Bài giảng Toán Lớp 5 - Bài: Thể tích hình hộp chữ nhật - Phạm Hạ Tiên
Bài: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT
I.MỤC TIÊU
- HS hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật.
- Biết công thức và quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Thực hành tính đúng thể tích với số đo cho trước.
- Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản.
- HS hứng thú , yêu thích môn Toán.
II.CHUẨN BỊ
- SGK, tranh, máy chiếu.
- Bút dạ, nam châm, phiếu học tập.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy Hoạt động học
Môn: Toán Tuần: ... – Tiết: ... Lớp: 5... GV: Phạm Hạ Tiên KẾ HOẠCH BÀI DẠY Thứ ........ ngày .... tháng .... năm 2019 Bài: THỂ TÍCH HÌNH HỘP CHỮ NHẬT I.MỤC TIÊU - HS hình thành biểu tượng về thể tích hình hộp chữ nhật. - Biết công thức và quy tắc tính thể tích của hình hộp chữ nhật. Thực hành tính đúng thể tích với số đo cho trước. - Vận dụng công thức giải quyết một số tình huống thực tiễn đơn giản. - HS hứng thú , yêu thích môn Toán. II.CHUẨN BỊ - SGK, tranh, máy chiếu. - Bút dạ, nam châm, phiếu học tập. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học A.Kiểm tra bài cũ - Cho HS làm bài tập: Đọc các số đo sau: 2010cm3 ; 0,109cm3 ; 0,015dm3 => Hiển thị - Gọi HS nhận xét. GV nhận xét B.Dạy – học bài mới *Giới thiệu bài - GV giới thiệu bài, nêu mục tiêu của tiết học. 1)Ví dụ - GV chiếu ví dụ trong SGK. - GV mời HS nêu yêu cầu bài toán. - GV cho HS thảo luận nhóm để tính thể tích hình hộp chữ nhật. - GV nhận xét, kết luận: Để tính thể tích hình hộp chữ nhật trên bằng xăng-ti-mét khối ta cần tìm số hình lập phương 1 cm3 xếp đầy vào hộp. - GV hỏi: + Lớp đầu tiên xệp được bao nhiêu hình lập phương 1cm3. + Xếp được bao nhiêu lớp? + 10 lớp có bao nhiêu hình lập phương 1cm3? - GV kết luận: 1 lớp xếp được 320 hình lập phương 1cm3. Vậy 10 lớp có 3200 hình lập phương 1cm3. - GV nêu cách làm khác, rút ra quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật 2) Quy tắc - GV hỏi: Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV chiếu quy tắc tính thể tích hình hộp chữ nhật (SGK trang 122) *Công thức - GV chiếu hình hộp chữ nhật. - Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật. Khi hình hộp chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b, chiều cao là c, muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV kết luận: V = a x b x c (a, b, c là 3 kích thước của hình hộp chữ nhật) 3) Luyện tập * Bài tập 1 (SGK trang 121) - GV mời 1 HS nêu yêu cầu. - GV chiếu, gạch chân yêu cầu bài. - GV mời 3 HS lên bảng làm 3 ý a, b, c. - Gọi HS nhận xét - GV chốt: Muốn tính thể tích hình chữ nhật ta lấy chiều dài nhân chiều rộng rồi nhân với chiều cao. Chú ý cùng đơn vị đo. * Bài tập 2 (SGK trang 121) - GV chiếu đề bài Bài 2. - GV hướng dẫn HS làm bài theo nhóm. - GV chốt. Qua bài tập 2 HS biết cách vận dụng tính thể tích hình hộp chữ nhật vào tính thể tích khúc gỗ. * Bài tập 3 (SGK trang 121) - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3 => Hiển thị - GV hỏi: + Bài tập 3 yêu cầu chúng ta làm gì? + Hình 1 cho biết gì? + Khi thả hòn đá vào trong bể nước chuyện gì xảy ra? - GV hướng dẫn HS làm bài theo 2 cách: +Cách 1: Ta tính chiều cao của nước dâng lên rồi tính thể tích của hòn đá. +Cách 2: Ta tính thể tích nước trước khi có đá rồi trừ hai thể tích cho nhau để được thể tích của hòn đá. - Gv chốt bài 3. 4.Củng cố, dặn dò - Hôm nay chúng ta học bài gì? - Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào? - GV nhận xét tiết học. - 2 HS đọc bài. - HS nhận xét - HS lắng nghe. - HS quan sát ví dụ. - HS nêu yêu cầu bài toán. - HS thảo luận nhóm. - Trưởng ban học tập điều khiển chia sẻ bài làm. - HS trả lời. - HS quan sát - HS nêu quy tắc. - HS trả lời. - HS quan sát, nhắc lại quy tắc. - HS quan sát. - HS nêu công thức. - HS nêu yêu cầu bài. - 3 HS lên bảng làm bài. - Cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét - HS đọc đề bài. - HS làm bài theo nhóm. - TBHT điều khiển chia sẻ kết quả thảo luận. - HS đọc bài tập. - HS trả lời. - 1 HS làm bài trên bảng. - Cả lớp làm bài vào vở. - HS nhận xét. - HS trả lời. - HS lắng nghe.
File đính kèm:
- bai_giang_toan_lop_5_bai_the_tich_hinh_hop_chu_nhat_pham_ha.docx