Bài giảng Tuần 1 - Bài 1: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời trần (1226 - 1400)

? Em hãy nêu những tác phẩm nổi tiềng của ông?

H/ Du kích tập bắn(màu bột), làm kíp lựu đạn, khai hội

? Giai đoạn này ông có những họat động gì?

H/ Ông mở lớp đào tạo họa sĩ trẻ cho vùng trung trung bộ để phục vụ kháng chiến.

? Hoà bình lập lại Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung có những họat động gì?

H/ Hoà bình lập lại Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung vừa sáng tác nghệ thuật, vừa dồn hết công sức trí tuệ để xây dựng viện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam và viện nghiên cứu Mĩ thuật.

- ông là viện trưởng đầu tiên của các viện trên và có nhiều bài viết nghiên cứu về nghệ thuật dân tộc.

 

doc66 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Bài 1: Thường thức mĩ thuật Sơ lược về mĩ thuật thời trần (1226 - 1400), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
ắc hoàn toàn giải phóng, các họa sĩ lại trở về thủ đô. Với các tư liệu ghi chép được trong kháng chiến, họ đã sáng tạo nên những tác phẩm Mĩ thuật xứng đáng với tầm vóc của dân tộc, nhiều tác phẩm còn để lại dấu ấn đến ngày nay.
	2. Họat động 2: Tìm hiểu một số họat động Mĩ thuật:
? Qua nghiên cứu SGK em nào cho biết Mĩ thuật Việt Nam từ cuối TK XIX đế năm 1954 có thể chia thành mấy giai đoạn?
H: Có thể chia làm ba giai đoạn.
+ Từ cuối TK XIX đên năm 1930
+ Từ năm 1903 đến 1945
+ Từ 1945 đến 1954.
	2.1. Giai đoạn từ cuối TK XIX đến 1930:
- Với chính sách nô dịch về văn hoá, thực dân pháp đã mở một số trường Mĩ nghệ.
- Năm 1925, thành lập trường CĐMT Đông Dương nhằm đào tạo nhân tài, phục vụ cho nước Pháp.
- Lễ hội họa: chưa có gì đáng kể ngoài một vài tác phẩm của họa sĩ Lê Văn Miến(đi học ở Pháp về nước vào cuối TK XIX). Ông đi học trường Mĩ thuật Pari vào những năm 1891 - 1895. Hiện bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam còn giữ bức tranh sơn dầu: Bình Văn, chân sung cụ Tú Mền.(G cho H quan sát tranh minh họa).
- Ngoài ra cá họa sĩ Huỳnh Văn Tựu và Nam Sơn cũng là những người đầu tiên sáng tác hội họa theo cách vẽ của phương tây.
- Trường CĐMT Đông Dương đã có công trong việc đào tạo một thế hệ họa sĩ vừa tiếp thu khoa học cơ bản, vừa chuyển hoá nhuần nhuyễn nghệ thuật truyền thống dân tộc. Đặc biệt, bên cạnh chất liệu sơn dầu, lụa, khắc gỗ các họa sĩ Viêt Nam đã tìm ra cách thể hiện chất liệu sơn mài trong sáng tác hội họa(trước đây chát liệu này chỉ dùng cho các sản phẩm Mĩ nghệ truyền thống như đồ dùng hằng ngày và đồ thờ cúng).
- Đóng góp vào các thành tựu của Mĩ thuật Việt Nam từ năm 1925 đến 1930 phải kể đến các họa sĩ: Nguyến Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Lê Phổ, Mai Trung Thư, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Lương Xuân Nhị...
	2.2. Giai đoạn 1930 – 1945:
- Giai đoạn này Mĩ thuật Việt Nam đã hình thành những phong cách Mĩ thuật đa dạng với nhiều chất liệu khác nhau.
- Chất liệu sơn dầu của phương Tây đã được tiếp nhận và thể hiện nhuần nhuyễn theo phong cách Việt Nam. Ví dụ tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- Chất liệu Lụa, sơn mài càng được nghiên cứu thể hiện thành công, mở rộng bảng màu sơn mài phong phú hơn ví dụ như những tác phẩm trong giai đoạn này:
+ Thiếu nữ bên hoa huệ - Sơn dầu của Tô Ngọc Vân(1943)
+ Hai thiếu nữ và em bé - Sơn dầu của Tô Ngọc Vân(1943)
+ Chơi ô ăn quan, rửa rau cầu ao, đi chợ về - Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh.
