Bài giảng Tuần 18 – Tiết 18: Vẽ trang trí trang trí hình vuông

Tranh “ Đám cưới Chuột”

*Bức tranh thuộc đề tài trào lộng, châm biếm Bức tranh còn có tên gọi khác là Trạng Chuột vinh quy, diến tả một đám cưới rất vui, “Chuột anh” đi trước cưỡi ngựa hồng, “Chuột nàng” ngồi kiệu theo sau, nhưng vẫn sợ Mèo, họ nhà chuột muốn yên thân phải dâng cho Mèo lễ vật

 

doc31 trang | Chia sẻ: haha | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 18 – Tiết 18: Vẽ trang trí trang trí hình vuông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
nh hộp mảng đậm nhạt thẳng, ngang, xiên đan xen.
- Bình nước nét theo chiều cong (miệng) thẳng, xiên (thân bình.)
+ Tuỳ theo ánh sáng, các mảng đậm nhạt không giống nhau.
+ Diễn tả mảng đậm trước, nhạt sau.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV giúp HS phân mảng đậm nhạt, so sánh tương quan đậm nhạt.
4. Đánh giá kết quả học tập.
- GV đặt một số bài vẽ gần mẫu hướng dẫn HS nhận xét về độ đậm nhạt.
HDVN. 
- Tự bày mẫu, quan sát, nhận xét độ đậm nhạt ở các đồ vật theo vị trí khác nhau.
- Chuẩn bị bài sau
I. Quan sát, nhận xét.
+ Hướng ánh sáng tới mẫu.
+Nơi đậm nhất, đậm vừa, nhạt, sáng.
II. Cách vẽ.
Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn từng bước
- Đối chiếu bài vẽ với mẫu và điều chỉnh khi giáo viên góp ý.
- Hoàn thành bài vẽ.
Học sinh phát biểu ý kiến của mình và tự xếp loại.
Ngày tháng 2 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 15/2/2009 
 Ngày dạy: /2/2009 
Tuần 22 - Tiết 22 Vẽ tranh 
đề tàI ngày tết và mùa xuân
I. Mục tiêu.
*Kiến thức: -Học sinh yêu quê hương đất nước thông qua việc tìm hiểu về các hoạt động của ngày tết và vẻ đẹp của màu xuân.
*Kỹ năng: - Học sinh vẽ hoặc cắt, xé dán giấy màu một tranh về đề tài Ngày Tết, Mùa xuân
*Thái độ: - Học sinh hiểu biết và yêu bản sắc văn hoá dân tộc qua các phong tục tập quán ở mỗi miền quê trong ngày tết và màu xuân.
II. Chuẩn bị.
- Bộ tranh về đề tài Ngày Tết và mùa xuân (ĐDDH MT6)
-Tranh ảnh, tài liệu nói về ngày tết và mùa xuân
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn HS tìm và chọn nội dung đề tài.
GV giới thiệu một số tranh đẹp về Ngày Tết và nùa xuân, kết hợp với câu hỏi:
? Tranh diễn tả cảnh gì.
? Có những hình tượng nào.
? Màu sắc như thế nào.
? Có thể vẽ những tranh nào về đề tài này.
GV Vừa giảng giải vừa minh hoạ bằng tranh của các hoạ sỹ để HS có nhiều thông tin và cảm thụ được nội dung qua bố cục, màu sắc, hình vẽ
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
? Nêu các bước của bài vẽ?
Gv giới thiệu một số tranh về đề tài
3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV nhắc HS làm bài theo từng bước như đã hướng dẫn.
GV gợi ý cho từng Hs về:
+ Cách bố cục trên tờ giấy.
+ cách tìm hình 
+ Cách tìm màu.
4. Đánh giá kết qủa học tập.
Gv treo một số bài vẽ và gợi ý HS đánh giá bài vẽ qua cách tìm đề tài, bố cục, hình vẽ, màu sắc.
GV biểu dương và cho điểm một số bài vẽ đẹp
HDVN.
Vẽ một bức tranh tùy thích
Chuẩn bị bị bài 23
I. Quan sát nhận xét.
Chợ Tết.
Làm bánh trưng.
Đi chợ hoa ngày tết.
Lễ hội đua thuyền, chọi gà, cờ tướng.
II. Cách vẽ.
- Tìm và chọn nội dung đề tài
- Bố cục mảng chính , phụ
- Tìm hình ảnh, chính phụ 
- Tô màu theo không gian, thời gian, màu tươi sáng.
