Bài giảng Tiết: 40: Oxit (tiết 4)
Yêu cầu HS đọc tên các oxit + oxit axit: SO3 , N2O5 , CO2 , SO2 .
+ Oxit bazơ: Fe2O3 , CuO, CaO, FeO.
- Giải thích cách đọc tên các oxit:
+ Đối với các oxit bazơ mà kim loại có nhiều hóa trị đọc tên oxit bazơ kèm theo hóa trị của kim loại.
NS: 09/01/2011 Tiết: 40: OXIT I. Mục tiêu: Kiến thức: Biết được + Định nghĩa oxit + Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị ,oxit của phi kim nhiều hóa trị + Cách lập CTHH của oxit + Khái niệm oxit axit ,oxit bazơ Kĩ năng + Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố + Đọc tên oxit + Lập được CTHH của oxit + Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH Trọng tâm + Khái niệm oxit, oxit axit, oxit bazơ + Cách lập được CTHH của oxit và cách gọi tên II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Ôn lại: + Cách lập CTHH của hợp chất. + Qui tắc hóa trị. 2. Học sinh: -Đọc trước bài 26: Oxit III.Hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu oxit là gì ? (10’) -Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là những chất gì ? - Em có nhận xét gì về thành phần cấu tạo của các chất trên ? àTrong hóa học những hợp chất có đủ 2 điều kiện như trên gọi là oxit.Vậy oxit là gì? *Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit ? a. K2O d. H2S b. CuSO4 e. SO3 c. Mg(OH)2 f. CuO Hoạt động 2: Tìm hiểu CTH H của oxit . (5’) - Hãy nhắc lại công thức chung của hợp chất gồm 2 nguyên tố và phát biểu lại qui tắc hóa trị ? à Vậy theo em CTHH của oxit được viết như thế nào ? -Yêu cầu HS làm bài tập 2a SGK/ 91 Hoạt động 3 : Tìm hiểu cách phân loại oxit. (5’) -Yêu cầu HS quan sát lại các CTHH ở trên bảng, hãy cho biết S, P là kim loại hay phi kim ? à Vì vậy, oxit được chia làm 2 loại chính : + Oxit của các phi kim là oxit axit. + Oxit của các kim loại oxit bazơ. - GV giới thiệu và giải thích về oxit axit và oxit bazơ. Oxit axit Axit tương ứng CO2 H2CO3 P2O5 H3PO4 SO3 H2SO4 Oxit bazơ Bazơ tương ứng K2O KOH CaO Ca(OH)2 MgO Mg(OH)2 -Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK/ 91 -Nhận xét và chấm điểm. Hoạt động 4 : Tìm hiểu cách gọi tên của oxit.(8’) -Để gọi tên oxit người ta theo qui tắc chung như sau: Tên oxit = Tên nguyên tố + Oxit - Yêu cầu HS đọc tên các oxit + oxit axit: SO3 , N2O5 , CO2 , SO2 . + Oxit bazơ: Fe2O3 , CuO, CaO, FeO. - Giải thích cách đọc tên các oxit: + Đối với các oxit bazơ mà kim loại có nhiều hóa trị à đọc tên oxit bazơ kèm theo hóa trị của kim loại. -Trong 2 công thức Fe2O3 và FeO à sắt có hoá trị là bao nhiêu ? -Hãy đọc tên 2 oxit sắt ở trên ? -Đối với các oxit axit à đọc tên kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim và oxi. Chỉ số Tên tiền tố 1 Mono 2 Đi 3 Tri 4 Tetra 5 Penta -Yêu cầu HS đọc tên các oxit axit sau: SO3 , N2O5 , CO2 , SO2 . Hoạt động 4: Củng cố ( 4’) - Định nghĩa oxit ? - Oxit được chia thành mấy loại ? nêu tên và cho ví dụ ? - Hãy gọi tên các oxit vừa cho ví dụ ở trên ? Hướng dẫn HS học tập ở nhà (1’): -Học bài. -Làm bài tập 1,2b,3,5 SGK/ 91 -Đọc bài 27 SGK / 92,93 -Khi đốt cháy S, P, Fe trong oxi sản phẩm tạo thành là SO2, P2O5, Fe3O4 ( hay FeO.Fe2O3) -Trong thành phần cấu tạo của các chất trên đều: + Có 2 nguyên tố. + 1 trong 2 nguyên tố là oxi. Kết luận: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. -Vận dụng kiến thức đã biết về oxit để giải bài tập 1: => Đáp án: a, e, f. -CT chung: -Qui tắc hóa trị: a.x = b.y à CTHH của oxit: -Bài tập 2a SGK/ 91: P2O5 - HS quan sát các CTHH, biết được : + S, P là phi kim. + Fe là kim loại. - HS nghe và ghi nhớ: + Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit. + Oxit bazơ là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. - Thảo luận theo nhóm để giải bài tập 4 SGK/ 91 + Oxit axit: SO3 , N2O5 , CO2 + Oxit bazơ: Fe2O3 , CuO , CaO (Phần đọc tên này không yêu cầu HS phải đọc đúng tên các oxit) - Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit bazơ: Tên oxit bazơ = Tên kim loại (kèm hóa trị) + Oxit - sắt (III) oxit và sắt (II) oxit . - Nghe và ghi nhớ cách đọc tên oxit axit : Tên oxit axit = Tên phi kim + Oxit (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim và oxi) + Lưu huỳnh trioxit. + Đinitơpentaoxit. + Cacbon đioxit. + Lưu huỳnh đioxit. - Mỗi HS nhớ lại bài học và trả lời các câu hỏi của GV. I. Định nghĩa: -Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi. * Ví dụ: SO2, P2O5, Fe3O4 II. Công thức: - Theo qui tắc hóa trị, ta có: n.x = II.y III. Phân loại: - Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit. * Ví dụ: sgk - Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ. * Ví dụ: sgk IV. Cách gọi tên: - Tên oxit bazơ = tên kim loại (kèm hóa trị) + Oxit * Ví dụ: sgk - Tên oxit axit = tên phi kim + Oxit (kèm theo tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim và oxi) * Ví dụ : sgk IV. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T.40 - oxit.doc