+ Thiếu nữ bên hoa phù dung, trong vườn - Sơn mài của Nguyễn Gia Trí.
+ Em Thuý - Sơn dầu của Trần Văn Cẩn.
	2.3. Giai đoạn 1945 đến năm 1954:
- Tháng10 -1945, chính Phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã kí nghị định mở lại truờng CĐMT Đông Dương và trường đã chiêu sinh được một khoá, nhưng sau đó phải đóng cửa vì chiến tranh xảy ra.
- Các họa sĩ và các nhà điêu khắc đã tích cực chuẩn bị cho việc triển lãm Mĩ thuật đầu tiên của chế độ mới để chào mừng quốc khánh(2-9-1945)
- Một số các họat động Mĩ thuật:
+ Cách mạng tháng 8 thành công, một số họa sĩ như: Nguyễn Đỗ Cung, Tô Ngọc Vân, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim đã được vào phủ Chủ tịch để vẽ và tạc tượng Bác Hồ.
+ Một số họa sĩ đi vẽ phố phường Hà Nội rợp bóng cờ hoa mừng ngày độc lập (“Văn Giáo, Phan Kế An, Nguyễn Đỗ Cung..)
- Khi toàn quốc kháng chiến các họa sĩ cũng đã nhanh chóng có mặt trên khắp nẻo đường của mặt trận như:
+ Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung : trong đoàn quân Nam tiến đã có mặt ở vùng cực nam trung bộ.
+ Họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ: vẽ về chiến luỹ Hà Nội, họa sĩ Phan Kế An với các bức vẽ bằng mực kho, phản ánh không khí toàn quốc kháng chiến, toàn dân kháng chiến.
+ Họa sĩ Tô Ngộc Vân có những bức tranh, kí họa sáng tác ngay tại thực địa với những người nông dân, những anh vệ quốc đoàn và phụ nữ các dân tộc. Ông cũng là hiệu trưởng đầu tiên của trường Mĩ thuật kháng chiến tại chiến khu Việt Bác năm 1952.
- Năm 1946 toàn quốc kháng chiến bùng nổ, các họa sĩ đã có mặt và phản ảnh kịp thời cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc như: họa sĩ Lê Quốc Lộc với tác phẩm: Sơn Tây Tiêu Thổ, Hà Đông Tiêu Thổ; họa sĩ Phan Thong với: chăm sóc thương binh; nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim với tác phẩm sơn đắp nổi hạnh phúc.
- Một số tác phẩm nổi tiếng có gía trị nghệ thuật hoàn chỉnh sáng tác trong giai đoạn này là:
+ Bác Hồ làm việc ở Bắc Bộ phủ - Sơn dầu của Tô Ngọc Vân.
+ Bát nước - Sơn mài của Sỹ Ngọc.
+ Trận tầm vu - Màu bột của Nguyễn Hiêm.
+ Giặc đốt làng tôi - Sơn dầu của Nguyễn Sáng.
- Trong giai đoạn này có ra đời các nhóm văn nghệ kháng chiến: 
- Nhóm văn nghệ Việt Bắc có họa sĩ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên..
- Nhóm văn Nghệ liên khu III: Lê Quốc Lộc, Lương Xuân Nhị, Phan Thông.
- Nhóm nghệ văn nghệ liên khu IV: Nuyến Văn Tỵ, Sỹ Ngọc, Hoàng, Văn Bình, Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Thị Kim..
- Nhóm văn nghệ liên khu V: Nguyễn Đỗ Cung, Hoàng Kiệt, Dương Hướng Minh... nhóm văn nghệ Nam bộ: Duy Minh Châu, Trần Văn Lắm, Huỳnh Văn Gấm, Nguyễn Cao Thương...
	3. Họat động 3: Đánh giá kết quả học tập:
? Nêu một số nét về bối cảnh xã hội Việt Nam từ cuối TK XIX đến 1954?
? Nêu một số họat động của Mĩ thuật trong thời kì này?
? Kể tên một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong từng giai đoạn?
- H trả lời từng phần câu hỏi.
- G gọi H khác nhận xét, bổ xung câu trả lời của bạn.
