Bài giảng Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Tìm hiểu thêm về thơ trung đại Việt Nam

- KẾT BÀI :

 Bài thơ cho ta thấy hào khí Đông A, tinh thần yêu nước của quân dân đời Trần, vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng.

Bài thơ đạt đến độ ngắn gọn, súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp nhân vật chính của bài thơ .

Bài thơ bộc lộ khát vọng của nhà thơ, vừa bày tỏ trách nhiệm đối với Tổ quốc , tình cảm , ý chí, khí phách của quân dân thời Trần , những người làm rạng danh đất nước một thời . Đó là " hào khí Đông A", là cảm hứng yêu nước một thời

 

 

ppt9 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Tìm hiểu thêm về thơ trung đại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tự chọn bám sát 12:Tìm hiểu thêm về thơ trung đại việt namGV thực hiện : Vi xuân hảiĐề 1: Hào khí Đông A qua bài thơ “ Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão .-Mở bài : + Tác giả : Phạm Ngũ Lão tham gia hai cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên . Cuộc kháng chiến lần thứ hai và lần ba chỉ cách nhau 5 tháng . + Hoàn cảnh ra đời : Bài thơ viết gần những ngày quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai .-Thân bài + Vẻ đẹp trang nam nhi đời Trần và sức mạnh của quân đội đời Trần. + Vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ  PNL đã chọn thể thơ tứ tuyệt Đường luật để bày tỏ khát vọng và hoài bão của mình .Đây là bài thơ rất hàm súc, rất ít lời mà có sứcgợi rất lớn, ý tứ sâu xa , phù hợp với cách nói chắc nịch của một vị tướng vẫy vùng nơi trận mạc . Nhân vật trữ tình (NVTT) bày tỏ lòng mình qua hình tượng kì vĩ .Câu khai ( câu 1) của bài thơ tứ tuyệt mở ra một hình ảnh Một đấng nam nhi với tư thế hiên ngang , tầm vóc vũ trụ, hành động kì vĩ . + Khát vọng bảo vệ Tổ quốc dồn vào đôi tay tráng sĩ đang trấn giữ các cửa ải nơi phía Bắc từ cuối năm 1282 đến 1885 , khi quân Mông-Nguyên kéo vào xâm lược nước ta .Thời gian khiến nhiều việc thay đổi, duy nhất có khát vọng gìn giữ giang sơn là không thay đổi trong tấm lòng của trang nam nhi đất Việt .Tư thế của NVTT thật hiên ngang lẫm liệt, nhưng giọng điệu câu thơ lại bình tĩnh , khiêm nhường ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng , một ý chí sắt đá , một quyết tâm không gì lay chuyển nổi . Đi cứu nước là niềm tự hào , kiêu hãnh , là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của trang nam nhi thời Trần .Sức mạnh của ba quân thời Trần ( câu 2) + Tráng sĩ chiến đấu không đơn độc.Chàng đang sát cánh cùng “ ba quân” với khí thế ngất trời .Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng , lòng yêu nước lại sôi nổi, cả dân tộc kết thành một khối sức mạnh : Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu - Câu thơ chuyển ( câu 3) vang lên như một tuyên ngôn về một cách sống anh hùng: Ai muốn toả sáng thì phải cháy lên : + Làm trai trên đời phải có công danh , có sự nghiệp , cũng là để chứng tỏ cái chí của người quân tử , muốn được góp sức với đời , góp công với nước .Nguyễn Công Trứ từng quan niệm : Không công danh thời nát cỏ câyXuất hiện trong lòng vị danh tướng một nỗi thẹn .Suốt cuộc đời, PNL không làm gì phải thẹn là cách nói khiêm nhường của một nhân cách lớn , đề cao ý thức trách nhiệm của một PNL với đất nước, nhân dân .- Kết bài : Bài thơ cho ta thấy hào khí Đông A, tinh thần yêu nước của quân dân đời Trần, vẻ đẹp con người có sức mạnh, có lí tưởng.Bài thơ đạt đến độ ngắn gọn, súc tích cao, khắc họa được vẻ đẹp nhân vật chính của bài thơ .Bài thơ bộc lộ khát vọng của nhà thơ, vừa bày tỏ trách nhiệm đối với Tổ quốc , tình cảm , ý chí, khí phách của quân dân thời Trần , những người làm rạng danh đất nước một thời . Đó là " hào khí Đông A", là cảm hứng yêu nước một thời Đề 2: Cảm nhận của anh ( chị ) qua bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.