Bài giảng Tiết 53 - Bài 34: Bài luyện tập 6 (tiếp)

Câu 5:
Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác .
B. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác.
C. Sự khử là quá trình nhận oxi.
D. Sự oxi hoá là quá trình cho oxi .
ĐÁP ÁN: A.

Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác .

Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử.

 

 

ppt23 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiết 53 - Bài 34: Bài luyện tập 6 (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
KÍNH CHAØO QUYÙ THAÀY COÂ ÑEÁN DÖÏ TIEÁT HOÏC CUÛA LÔÙP HOÂM NAYGiaùo vieân: Leâ Thò HieànTröôøng THCS Loäc Khaùnh Kiểm tra bài cũ: 1/ Định nghĩa phản ứng thế. Những phản ứng hóa học nào sau đây là phản ứng thế?Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2C + O2 → CO2Zn + CuSO4 → ZnSO4 + CuĐáp án: Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất , trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất .Phản ứng a, c là phản ứng thếTiết 53Bài 34: BÀI LUYỆN TẬP 6I/ Kiến thức cần nhớ : Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau đây?Câu 1:Tính chất hoá học của hiđro ( ở nhiệt độ thích hợp) :A/ Chỉ tác dụng với đơn chất oxi và toả nhiệt .B/ Tác dụng với đơn chất oxi và một số oxit kim loại C/ Tác dụng với đơn chất oxi và tất cả oxit kim loại .D/ Tác dụng với nguyên tố oxi và một số oxit kim loại ĐÁP ÁN: B. Hiđro có tính khử. Tác dụng với đơn chất oxi và một số oxit kim loại. Câu 2:Khí hiđro được bơm vào khinh khí cầu , bóng thám không vì hiđro là khí :A. không màu .B. Ít tan trong nước .C. Có tác dụng với oxi trong không khí .D. nhẹ nhất trong các chất khí .ĐÁP ÁN: DHiđro là khí nhẹ nhất trong các chất khí . Câu 3:( Bài tập 3 SGK Trang 119)Cho dung dịch axit sunfuric loãng, nhôm và các dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau : Có thể dùng hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí oxi.B. Có thể dùng hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu không khí.C. Có thể dùng hóa chất và dụng cụ đã cho để điều chế và thu khí hiđro.D. Có thể dùng để điều chế khí hiđro nhưng không thu được khí hiđro.ĐÁP ÁN: C Hóa chất điếu chế H2 : ddH2SO4l,( dd HCl) và Al ( Fe, Zn)Thu khí hiđro bằng cách: đẩy không khí hoặc đẩy nước ( úp miệng bình xuống dưới).Câu 4:Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó: A. Có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu .B. Từ một chất ban đầu sinh ra nhiều chất mới . C. Nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất D. Phản ứng chỉ có xảy ra sự oxi hoá. ĐÁP ÁN: C Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất. Câu 5:Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác . B. Chất khử là chất nhường oxi cho chất khác.C. Sự khử là quá trình nhận oxi. D. Sự oxi hoá là quá trình cho oxi .ĐÁP ÁN: A. Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác .Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác. Quá trình tách nguyên tử oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Câu 6 :Phản ứng oxi hoá -khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra : A. Sự cho electron hoặc sự nhận electron.B. Một quá trình nhận electron.C. Một quá trình cho electron.D. Đồng thời sự oxi hoá và sự khử .ĐÁP ÁN: D Phản ứng oxi hoá -khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử.  I. Kiến thức cần nhớ :1. Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp hiđro tác dụng với đơn chất oxi và một số oxit kim loại. 2. Khí hiđro có nhiều ứng dụng chủ yếu do tính nhẹ, tính khử và khi cháy tỏa nhiều nhiệt.3. Hóa chất dùng để điều chế Hidrô trong PTN: dd HCl, dd H2SO4 và Zn, Al, Fe. Thu khí hiđro bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí( úp miệng bình xuống dưới)4. Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.5. Sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa. Chất oxi hoá là chất nhường oxi cho chất khác.6. Quá trình tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Chất khử là chất chiếm oxi của chất khác .7. Phản ứng oxi hoá -khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử II - Bài tập Bài tập 1: ( Bài 1 SGK trang 118)Viết phương trình hoá học biểu diễn phản ứng của H2 với các chất :O2, Fe2O3, Fe3O4, PbO . Ghi rõ điều kiện phản ứng .Giải thích và cho biết mỗi phản ứng trên thuộc loại phản ứng gì ?