Bài giảng Trường phái hội họa Ấn tượng (tiếp)

• Nhóm 4: Họa sĩ Xơ-ra

Câu 1: Năm sinh, năm mất và nơi sinh của họa sĩ?

Câu 2: Họa sĩ thuộc trường phái hội họa nào? Đặc điểm nghệ thuật của họa sĩ?

Câu 3: Nêu tên tác phẩm tiêu biểu.

• Thời gian: 4 phút.

- Kiểm tra kết quả thảo luận: Yêu cầu các nhóm gắn phần thảo luận của nhóm mình lên bảng.

 

doc10 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 4103 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Trường phái hội họa Ấn tượng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết thêm về trường phái hội họa Ấn tượng.
- Học sinh làm quen với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng.
2. Kỹ năng:
 	- Học sinh biết được sự đa dạng trong trường phái hội họa Ấn tượng.
 	- Học sinh biết được tiểu sử và tác phẩm tiêu biểu của một số họa sĩ của trường phái hội họa Ấn tượng.
3. Thái độ:
- Học sinh thêm yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật của hội họa Ấn tượng. 
- Có ý thức nghiêm túc trong giờ học.
II. PHƯƠNG PHÁP - PHƯƠNG TIỆN:
- Phương pháp chủ đạo: Trực quan – Thảo luận.
- Phương pháp hỗ trợ: Thuyết trình – Trò chơi.
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu Projecter, phần mền trình chiếu Power Point.
III. CHUẨN BỊ: 
1. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Giáo án điện tử: Tranh, ảnh tư liệu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng.
- Đồ dùng thảo luận nhóm.
2. Chuẩn bị của học sinh: 
- Sưu tầm thêm tranh, ảnh về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
	- SGK, Sách giáo viên Mĩ thuật 8.
	- Lịch sử Mĩ thuật thế giới – NXB Đại học Sư phạm.
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT DẠY: 
Nội dung
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Dự kiến 
tình huống
I. Ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ.
Bài 28: Vẽ tranh
MINH HỌA TRUYỆN CỔ TÍCH
III. Giảng bài mới.
Bài 29: Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG.
1. Họa sĩ Mô-nê
(1840-1926)
a. Vài nét về tiểu sử.
b. Đặc điểm nghệ thuật.
c. Tác phẩm tiêu biểu.
2. Họa sĩ Ma-nê
(1832-1883)
a. Vài nét về tiểu sử.
b. Đặc điểm nghệ thuật.
c. Tác phẩm tiêu biểu.
3. Họa sĩ Van-gốc
(1832-1883)
a. Vài nét về tiểu sử.
b. Đặc điểm nghệ thuật.
c. Tác phẩm tiêu biểu.
4. Họa sĩ Xơ-ra
(1859-1891)
a. Vài nét về tiểu sử.
b. Đặc điểm nghệ thuật.
c. Tác phẩm tiêu biểu.
 * Trò chơi
IV. Nhận xét, đánh giá.
V. Dặn dò, kết thúc.
1'
4'
1'
4’
2’
4’
5’
5’
5’
5’
3’
4’
2’
1’
- Chào học sinh, giới thiệu giáo viên dự giờ.
- Kiểm tra sĩ số lớp.
- Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh mang bài vẽ của tiết trước lên trưng bày lên bảng.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và cho điểm.
- Giáo viên giới thiệu bài mới.
Bài 29: Thường thức mĩ thuật
MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG.
- Giáo viên nêu những nét chung về mĩ thuật Phương tây của thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và trường phái hội họa Ấn tượng.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một vài nét khái quát về trường phái hội họa Ấn tượng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
 + Em hãy cho biết xuất xứ tên gọi của trường phái hội họa Ấn tượng?
 + Đóng góp cho trường phái hội họa Ấn tượng là những họa sĩ nào?
- Giáo viên nhận xét phần trả lời của học sinh
- Giáo viên giới thiệu một vài nét khái quát về trường phái hội họa Ấn tượng.
 + Ra đời vào khoảng cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX cùng với một số trường phái khác của hội hoạ phương tây.
 + Tư tưởng đổi mới và đoạn tuyệt với cách vẽ truyền thống, hàn lâm, cổ điển.
