Bài giảng Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Chủ đề: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận

- Quy nạp : Là qúa trình suy luận đi từ cái riêng đến cía chung , từ những sự vật cá biệt đến nguyên lí phổ biến .

- Diễn dịch : Là quá trình ngược lại với quy nạp , ở đó , sự suy luận đi từ tiền đề chung , có tính phổ biến suy ra từ những kết luận riêng , có tính đặc thù .

 - So sánh : Là sự đối chiếu các con người ( sự vật, hiện tượng ) để tìm ra những nét giống nhau và khác nhau giữa chúng .

 

ppt9 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 734 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tự chọn bám sát Ngữ văn 10 - Chủ đề: Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Tự chọn bám sát 39( Chủ đề : Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận )Vi Xuân Hải – THPT Chi Lăng- Lạng SơnNgày soạn : 14/5, Tuần học 39Ngữ văn 10(cơ bản)I.Kiến thức về văn nghị luận : 1.Văn nghị luận là kiểu văn bản nhằm bàn luận về một vấn đề nào đó trong đời sống hoặc trong văn học . 2.Yêu cầu khi viết bài văn nghị lụân : - Xác định luận điểm bài văn -Xác định luận cứ bài văn : - Lập luận : 3.ôn kiến thức về văn nghị luận : a.Lập dàn ý bài văn nghị lụân : b.Lập luận trong bài văn nghị lụân . c.Các thao tác nghị luận : - Quy nạp : Nêu lên luận điểm, tiếp đó đưa ra một loạt luận cứ, rồi sau khi đã luận chứng đầy đủ, chốt lại luận điểm đã nêu ra . - Diễn dịch : Đi từ nguyên lí chung đã được chứng minh để suy ra luận điểm riêng trước đó còn chưa biết . - Nêu phản đề: Đưa ra một luận điểm đối ngịch, luận chứng để bác bỏ nó, và bằng cách ấy , khẳng định luận điểm mình muốn nêu lên . - Phân tích : Là thao tác phân chia vấn đề ( hiện tượng ) thành các bộ phận , các phương diện, các nhân tố để tiếp tục xem xét .Nhờ phân tích , sự nhận thức của chúng ta về vấn đề ( hiện tượng ) có thể cặn kẽ, tỉ mỉ và sâu sắc hơn lên . - Tổng hợp : Là thao tác tổ hợp các yếu tố riêng rẽ thành một chỉnh thể chung.Tổng hợp thường là sự tiếp tục và hoàn thành của quá trình phân tích ; nhờ nó , sự nhận thức của chúng ta về vấn đề ( hiện tượng ) trở nên bao quát và toàn vẹn hơn .- Quy nạp : Là qúa trình suy luận đi từ cái riêng đến cía chung , từ những sự vật cá biệt đến nguyên lí phổ biến .- Diễn dịch : Là quá trình ngược lại với quy nạp , ở đó , sự suy luận đi từ tiền đề chung , có tính phổ biến suy ra từ những kết luận riêng , có tính đặc thù . - So sánh : Là sự đối chiếu các con người ( sự vật, hiện tượng ) để tìm ra những nét giống nhau và khác nhau giữa chúng .d.Luyên tập viết đoạn văn nghị luận : - Lựa chọn luận điểm . - Thiết lập các ý nhỏ . - Lựa chọn thao tác lập luận . - Viết đoạn văn . - Rà soát và sửa chữa . Đề 1: Ma tuý – chủ nhân của của những con rối.1.Dàn ý : Mở bài : Sự lên án ma tuý của xã hội hịên nay . Thân bài : - Giải thích khái niệm : con rối ( nghĩa đen, nghĩa bóng ) - Tác hại của ma tuý đối với con người ( sức khoẻ, nhân cách , quan hệ gia đình, xã hội,) - Tại sao ma tuý lại là chủ nhân của những con rối . - Xã hội cần đẩy mạnh việc bài trừ tệ nạn ma tuý như thế nào ? Kết luận : Bài học rút ra cho bản thân .Đề 2 : Có ý kiến cho rằng : Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính .Anh ( chị) thấy ý kiến này như thế nào ?1/Mở bài : Giới thiệu ý kiến cần nghị luận : Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính . 2.Thân bài : - Giải thích ý nghĩa của ý kiến đã cho . + Ba sự so sánh : thói xấu với khách qua đường , thói xấu với người bạn thân và thói xấu với ông chủ nhà, khác nhau như thế nào về ý nghĩa ?+ ý nghĩa chung của cả câu nói là gì ? ( Những thói xấu nếu không sửa chữa sẽ trở thành những thói quen rất khó thay đổi)+ Các thói hư tật xấu đã trở thành những thói quen như thế nào ? ( lặp lại nhiều lần mà ta không có ý thức sửa chữa, uốn nắn )Chứng minh bằng các dẫn chứng mà mình đã gặp trong cuộc sống .( miêu tả lại quá trình những thói hư tật xấu trở thành thói quen ): + Thói quen ngủ dạy muộn . + Các thói quen không tốt trong giao tiếp, trong học tập ,..) - Nêu ra cách giải quyết ?3.Kết bài : Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến mà người đó đã nêu ra . 

File đính kèm:

  • pptTu_chon_bam_sat_39.ppt