* G kết luận (chủ yếu 1945 - 1954):
- Các họa sĩ đẫ nhanh chóng trút bỏ những quan điểm nghệ thuật cũ đến với cách mạng bằng tất cả trái tim, khối óc của mình.
- Hình ảnh con người mới, con người cách mạng trong các tác phẩm không những nói lên lòng quyết tâm giữ nước của nhân dân ta mà còn nói lên vẻ đẹp hồi sinh của tâm hồn người nghệ sĩ.
- Xu hướng hiện thực trong quá trình đi lên đã có những đóng góp cho nền Mĩ thuật cách mạng , tồn tại với thời gian.
	D. Hướng dẫn bài về nhà:
- Sưu tầm các tranh, ảnh về đề tài chiến tranh, cách mạng trên báo chí, sách...
- Vẽ một bức tranh về đề tài anh bộ đội cụ Hồ.
- Chuẩn bị bài học sau: kiểm tra học kì II.
- Chuẩn bị giấy, màu vẽ, chì, tẩy.
Tuần 15 - Bài 15 - 16 Vẽ tranh
Đề tài: tự chọn (Bài kiểm tra học kì I)
 Ngày soạn: 11/12/2006.
I-Mục tiêu bài học
- Đây là bài kiểm tra cuối học kì I nhằm đánh giá về khả năng nhận thức vè thể hiện bài vẽ của H.
- Đánh giá những kiến thức đã tiếp thu được của H, óc sáng tạo ở nội dung đề tài thông qua bố cục, hình vẽ và màu sắc.
- Thời gian : 60 phút.
- Yêu cầu: vẽ trên khổ giấy A4.
II-Tiến trình lên lớp
	A. ổn định tổ chức lớp:
- Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của H.
	B. Chuẩn bị bài mới:
	C. Nội dung bài mới
	1. Họat động 1: Hướng dẫn H tìm hiểu đề tài: 
- G: đây là một đề tài khá phong phú, nội dung đề tài rất rộng lớn. Các em có thể vẽ về các thể loại : phong cảnh, sinh họat, chân dung, tĩnh vật
- Với mỗi thể loại chúng ta có thể vẽ về rất nhiều nội dung.
- GV cho H xem tranh minh họa (các thể loại tranh có nội dung khác nhau: phong cảnh, trường học, học tập, lao động sản xuất, chân dung..)
	2. Họat động 2: Học sinh làm bài kiểm tra:
- GV theo dõi, hướng các em làm bài đúng phương pháp, thể hiện tốt sự suy nghĩ cá nhân.
	3. Họat động 3:
- Cuối tiết 2 G tổ chức cho H nhận xét, đánh giá chọn ra các bài đẹp để trưng bày.
- Động viên, rút kinh nghiệm cho những H vẽ chưa tốt.
	D. Hướng dẫn bài về nhà:
- Chuẩn bị tiết học sau.
- Sưu tầm , quan sát một số bìa lịch treo tường.
- Giấy, màu, chì, tẩy.
.
Tuần 16 - Bài 17: Vẽ trang trí
Trang trí bìa lịch treo tường
Ngày soạn: 18/12/2006
I-Mục tiêu bài học
- HS biết cách trang trí bìa lịch treo tường.
- Trang trí được bìa lịch treo tường theo ý thích để sử dụng trong dịp tết Nguyên đán.
- HS hiểu biết hơn về việc trang trí ứng dụng Mĩ thuật trong cuộc sống hàng ngày.
II-Chuẩn bị
	1. Đồ dùng dạy học:
	a. Giáo viên:
- Một số bìa lích treo tường(mẫu thật).
- Một số ảnh minh họa cách phác thảo tìm bố cục trang trí bìa lịch.
- Một số bài vẽ của H.
	b. Học sinh:
- Giấy vẽ, giấy màu, chì tẩy, thước, kéo
	2. Phương pháp dạy học:
- Minh họa, nêu vấn đền, gợi ý H quan sát, nhận xét.
- Gợi mở, khuyến khích học sinh phát huy tính sáng tạo, đưa ra những ý tưởng riêng, độc đáo.
III-Tiến trình lên lớp
	A. ổn định tổ chức lớp.
- Trả bài kiểm tra - lấy điểm.