Đóng góp rất lớn cho mĩ thuật hiện đại.
 + Một số hoạ sĩ nổi tiếng trong giai đoạn này là: Clốt Mô- nê, Ê- du- át Ma- nê, Giooc- giơ Sơ- ra, Vanh- xanh Van- gốc.
 + Được chia làm 3 giai đoạn:
Ấn tượng.
Hậu Ấn tượng. 
Tân Ấn tượng.
* Trò chơi: Sắp xếp tranh
- Giáo viên giới thiệu trò chơi.
- Giáo viên phổ biến luật chơi: có 4 bức tranh của các họa sĩ trường phái hội họa Ấn tượng. Yêu cầu học sinh sắp xếp tên của các tác phẩm và các họa sĩ sao cho chính xác. Thời gian 1 phút.
 + Ấn tượng mặt trời mọc. (Mô-nê).
 + Quán Mu-lanh đờ la Ga-let-le. (Rơ-noa).
 + Hai cô gái bên bờ biển. (Ghô-ghanh).
 + Hoa diên vĩ. (Van- gốc).
- Giáo viên nhận xét và trao phần thưởng cho học sinh sắp xếp đúng.
- Chuyển ý
* Thảo luận nhóm:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm.
 + Chia lớp thành 4 nhóm.
 + Nêu yêu cầu thảo luận.
Nhóm 1: Họa sĩ Mô-nê
Nhóm 2: Họa sĩ Ma-nê
Nhóm 3: Họa sĩ Van-gốc
Nhóm 4: Họa sĩ Xơ-ra
Câu 1: Năm sinh, năm mất và nơi sinh của họa sĩ?
Câu 2: Họa sĩ thuộc trường phái hội họa nào? Đặc điểm nghệ thuật của họa sĩ?
Câu 3: Nêu tên tác phẩm tiêu biểu.
Thời gian: 4 phút.
- Kiểm tra kết quả thảo luận: Yêu cầu các nhóm gắn phần thảo luận của nhóm mình lên bảng.
- Yêu cầu nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, củng cố:
 + Ông vẽ đi vẽ lại nhiều lần với những không gian, thời gian khác nhau. Khám phá ánh sáng và màu sắc.
 + Mở rộng vài nét về tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc” (về chủ đề và nghệ thuật diễn tả).
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, củng cố:
 + Ông dẫn dắt các hoạ sĩ trẻ chối từ các đề tài hàn lâm. Tranh của ông vẫn hoàn chỉnh kiểu cổ điển với đề tài về sinh hoạt thành thị.
 + Mở rộng vài nét về tác phẩm “Buổi hòa nhạc ở Tulerie” (về chủ đề và nghệ thuật diễn tả). “Bữa ăn trên cỏ” (về đề tài và phong cách).
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, củng cố:
 + Ông sử dụng màu sắc rực rỡ, phối hợp với hình và nét bút mạnh mẽ, không gian căng tràn, thể hiện cảm tính. Tranh của ông phản ánh sinh hoạt người nông dân và người lao động bình thường.
 + Mở rộng vài nét về tác phẩm “Cây đào ra hoa” (về nét vẽ và cách sử dụng màu).
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên nhận xét, củng cố:
 + Là họa sĩ giỏi hình hoạ, thích nghiên cứu màu săc. Học hỏi Mô-nê và phát trển sâu hơn.
 + Mở rộng vài nét về tác phẩm “Cây đào ra hoa” (về nghệ thuật điểm sắc).
- Giáo viên chốt lại kiến thức.
* Chốt lại kiến thức toàn bài bằng cách lập bảng so sánh.
- Vấn đáp cùng học sinh.
* Trò chơi: Ô chữ
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi.
- Phổ biến luật chơi.
 + Có 7 ô chữ hàng ngang tương ứng với 7 câu hỏi – đơn vị kiến thức trong bài.
 + Mỗi ô chữ hàng ngang được giải sẽ biết được 1 chữ cái trong từ khóa của 7 ô hàng dọc.
 + Được quyền chọn ô hàng ngang bất kì và giải ô hàng dọc bất kì lúc nào.
 + Giải được ô hàng dọc sẽ được nhận phần thưởng.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh bắt đầu chơi.
- Giáo viên nhận xét giờ học, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình nghe giảng.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm học tập tốt, tích cực.
- Dặn học sinh tìm hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa Ấn tượng.
- Chuẩn bị, xem trước bài mới.
Bài 30: Vẽ theo mẫu
VẼ TĨNH VẬT(LỌ HOA VÀ QUẢ)
- Hết giờ, cho lớp nghỉ.
- Chào học sinh.
- Chào giáo viên, hoan nghênh giáo viên dự giờ.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
- Học sinh bày đồ dùng học tập lên bàn.
