Bài giảng Tiết 31: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

1. Ổn định lớp:

2. Bài cũ:

a) Tính khoảng giữa 2 điểm A(-1; 6) và B(2; 2)

b) Tính lhoảng cách từ M(1; 3) điến đường thẳng 12x – 5y + 9 = 0

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Cho 2 đường thẳng song song: 3 x + y – 5 = 0 và 6x + 2y – 15 = 0.

a) Tìm qũy tích các điểm cách đều 2 đường thẳng trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 31: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
CHỦ ĐỀ 9: 	PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG MẶT PHẲNG
Tiết 31: 
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
1. Về kiến thức:
- Nắm được nắm được công thức khoảng cách, phương trình đường tròn.
2. Về kỹ năng:
- Tính khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song.
- Lập phương trình đường tròn và các bài toán liên quan đến đường tròn
3. Về thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi giải toán cho học sinh.
4. Về tư duy:
- Rèn luyện tư duy logic cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Chuẩn bị sẵn 1 số bài tập để đưa ra câu hỏi cho học sinh.
Học sinh:
- Ôn lại kiến thức công thức lượng giác.
III. GỢI Ý VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Dùng phương pháp gợi mở - vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy đan xen kết hợp nhóm.
II. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Ổn định lớp:
Bài cũ:
a) Tính khoảng giữa 2 điểm A(-1; 6) và B(2; 2)
b) Tính lhoảng cách từ M(1; 3) điến đường thẳng 12x – 5y + 9 = 0
Bài mới:
Hoạt động 1: Cho 2 đường thẳng song song: 3 x + y – 5 = 0 và 6x + 2y – 15 = 0.
a) Tìm qũy tích các điểm cách đều 2 đường thẳng trên.
b) Tìm khoảng cách giữa 2 đường thẳng trên. Tính diện tích hình vuông có 2 cạnh nằm trên hai đường thẳng.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Trả lời câu hỏi.
- HS vận dụng các công thức khoảng cách để làm các BT trên.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Thông qua phần trả lời nhắc lại công thức khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng, khoảng cách giữa 2 đường thẳng song song.
Hoạt động 2: Cho HCN có hai cạnh nằm trên hai đường thẳng có phương trình 2x – y + 5 = 0 và x + 2y + 7 = 0. Biết 1 đỉnh là A(1;2). Tính diện tích HCN và lập phương trình các cạnh còn lại.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Trả lời câu hỏi.
- HS vận công thức khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng và lập phương trình đường thẳng.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
Hoạt động 3: 
	Tính bán kính đường tròn tâm I(1;2) và tiếp xúc với đường thẳng 5x + 12y – 10 = 0. Từ đó lập phương trình đường tròn trên.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Trả lời câu hỏi.
- HS vận công thức khoảng cách từ một điểm đến đường thẳng và lập phương trình đường tròn.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Thông qua phần trả lời nhắc lại phương trình chính tắc của đường tròn.
Hoạt động 4: Xác định tâm và bán kính đường: 
a) (x – 3)2 + ( y + 2)2 = 16	 b) x2 + y2 – 2x – 2y – 2 = 0 	c) x2 + y2 – 3x + 4y + 12 = 0 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Trả lời câu hỏi.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- Thông qua phần trả lời nhắc lại phương trình đường tròn từ đó suy ra được tọa độ tâm và bán kính.
Hoạt động 5: Viết phương trình đường tròn:
a) Đi qua 3 điểm: M(4 ; 3) ; N (2 ; 7) ; P (-3 ; -8) 
b) Đi qua 2 điểm A (0 ; -2) ; B (4 ; 0) và có tâm nằm trên đường thẳng (D) : x + 2y = 0 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
- Trả lời câu hỏi.
- Giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Nhận xét phần trả lời của học sinh.
- câu a GV hướng dẫn sử dụng phương trình tổng quát thì bài toán giải ngắn hơn. Hoặc 1 cách khác là tìm tâm và bán kính đường tròn.
Củng cố: 
Nhắc lại các kiến thức sử dụng trong bài.
Rèn luyện: 

File đính kèm:

  • docCHU DE TU CHON TIET 31.doc