Bài giảng Tiết 42 - Bài 28: Không khí - Sự cháy (tiết 5)

. Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào? Slide 8

G bổ sung : Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn)

3. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm. slide 9; 15

 

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 42 - Bài 28: Không khí - Sự cháy (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiết 42 Bài 28 KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
I. Mục tiêu bài dạy :
- HS biết được không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
- HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm.
II. Chuẩn bị :
- Bộ thí nghiệm để xác định thành phần không khí.
- Dụng cụ : chậu thủy tinh, ống thủy tinh có nút, muôi sắt, đèn cồn.
- Hóa chất : P, H2O.
III. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : (5’) (slide1) Trong các chất sau : KClO3, H2O, CaCO3, không khí, chất nào dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm ? Viết phương trình phản ứng. Cho biết phản ứng đó thuộc loại phản ứng hóa học nào ?
to
Chất dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là KClO3. 
Phương trình hóa học : 2KClO3 2KCl + 3O2
Phản ứng trên thuộc loại phản ứng phân hủy. 
G có thể hỏi thêm : Để điều chế khí oxi trong công nghiệp đi từ nguồn nguyên liệu nào ?
Từ nước hoặc không khí.
3. Giảng bài mới : (1’) Như vậy nguồn nguyên liệu để điều chế khí oxi trong công nghiệp là không khí, chứng tỏ trong thành phần của không khí phải có oxi. Vậy làm thế nào để xác định thành phần của không khí ? Và không khí có liên quan đến sự cháy như thế nào ? Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu. Bài mới : Không khí - Sự cháy
¹
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
12’
5’
12’
Hoạt động 1 : 
I. Thành phần của không khí : 
Để xác định thành phần của không khí chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau :
G giới thiệu thí nghiệm sẽ làm sau đó G làm thí nghiệm đốt P đỏ ngoài không khí rồi đưa nhanh vào ống hình trụ và đậy kín miệng ống bằng nút cao su.
H quan sát và trả lời các câu hỏi sau : (slide 2)
1. Trong khi P cháy, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào ? 
2. Vì sao nước dâng lên đến vạch thứ hai ?
3. Oxi trong ống đã phản ứng hết chưa ? Vì sao ?
Khói trắng có tan trong nước không ?
Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng hóa học nào ?
G : Nước dâng lên đến vạch thứ hai chứng tỏ điều gì?
 - Khí còn lại không duy trì sự cháy, sự sống và không làm đục nước vôi trong, đó là khí gì ? Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại trong ống là bao nhiêu ? 
Em hãy nêu kết luận về thành phần không khí ? (slide 3)
Hoạt động 2 : 
2. Ngoài khí oxi, nitơ, không khí còn có chứa những chất gì ?
G yêu cầu H suy nghĩ và trả lời các câu hỏi sau : slide 4 - 5
1. Tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước.
2. Khi quan sát lớp nước trên mặt hố vôi tôi, thấy có màng mỏng do khí CO2 tác dụng với nước vôi, khí CO2 này ở đâu ra ?
G : gọi H nêu kết luận.
Hoạt động 3 : slide 6
G dựa trên câu trả lời của H từ đó chuyển mạch : Bầu không khí của chúng ta đang hít thở hàng ngày đang bị ô nhiễm đến mức báo động, vậy thì nguyên nhân do đâu và làm cách nào bảo vệ không khí trong lành ?
Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm : 
G yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau : slide 7
1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí ?
G cho H nhận xét sau đó đưa ra một số hình ảnh và tư liệu tham khảo. (slide 14; 16)
2. Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào? Slide 8
G bổ sung : Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa acid, thủng tầng ôzôn)
3. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành, tránh ô nhiễm. slide 9; 15