	B. Chuẩn bị bài mới:
	C. Nội dung bài mới:
	1. Họat động 1: Hướng dẫn H quan sát, nhận xét:
* GV nêu mục địch, ý nghĩa của lịch
- Treo lịch trong nhà là một nhu cầu, là nếp sống văn hóa phổ biến của nhân dân ta. Ngoài mục đích để biết thời gian lịch còn để trang trí cho căn phòng đẹp hơn. Có nhiều loại lịch được trang trí đẹp và có chủ đề khác nhau. Trong phạm vi bài học này chúng ta chỉ tìm hiểu lịch riêng cho mình .Thú vị và có ý nghĩ khi trong căn phòng của mình có bìa lịch với những hình ảnh về bạn thân, gia đình hay những hình ảnh riêng mà mình yêu thích.
- Cách trình bày có thể không theo khuôn mẫu chung về kích thước, về hình dáng, về nội dung, về chất liệu sẵn có: bìa cứng, gỗ, kính, đá lát, nẹp nứa..để làm bìa lịch.
- Muốn trang trí được một bìa lịch đẹp, các em cần quan sát một số mẫu bìa lịch khác nhau để tìm hiểu và tham khảo thêm.
- GV giới thiệu các mẫu, các hình ảnh về bìa lịch.
? Hình dáng chung của bìa lịch?hình chữ nhật, hình vuông hay hình gì?
HS: Có thể là hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn hoặc một hình tạo dáng nào đó cũng đều được.
? Chủ đề trang trí trên lịch là gì?
HS: Chủ đề thường là mùa xuân và mang ý nghĩa chúc tụng.
? Các hình ảnh trên bìa lịch là tranh hay ảnh? 
HS: Có thể là tranh ảnh đều được.
? Các nội dung có trên lịch và cách sắp xếp ntn?
HS: Trên bìa lịch có các phần:
+ Hình minh họa(tranh, ảnh).
+ Chữ (chúc mừng năm mới...).
Cách trang trí, bố cục khác nhau, chủ yếu là trang trí theo nguyên tắc đăng đối, đối xứng, mảng hình không đều.
? Màu sắc trên bìa lịch ntn?
HS: Màu sắc thường rực rỡ, tươi sáng, hài hoà.
	2. Họat động 2: Hướng dẫn H cách trang trí:
? Theo em với bài này ta vận dụng cách làm một bài trang trí ntn?
HS: Ta có thể tiến hành theo các bước chung.
+ Chọn hình dáng bìa lịch.
+ Chọn nội dung trang trí.
+ Phác thảo bố cục.
+ Vẽ hình trang trí.
Vẽ màu.
- GV nhấn mạnh, khai thác kĩ nội dung , cho H quan sát tranh minh họa phác thảo, tìm bố cục.
- Chọn nội dung trang trí bìa lịch: 
+ ảnh chụp về chân dung, gia đình.
+ Tranh ảnh yêu thích hoa, phong cảnh, diễn viên điện ảnh, ca sĩ....
+ Những kỉ niệm: búp bê, đồ chơi...
+ Xác ướp con bướm, bông hoa, vỏ sò, ốc hay các vật tạo hình khác miễn sao đựoc sắp xếp hài hoà, hợp lý.
+ Xác định khuôn khổ bìa lịch: có thể tận dụng những chất liệu có sẵn: bìa gỗ, đá, tre, nứa...
+ Trình bày bố cục, phác hình(nếu có) kẻ hoặc cắt dán chữ, vẽ màu...
+ GV cho H quan sát một số bài vẽ đẹp của H.
	3. Họat động 3: Hướng dẫn H làm bài: 
- HS: tự giác, tích cực làm bài.
- GV quan sát, động viên, khuyến khích gợi ý các em có ý tưởng mới, có cách trình bày riêng, sáng tạo.
	4. Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập:
 - GV chọn một số bài tập tương đối hoàn chỉnh, giới thiệu, hướng dẫn học nhận xét, đánh giá.
- Học sinh xếp loại bài tập theo cảm nhận riêng.
	D. Hướng dẫn bài về nhà:
- Tiếp tục hoàn thành bài ở lớp.
- Chuẩn bị cho bài học sau.
Tuần 17 - Bài 18: Vẽ theo mẫu
Ký họa
Ngày soạn: 25/12/2006
 I-Mục tiêu bài học
- H biết thế nào là kí họa và cách kí họa.