-Mở bài : “ ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” ( Lê Thánh Tông ) + Nguyễn Trãi là bậc anh hùng giải phóng dân tộc dân tộc , danh nhân văn hoá thế giới, là nhân vật toàn tài số một trong lịch sử . + Ông không những một nhà chính trị, nhà quân sự nhà ngoại giao vào hàng đầu kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, một nhà văn, một nhà văn hoá lớn .- Thơ Nguyễn Trãi dù viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm cũng đều đẹp đẽ, sâu sắc, ẩn chứa cái hồn dân tộc. Với tập thơ “Quốc âm thi tập”, Nguyễn Trãi đã trở thành người mở đường tinh anh cho nền thơ bằng tiếng mẹ đẻ. Tập thơ được chia ra nhiều thể tài khác nhau: Ngôn chí, mạn thuật, Thuật hứng, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...Bài thơ “Cảnh ngày hè” tiêu biểu cho vẻ đẹp của hồn thơ Nguyễn Trãi trong “Quốc âm thi tập”. Đó là tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời, là tình yêu thiên nhiên tha thiết, là tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân, với nước. Thân bài a. Luận điểm 1: Bài thơ đã vẽ lên bức tranh toàn cảnh ngày hè sôi động, căng tràn sức sống - Mở đầu bài thơ hiện lên chân dung của một ẩn sĩ, lấy “hóng mát” làm thú di dưỡng tinh thần - Nguyễn Trãi là người thân không nhà mà tâm càng không nhàn, tấm lòng bậc ẩn sĩ ấy lúc nào cũng “Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”. Bởi thế cho nên “Một phút thanh nhàn trong thuở ấy” đối với ông quí tựa vàng mười. - Một bức tranh thiên nhiên căng tràn sức sống, đậm màu sắc hội hoạ + Hàng loạt động từ mạnh''Đùn đùn'', ''giương'', ''phun'' --> Thôi thúc sự sống bên trong đang ứa căng không thể kìm nén được + Các từ tượng hình, cách phối màu đậm chất hội hoạ - So sánh với câu thơ: ''Đầu tường lửa lựu lập loè đơm bông'' + Hình ảnh của "hoè, lựu, sen" quen thuộc, gần gũi, đặc trưng cho cảnh sắc nơi thôn dã . + Thi nhân đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, Sự giao cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, tạo vật trong tâm hồn ức Trai- Bức tranh cuộc sống ngày hè sôi động, vui tươi + Nghệ thuật đảo ngữ, từ láy tượng hình + Hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo: cầm ve + Từ Hán – Việt trang trọng: làng ngư phủ, lầu tịch dương Nguyễn Trãi hoà sắc âm theo quy luật cái đẹp trong hội hoạ và âm nhạc, tấu lên khúc nhạc đồng quê rộn ràng mà yên ả. ẩn sau bức tranh những tâm trạng thầm kín của ông: niềm vui náo nức trước cảnh thôn xóm thanh bình, trù phú, yên vuib. Luận điểm 2: Kết lại bài thơ bộc lộ niềm khao khát ấm no, hạnh phúc cho nhân dân: - Dẽ: từ cổ --> thể hiện khát khao cháy bỏng - Câu thơ lục ngôn xen vào bài thơ thất ngôn tạo âm hưởng chắc nịch, dồn nén cảm xúc, tư tưởng như một lời tuyên ngôn về lẽ sống - Điển tích “Ngu cầm”: Ước mơ cây đàn vua Thuấn để hoà khúc Nam phong ca ngợi cuộc sống thanh bình, ấm no. Bên cạnh tâm hồn nghệ sĩ, Nguyễn Trãi là một người suốt đời vì nước vì dân.3. Kết bài - Thể thơ của Trung Quốc được vận dụng sáng tạo. Kết hợp hài hoà màu sắc và âm thanh, hình ảnh gần gũi, bình dị. - Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn ức Trai, bên cạnh đó toả sáng vẻ đẹp tâm hồn của con người cả cuộc đời vì dân, vì nước. Tiếng lòng của Nguyễn Trãi -Gương báu răn mình. Liên hệ: "Nhà Nam nhà Bắc đều no mặc Lừng lẫy cùng ta khúc thái bình"

File đính kèm:

  • ppttu_chon_bam_sat_12.ppt