Bài giảng Tiết 72: Axit sunfuric (Tiết 1)

GV: Giải thích khái niệm thụ động

Khi nhúng các kim loại đó vào

 H2SO4 đnguội thì H2SO4 oxh bề mặt kim loại đến oxít dạng lớp tinh thể, bền bảo vệ kim loại cho nên sau đó nếu chúng ta lấy tiếp thanh kim loại cho tác dụng với HCl . cũng không có pư gì xảy ra.

- GV: Khi tác dụng với một số phi kim thì hợp chất của phi kim tạo thành có số ôxi hoá cao và giải phóng SO2

 

doc4 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tiết 72: Axit sunfuric (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày 17 tháng 3 năm 2010 
Tiết 72 : Axit Sunfuric
I - Mục tiêu
- Biết được cấu tạo, tính chất lý, hóa học của axit sunfuric đặc, loãng. Hiểu nguyên nhân sự khác nhau về tính oxi hoá của axit sunfuric loãng, đặc.
- Vận dụng giải thích hiện tượng ô nhiễm không khí, mưa axit, liên hệ giáo dục môi trường.
II - Chuẩn bị : 
- Các hoá chất H2SO4, Cu, đường trắng, BaCl2
- Tranh vẽ
III-Hệ thống các hoạt động
- Hỏi bài cũ: Hãy viết công thức cấu tạo của SO2, SO3, H2SO4
Vào bài: ở các tiết học trước các em đã được tìm hiểu kỹ về đơn chất cũng như một số hợp chất chứa S. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu tiếp một hợp chất cuối cùng chứa S. Đó chính là axít H2SO4 - là một trong những hoá chất hàng đầu của nghành công nghiệp sản xuất. Vậy axít H2SO4 có tính chất vật lý và tính chất hoá học như thế nào?
Hoạt động 1: Cấu tạo phân tử 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Các em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của phân tử H2SO4? 
GV: Với công thức cấu tạo như thế thì H2SO4 có tính chất vật lý và tính chất hoá học như thế nào?
H - O O
 S
H - O O
Trong H2SO4, S có số ôxi hoá cực đại là +6
Hoạt động 2: Tính chất vật lý 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Đây là lọ đựng dung dịch H2SO4 đặc. Hãy quan sát và cho biết trạng thái màu sắc của nó?
- Bây giờ cô mở nắp bình ra và các em thấy axít này có bay hơi hay không?
- Ngoài ra H2SO4 đặc dễ hút ẩm và người ta lợi dụng tính chất vật lý này để làm gì? 
Như vậy có phải khi nào ta cũng tiến hành thí nghiệm với H2SO4 đặc hay không? Như vậy ta phải pha loãng axít 
- GV tiến hành pha loãng axít, và hỏi HS cốc nước nóng lên là tại sao?
Từ đó hãy cho biết tại sao chung ta không được đổ nước vào axít?
- Các em có thể tưởng tượng việc pha loãng axít đơn giản giống như một mẩu bánh mỳ phát ra cho những kẻ tù nhân, nếu ta đưa cho họ một mẩu bánh mỳ thì họ sẽ tranh xé nhau, còn nếu mỗi người tù nhân lấy một mẩu bánh mì thì tất nhiên sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.
Vậy axít H2SO4 có tính chất hoá học gì đặc biệt, có khác so với những axít khác mà ta đã được học hay không?
H2SO4 đặc tan trong nước tạo thành Hiđrát 
H2SO4.nH2O toả ra một lượng nhiệt lớn 
cách pha loãng: Đổ từ từ axít vào cốc nước và khuấy nhẹ bằng đũa thuỷ tinh.