- Kí họa được một số đồ vật, cây, hoa, các con vật quen thuộc(đơn giản về hình và cấu trúc)
- Thêm yêu quý cuộc sống xung quanh.
	II-Chuẩn bị
	1. Đồ dùng dạy học:
	a. Giáo viên:
- Một số bài kí họa về cây cối, về con người về gia súc.
- Hình minh họa hướng dẫn cách kí họa.
	b. Học sinh:
- Sưu tầm một số kí họa.
- Mang theo một số cành lá, hoa, lọ...
- Giấy vẽ, bút chì.
	2. Phương pháp dạy học: 
- Phương pháp vấn đáp, trực quan.
	III-Tiến trình lên lớp
	A. ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra bài cũ, thu bài trang trí bìa lịch
	B. Chuẩn bị bài mới: 
	C. Nội dung bài mới: 
	1. Họat động 1: Tìm hiểu khái niệm, đặc điểm của ký họa:
- G: Cho H quan sát tranh kí họa.
? Thế nào là kí họa?
H: Là hình thức vẽ nhanh, nhằm ghi lại cảm xúc của người vẽ về thiên nhiên, cảnh vật, con người.
- G: Giới thiệu một vài bức tranh, đưa hình kí họa để H so sánh thấy
? Mục đích của kí họa để làm gì?
H: Kí họa để làm tài liệu, sử dụng vào việc vẽ tranh.
- G đưa ra một số loại kí họa: 
+ Kí họa nhanh. 
+ Kí họa nghiên cứu( vẽ sâu)
+ Kí họa chì, bút sắt, màu sắc...
+ Vẽ kí họa và vẽ theo mẫu có gì giống và khác nhau(đặt bài vẽ theo mẫu bên cạnh).
H: Giống nhau: đều ghi lại hình dáng và có thể ghi lại đậm nhạt, bài vẽ theo mẫu nghiên cứu tỉ mỉ, yêu cầu đúng tỷ lệ hơn. Vẽ kí họa thoáng hơn.
? Dùng chất liệu gì để kí họa?
H: Dùng chì, bút sắt, mực nho, màu nước, sáp, phấn màu.
	2. Họat động 2: Hướng dẫn H cách kí họa:
- GV chọn một vật mẫu (một em H ngồi học, kí họa trên bảng).
- Treo hình minh họa cách kí họa trên bảng.
- GV nêu các bước, chỉ ra trên hình vẽ minh họa: 
+ Chọn hình dáng đẹp, tiêu biểu.
+ So sánh tỉ lệ các bộ phận.
+ Vẽ nét bao quát, nét chính.
+ Vẽ chi tiết nét. 
	3. Họat động 3: Hướng dẫn H làm bài:
- Yêu cầu H kí họa một số đồ vật: cái lọ, cặp sách, cành lá, bông hoa, đồ dùng học tập. 
- GV theo dõi gợi ý H cách chọn hướng nhìn để vẽ. 
	4. Họat động 4: Đánh giá kết quả học tập:
- GV giới thiệu một số bài vẽ đẹp, hướng dẫn H nhận xét.
- HS: quan sát, nhận xét đánh giá theo cảm nhận.
	D. Hướng dẫn bài về nhà:
- Sưu tầm các bài kí họa rồi dán vào cửa sổ sưu tầm.
- Kí họa cây cối, nhà cửa, con vật.
- Chuẩn bị cho tiết học sau.
Tuần 18 - Bài 19: Vẽ theo mẫu
Kí họa ngoài trời
	I-Mục tiêu bài học
- HS: biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể, màu sắc của chúng.
- Kí họa được một vài dáng cây, dáng người và con vật.
- Thêm yêu mến thiên nhiên, quê hương đất nước.
	II-Chuẩn bị
	Đồ dùng dạy học
Giáo viên
Một số kí họa đẹp về người, phong cảnh, con vật
Tranh minh họa cách vẽ.
