-Đưa ra đáp án, yêu cầu HS nhận xét.
-Nghe và ghi nhớ : 
1 mol - 6.1023 nguyên tử 
 ( Phân tử )
-Đọc SGK g 6.1023 là 1 số rất lớn.
* HS trả lời và có thể ghi vở 
-1 mol nguyên tử Fe chứa 6.1023 ( hay N) nguyên tử.
-1 mol phân tử H2O chứa 6.1023 ( hay N) phân tử.
-Các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử (phân tử) sẽ bằng nhau.
-“1 mol Hiđro”, nghĩa là: 
+1 mol nguyên tử Hiđro.
+ Hay 1 mol phân tử Hiđro.
-Thảo luận nhóm (5’) để làm bài tập 1:
a.Cứ 1 mol Al - 6.1023 nguyên tử 
vậy 1,5 mol - x nguyên tử 
g 
Vậy trong 1,5 mol nguyên tử Al có chứa 9.1023 nguyên tử Al.
I. MOL LÀ GÌ ?
- Mol là lượng chất có chứa N (6.1023) nguyên tử hay phân tử của chất đó.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol (10’)
-Giới thiệu: Khối lượng mol (M) là khối lượng của 1 chất tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó.
-Yêu cầu HS tính nguyên tử khối của Al, O2, CO2, H2O, N2.
- Giáo viên đưa ra khối lượng mol của các chất. g yêu cầu HS nhận xét về khối lượng mol và NTK hay PTK của chất ?
-Bài tập: Tính khối lượng mol của: H2SO4, SO2, CuO, C6H12O6.
- Gọi 2 HS lên làm bài tập và chấm vở 1 số HS khác.
-Nghe và ghi nhớ.
-HS tính nguyên tử khối các chất:
NTK PTK
Al
O2
CO2
H2O
N2
Đ.v.C 
27
32
44
18
28
-Khối lượng mol và NTK (PTK) có cùng số trị nhưng khác đơn vị.
-Thảo luận nhóm giải bài tập:
+ Khối lượng mol H2SO4 : 98g
+ Khối lượng mol SO2 : 64g
+ Khối lượng mol CuO: 76g
+ Khối lượng mol C6H12O6 : 108g
II. KHỐI LƯỢNG MOL (M): 
- Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng của N nguyên tử hay phân tử chất đó, tính bằng gam. 
- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử chất có số trị bằng NTK hoặc PTK.
Hoạt động 3 :Tìm hiểu thể tích mol của chất khí (10’)
-Yêu cầu HS nhắc lại khối lượng mol g Em hiểu thể tích mol chất khí là gì ?
-Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK/ 64
+Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng như thế nào ?
+Em có nhận xét gì về thể tích mol của chúng ?
†Vậy trong cùng điều kiện: t0, p thì 1 mol của bất kì chất khí nào cũng đều chiếm thể tích bằng nhau. Và ở điều kiện tiêu chuẩn (t0=0, p =1 atm) thì V của các chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít.
-HS có thể đọc sách và trả lời câu hỏi, ghi vở.
-Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi :
+ Trong cùng điều kiện: t0, p thì khối lượng mol của chúng khác nhau.
+ Thể tích mol của chúng lại bằng nhau.
-Nghe và ghi nhớ:
III. THỂ TÍCH MOL (V) 
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó.
- Ở đktc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
Hoạt động 4: Củng cố ( 6’)
Bài tập: Nếu em có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 , hãy cho biết:
a.Số phân tử chất mỗi chất là bao nhiêu ?
b.Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu ?
c.Thể tích mol của các khí trên khi ở cùng điều kiện t0, p là thế nào ? Nếu ở cùng đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu ?
-Đọc kĩ đề và trả lời.
a.Có N phân tử.
b. M O2 = 32g ; M H2 = 2g
c. Ở cùng điều kiện t0, p: V bằng nhau. Ở đktc V = 22,4 lít. 
D.Hướng dẫn HS học tập ở nhà: (1’) 
-Học bài.
-Làm bài tập 1c,d ; 2; 3b; 4 SGK/ 65
-Đọc bài 19 SGK/ 66
E.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

File đính kèm:

  • docT.26 - Mol.doc
Bài giảng liên quan