Bài giảng Tiết 7: Nguyên tố hóa học (tiếp theo)
Muốn xác định được X là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố X ?
+ Với dữ kiện đề bài trên ta có thể xác định được số p trong nguyên tố X không ?
Vậy ta phải xác định nguyên tử khối của X.
-Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để giải bài tập trên.
Ngày soạn : 18/9/2009; Ngày dạy: 22/9/2009 Tiết 7: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (Tiếp theo) Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan đến bài học. Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành. - Nguyên tố hóa học là những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân. - Kí hiệu hóa học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. -Thành phần khối lượng các nguyên tố có trong vỏ trái đất là không đồng đều. -Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon ( đ.v.C) -Mỗi đ.v.C bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C. -Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. A. Mục tiêu : 1. Kiến thức: * Học sinh biết: -Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon ( đ.v.C) -Mỗi đ.v.C bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C. -Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 2. Kĩ năng: * Rèn cho học sinh: -Nguyên tử khối là khối lượng của 1 nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon ( đ.v.C) -Mỗi đ.v.C bằng khối lượng của 1/12 nguyên tử C. -Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 3.Thái độ: - Tạo hứng thú học tập bộ môn. C. Hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và sửa bài tập -Định nghĩa nguyên tố hóa học. -Viết kí hiệu hóa học của 10 nguyên tố. -Yêu cầu 1 HS làm bài tập 3 SGK / 20. -Sửa chữa và chấm điểm. -Đọc định nghĩa. -Viết kí hiệu hóa học. -Làm bài tập 3 Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tử khối của nguyên tố. -NTK có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ không tiện sử dụng. Vì vậy người ta qui ước lấy 1/12 khối lượng nguyên tử C làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đ.v.C - Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử g -Nguyên tử C, nguyên tử O nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H ? - Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất ? -Khối lượng tính bằng đ.v.C chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử.gNgười ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối. -Vậy, nguyên tử khối là gì ? -Hướng dẫn HS tra bảng 1 SGK / 42 để biết nguyên tử khối của các nguyên tố. Mỗi nguyên tố đều có 1 nguyên tử khối riêng biệt, vì vậy dựa vào nguyên tử khối của 1 nguyên tố chưa biết, ta có thể xác định được tên của nguyên tố đó. -Yêu cầu HS đọc đề Bài tập 6 SGK/ 20. -Hướng dẫn: + Muốn xác định được X là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố X ? + Với dữ kiện đề bài trên ta có thể xác định được số p trong nguyên tố X không ? gVậy ta phải xác định nguyên tử khối của X. -Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để giải bài tập trên. -Nghe và ghi vào vở. -Ví dụ: + Khối lượng của 1 nguyên tử H bằng 1 đ.v.C (qui ước là H = 1 đ.v.C ) +Khối lượng 1 nguyên tử C bằng 12 đ.v.C. +Khối lượng 1 nguyên tử O bằng 16 đ.v.C. -Nguyên tử C nặng gấp 12 lần nguyên tử H. -Nguyên tử nhẹ nhất: H -Nguyên tử O nặng gấp 16 lần nguyên tử H. -Trả lời và ghi vở -HS đọc SGK gTóm tắt đề bài. -Phải biết số p hoặc nguyên tử khối (NTK) -Với dữ kiện đề bài trên ta không thể xác định được số p trong nguyên tố X. *Thảo luận nhóm- Bài giải : +NTK của X = 2.14 = 28 đ.v.C +Tra bảng 1 SGK/ 42 g X là nguyên tố Silic (Si). II.NGUYÊN TỬ KHỐI : - Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. -1 đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử C. Kí hiệu là: đ.v.C - Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. VD: Cu = 64đvC Na = 23 đvC Hg = 201 đvC Hoạt động 3: Củng cố và luyện tập. Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố A có 16 p . Hãy cho biết: a. Tên và kí hiệu của A. b. Số e của A. c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử Hiđro và Oxi. Hướng dẫn: - Dựa vào đâu để xác định tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A ? -Nguyên tử khối của A là bao nhiêu ? -Yêu cầu HS các nhóm thảo luận để giải bài tập trên. -Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét. Bài tập 2: Yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành bảng sau: Tên Ng.tố KH HH Số p Số e Số n Tổng số hạt Ng.tử khối Flo 10 19 20 12 36 3 4 -Yêu cầu các nhóm trình bày. -Trao đổi bài chấm chéo. -Thông báo đáp án -Các nhóm đọc kĩ đề bài, tóm tắt, thảo luận nhóm. -HS tra bảng 1 SGK/ 42: a.A là nguyên tố lưu huỳnh (S). b.Số e của S: 16. c.NTK của S = 32 đ.v.C NTK của H = 1 đ.v.C NTK của O = 16 đ.v.C gVậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H. -Thảo luận nhóm :4’ Tên Ng tố KHHH Số p Số e Số n Tổng số hạt Nguyên tử khối Flo F 9 9 10 28 19 Kali K 19 19 20 58 39 Magie Mg 12 12 12 36 24 Liti Li 3 3 4 10 7 D. Hướng dẫn hs học tập ở nhà: -Học thuộc nguyên tử khối của các nguyên tố trong bảng 1 SGK/ 42. -Làm bài tập: 4,5,6,7,8,SGK/ 20
File đính kèm:
- T.07 - nguy+¬n tß+æ HH (tt).doc