Hoạt động 3: Tính chất hoá học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV: Hãy dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử H2SO4 hãy dự đoán tính chất hoá học?
- Trong phần tính chất hoá học của H2SO4 ta sẽ làm nổi bật hai phần
- Hãy nhắc lại tính chất chung của một axít mạnh
Lấy ví dụ:
- Tính axít của H2SO4 l cũng được quyết định bởi ion nào? Từ đó hãy giải thích tại sao H2SO4 l lại là một axít mạnh?
Bây giờ ta xét xem tính ôxi hoá của H2SO4 đ thể hiện như thế nào?
- GV: H2SO4 đ là một chất ôxi hoá mạnh khi nó tác dụng với các chất ntn?
GV tiến hành thí nghiệm: 
Cu + H2SO4 l
Cu + H2SO4 đn
Yêu cầu HS quan sát và giải thích và viết phương trình?
- GV: Vậy axít H2SO4 đ tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au, Pt
Vậy sản phẩm khử H2SO4 đ ngoài SO2 còn có những sản phẩm nào khác nữa không?
- GV: Hãy viết phương trình tổng quát khi cho kim loại + H2SO4 đn 
- Tuy nhiên nếu dùng axít H2SO4 đnguội thì phản ứng này không xảy ra. Hay nói cách khác có một số kim loại thụ động với H2SO4 đnguội như Fe, Al, Cr...
- GV: Giải thích khái niệm thụ động
Khi nhúng các kim loại đó vào
 H2SO4 đnguội thì H2SO4 oxh bề mặt kim loại đến oxít dạng lớp tinh thể, bền bảo vệ kim loại cho nên sau đó nếu chúng ta lấy tiếp thanh kim loại cho tác dụng với HCl ... cũng không có pư gì xảy ra.
- GV: Khi tác dụng với một số phi kim thì hợp chất của phi kim tạo thành có số ôxi hoá cao và giải phóng SO2
GV: Khi tác dụng với nhiều hợp chất có tính khử thì kim loại và phi kim trong hợp chất sẽ có số oxh cao và giải phóng SO2 
GV tiến hành thí nghiệm nhỏ axít vào đường
GV: Vậy các em thấy tính háo nước của axít H2SO4 đ như thế nào?
GV: Vì tính háo nước rất mãnh liệt của H2SO4 đ mà khi da thịt chúng ta tiếp xúc với H2SO4 đ thì hiện tượng cũng xảy ra tương tự, có nghĩa là sẽ bị bỏng rất nặng. Vì thế mà các em cần phải hết sức thận trọng khi làm việc với H2SO4 đ
GV: Chỉ có S+6 trong axít H2SO4 đ mới có tính ôxh còn trong muối sunphát thì không
Sau khi học xong bài này các em có kết luận gì về tính chất của H2SO4
1. Tính chất của dung dịch axít loãng: Thể hiện đầy đủ tính chất của một axít mạnh
VD: FeO + H2SO4 l FeSO4 + H2O
Fe + H2SO4 l FeSO4 + H2
2. Tính chất của H2SO4 đn thể hiện tính ôxh mạnh
a.KL + H2SO4 đn muối sunphát ( số ôxh của KL là cao nhất) + H2O + SO2
 S
 H2S
VD: 2Fe + 6H2SO4 đnFe2( SO4)3 + 3SO2 + 
6 H2O
- Nếu Fe dư: Fe + Fe2( SO4)33FeSO4
b. Tác dụng với một số phi kim
VD: C + 2H2SO4 đn CO2 + 2SO2 + 2H2O
c. Tác dụng với nhiều hợp chất có tính khử
VD: 2FeO + 4H2SO4 đnFe2( SO4)3 + SO2 + 
4H2O
d. Tính háo nước:
Cn(H2O)m nC + mH2O
C + 2H2SO4 đn CO2 + 2SO2 + 2H2O
Kết luận: H2SO4 l có tính axít mạnh, H2SO4 đ có tính ôxh mạnh
Củng cố: Viết phương trình phản ứng
a. FeCO3 + H2SO4 l
b. FeCO3 + H2SO4 đn
c. Fe3O4 + H2SO4 l
d. c. Fe3O4 + H2SO4 đ

File đính kèm:

  • docTiet 72. Axit Sunfuric.doc
Bài giảng liên quan