Sưu tầm một số kí họa
Học sinh
Bút chì, màu
Bảng vẽ bằng gỗ hoặc bìa cứng khổ 30 x 40cm
Phương pháp dạy học
Phương pháp trực quan
Phương pháp luyện tập
Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức lớp
Đưa H ra sân vận động, lớp trưởng tập trung lớp
Kiểm tra đồ dùng học tập 
Nội dung bài học
Họat động 1:Hướng dẫn HS vẽ ngoài trời
* GV nêu yêu cầu bài học:
Kí họa hai hoặc ba hình thức khác nhau
Chọn đối tượng kí họa theo ý thích: phong cảnh, sông ngòi, cầu, đường, hàng cây, ngã ba, cảnh đi lại của con người, con vật, trâu bò, chó , mèo..
Yêu cầu vài HS nhắc lại cách kí họa
Chọn hình dáng tiêu biểu
So sánh tỉ lệ
Vẽ bao quát, vẽ phác nét chính
Vẽ hình chi tiết hơn (có thể điểm màu)
G giới thiệu một số bài vẽ kí họa đẹp
Họat động 2: Hướng dẫn HS làm bài
HS tự giác vẽ theo nhóm
GV theo dõi động viên, chú ý:
Cách chọn đối tượng và góc nhìn để vẽ.
Cách vẽ (sắp xếp hình vào giấy).
Chỉ ra cho HS thấy được những nét đẹp của hình mảng, đường nét, chi tiết của đối tượng vẽ.
Họat động 3: Đánh giá kết quả học tập 
Cho HS bày các bài vẽ cạnh nhau và yêu cầu HS tự nhận xét:
Hình kí họa nào đẹp?
Bài kí họa nào đẹp?(hình và bố cục)
Em thích bài vẽ nào?vi sao?
HS nhận xét theo cảm nhận riêng và chọn ra một số hình vẽ , bài vẽ ưng ý nhất, sau đó tự xếp loại
G bổ sung, đánh giá động viên HS
Bìa tập về nhà
Sưu tầm tranh kí họa
Vẽ kí họa những họat động xung quanh
Chuẩn bị cho bài học sau
Bài 20: Vẽ tranh
đề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
Mục tiêu bài học
HS có ý thức giữ gìn vệ sinh và bả vệ môi trường.
Vẽ được một bức tranh theođề tài giữ gìn vệ sinh môi trường.
Chuẩn bị
Tài liệu tham khảo
Sưu tầm các bài viết trong các báo, tạp chí, sách giáo khoa về môi trường.
Đồ sùng dạy học
Giáo viên
Bộ tranh trong thiết bị ĐDDH MT 7
Sưu tầm tranh ảnh có nội dung giữ gìn vệ sinh môi trường của họa sĩ và H
Chuẩn bị tranh vẽ , ảnh về giữ gìn vệ sinh môi trường
Học sinh
Giấy, chì tẩy, màu vẽ
Phương pháp dạy học
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp luyện tập, gợi mở.
Tiến trình lên lớp.
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Nội dùng bà mới
Giới thiệu bài
Họat động 1: Hướng dẫn H tìm và chọn nội dung đề tài.
Giữ gìn vệ sinh môi trường là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả mọi người trong xã hội.
G cho H xem tranh , ảnh có nội dung giữ gìn môi trường.
Để giữ gìn môi trường trong sạch chúng ta phải làm gì?
Trồng và chăm sóc bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, làm sạch nguồn nước, chống ô nhiễm, dọn vệ sinh nhà cửa, làng xóm, đường phố,..
G cho H xem một số tranh minh họa trong ĐDDH MT7
Tranh này bạn vẽ về nội dung gì?Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ?
Tranh vẽ về cảnh các bạn đang trồng cây. Hình ảnh những bạn chồng cây là chính, hình ảnh phụ là cây cối và các bạn chăm sóc cây ở xa.
Còn tranh này bạn vẽ gì?(cho H xem tranh dòng suối trong lành: bài cuộc sống quanh em)
 + Vẽ cảnh mọi người trong bản suối lấy nước . Dòng suối trong xanh, cá tung tăng bơi lội, cảnh vật trong lành mát mẻ.
+ Bố cục: dòng suối uốn lượn tạo đường lượn liên kết
+ Hình vẽ: phong phú có người lớn, trẻ em, nhà cửa, con vật được bố trí hợp lí.
+ Màu sắc hài hoà, đủ các độ đậm nhạt.
G cho H xem tranh có cùng nội dung trồng cây nhưng được thể hiện khác nhau.