4. HS liên hệ thực tế : Em đã làm gì để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm ?
HS quan sát và nêu hiện tượng : 
- P cháy và tạo thành khói trắng, mực nước trong ống dâng lên đến vạch thứ hai.
to
- HS : P đỏ tác dụng với oxi tạo ra khói trắng P2O5
 4P + 5O2 → 2P2O5
 P đã tác dụng với oxi trong không khí. →vì vậy áp suất trong ống giảm, do đó nước dâng lên.
Vì P lấy dư, nên oxi ở trong không khí đã phản ứng hết
P2O5 tan trong nước tạo thành H3PO4.
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
- Thuộc loại phản ứng hóa hợp.
- Lượng khí oxi đã phản ứng gần bằng 1/5 thể tích không khí có trong ống.
- Khí còn lại không duy trì sự cháy, sự sống, không làm đục nước vôi trong, đó là khí nitơ. Tỉ lệ thể tích chất khí còn lại là 4 phần.
- H nêu kết luận.
- H trả lời
Trong không khí ngoài oxi, nitơ còn có : hơi nước, khi CO2 (H đưa ra dẫn chứng để chứng minh).
H đưa ra kết luận.
H nhìn tranh và đoán nội dung.
- Các nguồn gây ô nhiếm không khí chủ yếu : do hoạt động của các khu công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cháy rừng sinh hoạt đun nấu của người dân, dân số tăng nhanh cũng làm ô nhiễm không khí.
- Không khí bị ô nhiễm gây nhiều tác hại đến sức khoẻ con người và đời sống của động vật, thực vật, phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử,
- Xử lý khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông,
Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh,
I. Thành phần của không khí :
1. Thí nghiệm
Kết luận : không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí(21%), phần còn lại là khí nitơ.
2. Ngoài khí oxi, nitơ, không khí còn chứa những chất gì ?
- Trong không khí, ngoài khí N2 và O2, còn có hơi nước, khí CO2, một số khí hiếm như Ar, Ne, bụi,(chiếm khoảng 1%).
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh.
- Không vứt và xả rác bừa bãi. 
- Tuyên truyền mọi người có ý thức bảo vệ môi trường.
Hoạt động 4: (4’)Củng cố slide 10-13
1. Bài tập trắc nghiệm :
Câu 1 : Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau ?
Không khí là một nguyên tố hóa học 
Không khí là một đơn chất
Không khí là một hợp chất của hai nguyên tố là nitơ và oxi
Không khí là một hỗn hợp của hai khí là nitơ và oxi
	Đáp án : Câu d
Câu 2 : Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây về thành phần thể tích của không khí :
21% khí nitơ, 78% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, CO, khí hiếm,...)
21% các khí khác, 78% khí nitơ, 1% khí oxi.
21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (CO, CO2, khí hiếm,...)
21% khí oxi, 78% các khí khác, 1% khí nitơ.
	Đáp án : Câu c
Câu 3 : Không khí sạch là không khí :
Có nhiều khí oxi
Có ít khí cacbonic và các khí khác
Không có khói, bụi, các chất rắn hàm lượng nhỏ < 1%
Có nhiều khí nitơ
	Đáp án : Câu c
2 Tổng kết kiến thức trọng tâm bài : (2’) slide 17
 a. Thành phần của không khí về thể tích : 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
 b. Các biện pháp bảo vệ bầu khí quyển trong lành, tránh ô nhiễm.
3. Hướng dẫn dặn dò : (4’) slide 18; 19
Trò chơi ô chữ : 
Câu 1 : Nếu không có oxi, trái đất sẽ không còn ...........?
Câu 2 : Người đầu tiên phát hiển ra oxi duy trì sự cháy, sự sống và chiếm thể tích gần bằng 1/5 thể tích không khí là ..................?
Câu 3 : Một trong những chất khí gây ô nhiếm không khí ?
Câu 4 : Không khí ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến .................con người ?
Câu 5 : Một trong những biện pháp bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm ?
Câu 6 : Đa số các nguyên tố phi kim không có tính chất vật lý này ?
S
Ự
S
Ố
N
G
K
A
R
L
S
H
E
X
I
N
C
A
C
B
O
N
I
C
S
Ứ
C
K
H
Ỏ
E
T
R
Ồ
N
G
C
Â
Y
X
A
N
H
Á
N
H
K
I
M
Ô chữ hàng dọc : Sự cháy
BTVN : 1, 2, 7/99 sgk.
Xem trước bài : Sự cháy và sự oxi hóa chậm

File đính kèm:

  • doctiết 42 (dt).doc