Bài giảng Tiết 49: Phản ứng oxi hóa - Khử (tiếp theo)
Những phản ứng cùng tồn tại sự oxi hóa và sự khử, gọi là phản ứng oxi hóa – khử. Vậy thế nào là phản ứng oxi hóa khử ?
-Phản ứng sau có phải là phản ứng oxi hoá – khử không ? Vì sao ?
2H2 + O2 2H2O
Tiet 49: PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: * Học sinh biết : - Các khái niệm: sự khử, sự oxi hóa. -Hiểu được các khái niệm: chất khử, chất oxi hóa, phản ứng oxi hoá – khử và tầm quan trọng của phản ứng này. 2.Kĩ năng: * Rèn cho học sinh : -Kĩ năng phân biệt chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong những phản ứng oxi hóa – khử cụ thể. -Kĩ năng phân biệt phản ứng oxi hóa – khử với các loại phản ứng khác. B.Chuẩn bị: - Ôn lại bài 25: sự oxi hóa – phản ứng hóa hợp -Học bài, làm bài tập 5 SGK/ 109 C.Hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập (15’) -Hãy nêu những tính chất hóa học của H2 và viết phương trình hóa học minh hoạ ? -Yêu cầu HS làm bài tập 1, 5 SGK/ 109 -Nhận xét và chấm điểm. -HS 1: Trả lời lý thuyết. 2H2 + O2 à 2H2O CuO + H2 à Cu + H2O -HS 2: Bài tập 5: a. Khối lượng Hg: 20,1 (g) b. Thể tích H2 : 2,24 (l) -HS 3: bài tập 1: a.Fe2O3 + 3H2 à 2Fe + 3H2O b.HgO + H2 à Hg + H2O c.PbO + H2 à Pb + H2O Hoạt động 2:Tìm hiểu sự khử và sự oxi hóa. (10’) -GV phân tích phương trình hóa học: CuO + H2 à Cu + H2O +Trong PTHH trên, quá trình CuO à Cu có đặc điểm gì ? -Hay nói khác đi: quá trình CuO à Cu là quá trình tách oxi ra khỏi hợp chất gọi là sự khử CuO. Vậy thế nào là sự khử ? -Cũng trong PTHH trên, em hãy nhận xét quá trình H2 à H2O ? à Trong PTHH trên, H2 đã tác dụng với oxi trong hợp chất CuO gọi là sự oxi hóa. Vậy thế nào là sự oxi hóa ? Sự oxi hóa H2 -Biểu diễn sự khử và sự oxi hóa bằng sơ đồ. t0 CuO + H2 à Cu + H2O Sự khử CuO -Yêu cầu HS xác định sự khử và sự oxi hóa trong các phản ứng ở bài tập 1 SGK/ 109 -Quan sát PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O ta thấy, CuO bị mất oxi. à Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. -Trong PTHH trên, ta thấy H2 đã kết hợp với nguyên tố oxi tạo thành H2O, hay H2 đã chiếm oxi của CuO. à Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất. (Trong bài hôm nay HS biết sự oxi xảy ra cả khi oxi ở dạng đơn chất và dạng hợp chất). -Nghe và ghi nhớ. 1.Sự khử và sự oxi hóa. a.Sự khử: là sự tách oxi ra khỏi hợp chất. b. Sự oxi hóa: là sự tác dụng của oxi với 1 chất. Ví dụ: (Vẽ sơ đồ biểu diễn) Hoạt động 3:Tìm hiểu chất khử và chất oxi hóa. (9’) -Trong PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O Hãy quan sát 2 chất phản ứng: CuO và H2, đối chiếu với 2 chất sản phẩm: Cu và H2O à Theo em chất nào chiếm oxi và chất nào nhường oxi ? + CuO nhường oxi, giữ vai trò là chất oxi hóa. Vậy thế nào là chất oxi hóa ? + H2 chiếm oxi, giữ vai trò là chất khử. Vậy thế nào là chất khử ? -Yêu cầu HS xác định chất khử và chất oxi hóa trong các phản ứng của bài tập 1 SGK/ 109 -Trong PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O +CuO nhường oxi cho H2 à Cu +H2 chiếm oxi của CuO à H2O Vậy: CuO + H2 à Cu +H2O (chất oxi hóa) (chất khử) -Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác. -Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. Bài tập 1 SGK/ 109: + Chất khử: là H2. + Chất oxi hóa: Fe2O3, HgO, PbO 2. Chất khử và chất oxi hóa. -Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. -Chất oxi hóa là chất nhường oxi cho chất khác. Ví dụ: Hoạt động 4:Tìm hiểu phản ứng oxi hóa – khử và tầm quan trọng của PƯ(9’) -Quan sát PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O à Em có nhận xét gì về sự khử và sự oxi hóa ? -Những phản ứng cùng tồn tại sự oxi hóa và sự khử, gọi là phản ứng oxi hóa – khử. Vậy thế nào là phản ứng oxi hóa khử ? -Phản ứng sau có phải là phản ứng oxi hoá – khử không ? Vì sao ? 2H2 + O2 à 2H2O -Theo em dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt phản ứng oxi hóa –khử với các loại phản ứng khác ? -Yêu cầu HS đọc SGK/ 111 à phản ứng oxi hóa khử có tầm quan trọng như thế nào ? -Trong PTHH: CuO + H2 à Cu + H2O à Sự khử và sự oxi hóa là 2 quá trình trái ngược nhau, nhưng xảy ra đồng thời trong 1 phương trình hóa học. -Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. -Là phản ứng oxi hóa – khử vì: Sự oxi hóa H2 t0 2H2 + O2 à 2H2O Sự khử O2 -Dựa vào dấu hiệu có sự nhường và chiếm oxi giữa các chất để phân biệt phản ứng oxi hóa với các loại phản ứng khác. -HS đọc SGK/ 111, ghi nhớ tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa – khử. 3. Phản ứng oxi hóa – khử: là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử. 4. Tầm quan trọng cùa phản ứng oxi hóa – khử: SGK/ 111 Hoạt động 5: Củng cố (3’) -Yêu cầu HS làm bài tập 2, 3 SGK/ 113 -Nhận xét và chấm điểm. -Bài tập 2: phản ứng oxi hóa – khử: a, b, d. riêng a, d còn là PƯ hóa hợp. -Bài tập 3: các phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử, vì có sự oxi hóa và sự khử. D.Hướng dẫn HS học tập ở nhà : -Học bài. -Làm bài tập 1,5 SGK/ 113 -Đọc bài đọc thêm SGK / 112 . E.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- T.49 - P¦» OXH-Khß+¡.doc