Họat động 2: Hướng dẫn H cách vẽ tranh:
Với đề tài này em sẽ vẽ tranh ntn? 
Em vẽ cảnh các bạn trực nhật lớp, gồm có 3 bạn trực nhật, một bạn quét lớp, một bạn kê bàn, một bạn lau bảng, bàn ghế G.
Em nào nhắc lại cách vẽ tranh?
Chọn nội dung định vẽ
Tìm bố cục
Vẽ hình
Vẽ màu.
GV hướng dẫn vẽ minh họa trên bảng.
Họat động 3: Hướng dẫn HS làm bài
HS làm bài thực hành
GV theo dõi, gợi ý giúp HS làm bài tốt.
Họat động 4: Đánh giá két quả học tập
Chọn một số bức tranh hoàn chỉnh treo trên bảng yêu cầu HS nhận xét:
Cách thể hiện nội dung đề tài?
Mức độ hoàn thành bài ở lớp?
HS xếp loại theo cảm nhận riêng
Bài tập về nhà
Hoàn thành bài vẽ
Vẽ một tranh phong cảnh nơi mình sống
Chuẩn bị cho bài học sau
Bài 21: thường thức Mĩ thuật
Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu 
của Mĩ thuật việt nam 
từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1954
Mục tiêu bài học
HS biết được vài nét về thân thế , sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số họa sĩ đối với nền văn học nghệ thuật.
HS hiểu biết thêm về các chất liệu tạo nên vẻ đẹp trong tác phẩm Mĩ thuật thông qua một vài tác phẩm.
Chuẩn bị
Tài liệu tham khảo
Các bài viết về thân thế, sự nghiệp và tác phẩm của các họa sĩ Nguyễn Phan Chánh , Tô Ngọc Vân, Nguyễn Đỗ Cung , DIệp Minh Châu
Đồ dùng dạy học
Giáo viên: sưu tầm thêm các tác phẩm khác, tranh minh họa khổ lớn.
Học sinh : sưu tầm thêm bài viết tranh của các họa sĩ có trong sách , tạp chí. Đọc bài giới thiệu trong SGK, xem tranh trong SGK.
Phương pháp dạy học
Phương pháp thuyết trình
Phương pháp trực quan, quan sát, vấn đáp.
Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra
Nội dung bài mới.
Họat động 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử một số họa sĩ 
Họa sĩ Nguyễn Phanh Chánh
Họa sĩ Nguyến Phan Chánh xuất thân ở đâu?
ông sinh ngày 21/7/1892 tại làng Tiền Bạt - Trung Tiết - Thanh Hà - Hà Tĩnh.Ông là sinh viên kháo 1 trường CĐMT Đông Dương(1925 - 1930)
Em biết gì về cuộc đời , sự nghiệp của ông?
Ông là người chuyên vẽ tranh lụa. Tù những năm 30 của thế kỉ XX, họa sĩ Nguyễn Phan Chánh đã nổi tiếng không những trong nước mà còn ở nước ngoài qua các cuộc trung bày tranh. Đặc biệt là cuộc trưng bày ở Pari năm 1931
Tranh lụa của ông làm rung động lòng người bởi tình cảm chân thực, giản dị, trữ tình,, thể hiện đậm đà tâm hồn Việt Nam
Em hãy nêu một số tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ?
Những tác phẩm nổi tiếng của ông là: chơi ô ăn quan(1931), rửa rau cầu ao(1931), hái rau muống(1934). Ngoài ra còn có những tác phẩm giai đoạn sau cách mạng: sau giờ lao động(1960), bữa cơm vụ mùa thắng lợi(1960), sau giờ trực chiến(1968)..
G: Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh là người mở đầu và có công rất lớn đối với thể loại tranh Việt Nam hiện đại.
Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22/11/1984 tại Hà Nội, thọ 92 tuổi.
Năm 1996, nhà nước trao tặng ông giải thưởng Hồ CHí Minh về văn học nghệ thuật
Họa sĩ Tô Ngọc Vân
Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906 tại Hà nôi, quê ở làng Xuân Cầu - Nghĩa Trụ - Văn Giang - Hưng Yên.
Ông tốt nghiệp trường CĐMT Đông Dương năm 1931 và sớm trở thành một trong những họa

File đính kèm:

  • docMT 7.doc
Bài giảng liên quan