- Học sinh mang bài vẽ của mình ở lên trưng bày lên bảng.
- Học sinh nhận xét về bố cục, hình, đậm nhạt
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và ghi bài vào vở.
- Học sinh lắng nghe.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài nét khái quát về trường phái hội họa Ấn tượng.
- Học sinh trả lời:
 + Trong cuộc triển lãm tranh của các họa sĩ trẻ (1874) tại Pa-ri thì bức tranh “Ấn tượng mặt trời mọc” của Ma-nê đã gợi ý cho nhà phê bình nghệ thuật Lu- I Lơ-roi gọi họ là các họa sĩ Ấn tượng.
 + Đóng góp cho trường phái hội họa Ấn tượng là những họa sĩ: Monet, Manet, Van Gogh, Seurat
- Học sinh chú ý lắng nghe.
- Học sinh quan sát, lắng nghe.
- Học sinh xung phong tham gia trò chơi.
- học sinh lắng nghe, tuyên dương người thắng.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh thảo luận nhóm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
 + Chia nhóm.
 + Lắng nghe yêu cầu thảo luận.
- Học sinh quan sát, lắng nghe
- Học sinh tiến hành thảo luận theo nhóm.
- Học sinh trưng bày kết quả thảo luận.
- Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận.
 + Câu 1: Họa sĩ Mô-nê (1840-1926, tại pháp).
 + Câu 2: Thuộc trường phái hội họa Ấn tượng. Ông say mê khám phá về ánh sáng và màu sắc.
 + Câu 3: Tác phẩm tiêu biểu: “Ấn tượng mặt trời mọc”(1872).
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh lắng nghe. 
- Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận.
 + Câu 1: Họa sĩ Ma-nê (1832-1883, tại Pháp).
 + Câu 2: Thuộc trường phái hội họa Ấn tượng. Ông hướng tới chủ đề sinh hoạt hiện đại chốn phồn hoa đô thị, được coi là “ngọn đèn biển” của hội họa mới.
 + Câu 3: Tác phẩm tiêu biểu: “Buổi hòa nhạc ở Tulerie”.
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh lắng nghe. 
- Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận.
 + Câu 1: Họa sĩ Van-gốc (1853-1890, tại Hà Lan). 
 + Câu 2: Thuộc trường phái hội họa Hậu Ấn tượng. Hội họa của ông là sự đối chọi của những màu nguyên chất, nét vẽ dữ dằn.
 + Câu 3: Tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng Ô-vơ, Hoa hướng dương, Đối giày cũ, Sao đêm, Cây đào ra hoa
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh lắng nghe. 
- Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận.
 + Câu 1: Họa sĩ Xơ-ra (1859-1891, tại Pháp). 
 + Câu 2: Thuộc trường phái hội họa Tân Ấn tượng. Hội họa của ông được thể hiện bằng vô vàn các đốm màu nguyên chất được gọi là cha đẻ của “hội họa điểm sắc”. 
 + Câu 3: Tác phẩm tiêu biểu: “Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng giat-tơ”
- Học sinh lắng nghe và quan sát.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe và vấn đáp với giáo viên. 
- Học sinh lắng nghe giáo viên phổ biến luật chơi. 
- Học sinh tham gia chơi theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh tham gia chơi.
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe. 
- Học sinh lắng nghe.
- Chào giáo viên.
Nếu học sinh không mang theo bài có thể kiểm tra kiến thức bài 20.
Học sinh không chú ý theo dõi bạn trình bày, giáo viên nhắc nhở.
Một số học sinh không tập trung, giáo viên nhắc nhở.
Một số học sinh không chú ý thảo luận, giáo viên nhắc nhở.
Học sinh còn lúng túng khi trình bày, giáo viên hướng dẫn thêm.
Một số học sinh không tập trung, giáo viên nhắc nhở.
Học sinh còn lúng túng khi trình bày, giáo viên hướng dẫn và gọi học sinh khác (cùng nhóm hoặc khác nhóm).
Học sinh còn lúng túng khi trình bày, giáo viên hướng dẫn và gọi học sinh khác.
Một số học sinh không chú ý, giáo viên nhắc nhở.

File đính kèm:

  • docLop 8,bài 29,tgtp cua hh an tuong.doc