Bài giảng Tiết 51: Bài luyện tập 6 (tiết 7)

* Phần 4 : “Về đích”

Bài tập : Để thu được 6g hỗn hợp 2 kim loại, trong đó có 2,8 g sắt Fe. Bằng cách ta cho khí hiđrô đi qua hỗn hợp trên để khử đồng (II) oxit, sắt (III) oxit

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b) Tính thể tích khí hiđrô cần dùng để khử hỗn hợp trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 51: Bài luyện tập 6 (tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tiet 51: BÀI LUYỆN TẬP 6 
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
* Học sinh biết : 
- Củng cố, hệ thống hoá các kiến thức và khái niệm hóa học về H2. Biết so sánh các tính chất và cách điều chế H2 so với O2.
- HS biết và hiểu các khái niệm phản ứng thế, sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, phản ứng oxi hoá- khử.
- Nhận biết được phản ứng oxi hoá khử, biết nhận ra phản ứng thế & so sánh với các phản ứng hoá hợp & phản ứng phân huỷ.
2.Kĩ năng:
* Rèn cho học sinh :
- Vận dụng các kiến thức trên đây để làm các bài tập và tính toán có tính tổng hợp liên quan đến O2 và H2.
3.Thái độ:
B.Chuẩn bị: 
- Ôn lại kiến thức các bài 31, 32, 33.
1. Giáo viên : Đề bài tập 1,2,4 SGK/ 119. Chuẩn bị các câu hỏi trò chơi. 
2. Học sinh : Ôn lại những kiến thức ở các bài 31,32,33. 
C.Hoạt động dạy – học : 
Tiến hành tổ chức trò chơi :
I. Kiến thức cần nhớ : 
* Phần 1 : “Kiểm tra hành trang” (10’)
- Bằng cách hãy chọn những từ hay cụn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau 
- Mỗi đội bốc thăm 1 câu trả lời. Đúng hoàn chỉnh 10đ, không hoàn chỉnh 0đ.
Câu 1 : Khí hiđrô có tính . . . . (1). . . ., ở nhiệt độ thích hợp hiđrô không những . . . . . . . (2) . . . . . . . với đơn chất oxi mà còn có thể kết hợp với . . . . (3) . . . . . . . trong một số oxit kim loại. 
Câu 2 : Phản ứng thế là . . . . (1) . . . . . , trong đó nguyên tử của đơn . . . .(2). . . . . . của . . . . . (3). . . . . trong hợp chất. 
Câu 3 : Chất khử là . . . .(1) . . . . của chất khác. Chất . . .(2) . . . là khí oxi hoặc . . . . (3) . . . . cho chất khác. 
Câu 4 : Sự . . . (1) . . . . là quá trình . . . (2) . . . khỏi hợp chất. Sự oxi hóa là . . . (3) . . . của nguyên tử oxi với chất khác. 
Câu 5 : Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
II. Bài tập vận dụng : 
* Phần 2 : “Vượt thử thách ” (15’)
Câu 1 : Hãy hoàn thành các PTHH và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào ? ( mỗi câu đúng 10đ)
STT
Phương trình phản ứng
Loại phản ứng
1
 O2 + H2 >
2
 Fe2O3 + H2 >
3
 Fe3O4 + H2 >
4
 PbO + H2 >
Câu 1 : Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau : 
1) Cacbon đioxit + nước - - - > axit cacbonic (H2CO3)
2) lưu huỳnh đioxit + nước - - - > axit sunfurơ (H2SO3) 
3) kẽm + axit clohiđric - - - > Kẽm clorua + H2 
4) điphotpho pentaoxit + nước - - - > axit photphoric (H3PO4) 
5) chì (II) oxit + hiđrô > chì (Pb) + H2O
Câu 3 : Hãy cho biết các hiện tượng gì xảy ra khi ta dùng các cách thử sau đối các chất khí O2, H2, không khí. 
Cách thử
O2
Không khí
H2
Que đóm còn tàn than hồng.
Que đóm cháy.
* Phần 3 : “Tăng tốc” ( Đúng mỗi câu 5đ) 
Câu 1 : Cho hai phương trình hoá học sau : 
a) Fe2O3 + 3H2 > 2Fe + 3H2O	b) CuO + H2 > Cu + H2O
A. Chất khử : Fe2O3, CuO	Chất oxi hoá : H2
B. Chất khử :	H2	Chất oxi hoá : Fe2O3, CuO	
C. Chất khử : Fe2O3, H2	Chất oxi hoá : CuO
D. Chất khử : H2, CuO	Chất oxi hoá : Fe2O3
Câu 2 : Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế ? 
a) CuO + H2 	Cu + H2O	
b) Mg + 2HCl 	MgCl2 + H2
c) Ca(OH)2 + CO2 	CaCO3 + H2O
d) Zn + CuSO4 	 ZnSO4 + Cu
* Phần 4 : “Về đích” 
Bài tập : Để thu được 6g hỗn hợp 2 kim loại, trong đó có 2,8 g sắt Fe. Bằng cách ta cho khí hiđrô đi qua hỗn hợp trên để khử đồng (II) oxit, sắt (III) oxit 
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra 
b) Tính thể tích khí hiđrô cần dùng để khử hỗn hợp trên. 
 ( Đối với phần này GV có thể hướng dẫn giúp các nhóm hoàn thiện và mỗi đội đúng lấy từ thang điểm 10đ ) 

File đính kèm:

  • docT.51 - Luyß+çn tߦ¡p 6.doc
Bài giảng liên quan