Đáp án a/ 2H2 + O2 to 2H2Ob/ 3H2 + Fe2O3 to 3H2O + 2Fec/ 4H2 + Fe3O4 to 4H2O + 3Fed/ H2 + PbO to H2O + PbPhản ứng a là phản ứng hoá hợp.( Từ 2 chất tạo thành 1 chất)- Phản ứng b,c,d là phản ứng thế .(nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất )-Tất cả 4 phản ứng đều là phản ứng oxi hoá- khử vì đều có đồng thời cả sự oxi hoá và sự khử .Bài tập 2: ( Bài 2 SGK trang 118) (đôi bạn học tập )Có 3 lọ đựng riêng biệt các khí sau: oxi, không khí , và hiđro . Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ ? Đáp án :Dùng một que đóm cho vào mỗi lọ : Lọ làm cho que đóm cháy sáng bùng lên là lọ chứa khí oxi , lọ có khí cháy với ngọn lửa màu xanh là lọ chứa khí hiđro, lọ không làm thay đổi ngọn lửa của que đóm đang cháy là lọ chứa không khí .Bài tập 3:(bài 4 SGKtrang 119)a. Lập PTHH của các phản ứng sau:- Cacbon đioxit + nước axit cacbonic (H2CO3) (1)- Lưu huỳnh đioxit + nước a xit sunfurơ (H2SO3) (2)Kẽm + axit clohiđric kẽm clorua + H2 (3) Điphotpho pentaoxit + nước axit phophoric (H3PO4) ( 4)- Chì (II) oxit + hiđro to chì (Pb) + H2O (5)b. Mỗi phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?Đáp án: Bài tập 3: Lập PTHH của các phản ứng và cho biết từng loại phản ứng : ( 1) CO2 + H2O H2CO3Phản ứng (1) là phản ứng hoá hợp ( 2 chất ban đầu tạo 1 chất)(2) SO2 + H2O H2SO3Phản ứng (2) là phản ứng hoá hợp ( 2 chất ban đầu tạo 1 chất)(3) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2Phản ứng (3) là phản ứng thế (nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất) (4) P2O5 + 3H2O 2H3PO4Phản ứng (4) là phản ứng hoá hợp . ( 2 chất ban đầu tạo 1 chất)  (5) PbO + H2 t0 Pb + H2O Phản ứng (5) là phản ứng thế và là phản ứng oxi hoá -khử (xảy ra đồng thời sự oxi hoá và sự khử ).Bài tập 4: Cho khí hiđro đi qua một ống chứa 32g đồng (II) oxit nung nóng , phản ứng xảy ra hoàn toàn .a/ Viết phương trình phản ứng. cho biết chất nào là chất khử, chất nào là chất oxi hoá ?b/ Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng ? c/ Tính thể tích khí hiđro cần dùng ( đktc) ?Đáp án:a/ CuO + H2 t0 Cu + H2O  1mol 1mol 1mol 0,4mol ?y mol ? x mol CuO là chất oxi hóa, H2 là chất khửmCuO = 32g => nCuO = 0,4(mol)b/ Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng Số mol Cu: nCu = x = 0,4(mol ) Khối lượng Cu: mCu = 0,4 x 64 = 25,6 (g) c/ Tính thể tích khí hiđro cần dùng (ở đktc) : Số mol H2 : nH2 = y = 0,4(mol ) Thể tích khí hiđro cần dùng (đktc)vH2 = 22,4 x nH2 = 22,4 x 0,4 = 8,96 (lít)Bài tập 5: Dẫn 2,24 lit khí H2 (ở đktc) vào một ống có chứa 12 gam CuO đã nung nóng tới nhiệt độ thích hợp. Kết thúc phản ứng trong ống còn lại a gam chất rắn.Viết phương trình phản ứng.Tính khối lượng nước tạo thành sau phản ứng trên.Tính a?Đáp án: Phương trình: CuO + H2 t0 Cu + H2O nH2 = 2,24: 22,4 = 0,1 (mol) nCuO = 12 : 80 = 0,15 (mol)Theo PTPƯ nH2 : nCuO = 1 : 1 => nCuO dư, H2 phản ứng hếtb. Theo PTPƯ nH2O = nCuOpư= nH2 = 0,1 (mol)mH2O = 0,1 x 18 = 1,8 (gam) c. nCuO dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 (mol)mCuO dư = 0,05 x 80 = 4 (gam) Theo PTPƯ : nCu = nH2 = 0,1 (mol) => mCu = 0,1 x 64 = 6,4(gam)Vậy a = mCu + mCuO dư = 6,4 + 4 = 10,4 (gam)Bài tập trắc nghiệm:Câu 1:. Trong phản ứng hóa học sau : ZnO + H2 t0 Zn + H2O a. chất nào là chất oxi hóa? A. ZnO B. H2 C. Zn D. H2O Đáp án đúng : Ab. chất nào là chất khử? A. ZnO B. H2 C. Zn D. H2OĐáp án đúng : BCâu 2: Để sản xuất 4480 lít khí hiđro ( đktc) người ta điện phân nước. Theo PTHH: 2H2O đp 2H2 + O2a- Thể tích oxi (đktc) đồng thời thu được là :A. 1120 lit B. 2240 lit C. 3360 lit D.4480 litĐáp án đúng: Bb- Thể tích nước cần dùng để điện phân là : A. 1120 lit B. 2240 lit C. 3360 lit D.4480 lit Đáp án đúng: DHướng dẫn về nhà 1-Lý thuyết : Học kỹ phần kiến thức cần nhớ . 2-Bài tập về nhà : Bài 4, bài 5 /trang 119/SGK 3- Chuẩn bị cho tiết học sau:-Đọc trước nội dung 3 thí nghiệm trong bài 35 chuẩn bị cho tiết sau thực hành.- Chuẩn bị bảng báo cáo thực hành.BAØI HOÏC ÑEÁN ÑAÂY ÑAÕ HEÁT KÍNH CHUÙC THAÀY COÂ GIAÙO SÖÙC KHOEÛ CHUÙC CAÙC EM HOÏC SINH HOÏC TOÁT

File đính kèm:

  • pptTiet_53_Bai_Luyen_Tap_6.ppt
Bài giảng liên quan