Tuỳ theo nội dung, bố cục và hình vẽ, HS có thể cắt hoặc xé dán từng mảng hình để dán thành tranh theo ý thích của mình. HS có thể vừa cắt, xé dán vừa vẽ màu trên cùng một tranh
Học sinh tự đánh giá bài vẽ theo sự cảm nhận của mình.
Ngày tháng 2 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 21/2/2009 
 Ngày dạy: /2/2009 
Tuần 23 - Tiết 23 Vẽ tranh 
kẻ chữ in hoa nét đều
I. Mục tiêu.
*Kiến thức: - HS tìm hiểuvề kiểu chữ in hoa nét đều và tác dụng của chữ trong trang trí.
*Kỹ năng: - Học sinh biết những đặc điểm của chữ in hoa nét đều và vẻ đẹp của nó.
*Thái độ: - Học sinh hoàn thành một khẩu hiệu ngắn bằng chữ in hoa nét đều.
II. Chuẩn bị.
- Bảng chữ in hoa nét đều.
- Chữ in hoa nét đều ở các tạp chí, sách báo
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét 
GV giới thiệu: chữ tiếng Việt hiện nay có nguồn gốc từ chữ La tinh. Có nhiều kiểu chữ: chữ nét nhỏ, nét to, chữ có chân, chữ hoa mỹ, chữ chân phương
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét các kiểu chữ.
? Chữ nét đều có đặc điểm gì?
? Hình dạng chữ như thế nào?
2. Hướng dẫn học sinh cách kẻ chữ.
GV minh hoạ nhanh một số con chữ in hoa nét đều để minh chứng về nét thẳng, cong...
GV hướng dẫn HS sắp xếp một dòng chữ (khẩu hiệu).
- Trước khi sắp xếp dòng chữ ta cần ước lượng chiều cao, chiều dài của dòng chữ sao cho phù hợp nội dung.
- Khi sắp xếp dòng chữ lưu ý đến độ rộng, hẹp của các con chữ.
- Các chữ giống nhau phải kẻ đều nhau, chữ phải có dấu
3. Học sinh thực hành
GV hướng dẫn từng học sinh bố cục dòng chữ sao cho vừa và đẹp.
Chú ý: Dùng thước, ê-ke, thước cong để kẻ chữ, ngoài kẻ chữ GV có thể cho học sinh cắt chữ.
4. Đánh giá kết quả học tập
Gv treo một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét bài có bố cục đẹp.
GV biểu dương và cho điểm một số bài kẻ chữ đã hoàn thành và đẹp.
HDVN.
Hoàn thành bài tập.
Chuẩn bị bài sau.
I. Quan sát nhận xét.
a b c d e h i k l m n o p q r s t u v x y
- Là kiểu chữ có nét đều bằng nhau.
- Dáng chắc khoẻ.
- Có sự khác nhau về độ rộng, hẹp
+ Nét thẳng: H, M, N
+ Nét thẳng và cong; B, U, R
+ Nét cong: O, C, S.
A b c d e g h I k l m n o 
p q r s t u v x y
0123456789
II. Cách sắp xếp dòng chữ.
- Sắp xếp dòng chữ.
- Chia khoảng cách giữa các con chữ, các chữ trong dòng chữ.
- Kẻ chữ và tô màu.
Kẻ dòng chữ
đoàn kết tốt, học tập tốt
Phân khoảng cách các con chữ
Vẽ phác hình dáng con chữ sau có kẻ chữ
Tô màu chữ và nền.
Học sinh nhận xét theo cảm nhận riêng
Ngày tháng 2 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 01/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
Tuần 24 - Tiết 24 TTMT
giới thiệu
 một số tranh dân gian việt nam
I. Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh hểu sâu hơn về hai dòng tranh dân gian nổi tiếng của Việt Nam là Đông Hồ và Hàng Trống.
*Kỹ năng: - Học sinh hiểu thêm về giá trị nghệ thuật thông qua nội dung và hình thức của các bức tranh giới thiệu.
*Thái độ: - Thêm yêu mến văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc.
II. Chuẩn bị.
- Tranh minh hoạ ở ĐDDH mỹ thuật lớp 6.
- Tranh dân gian sưu tầm được.
III. Tiến trình dạy học.
1. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh Đông Hồ
GV treo tranh và hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét, và đặt câu hỏi:
Màu sắc của các bức tranh này như thế nào?
Hãy nhận xét về cách sắp xếp bố cục hình ảnh trong bức tranh?
Các nét viền đen trong tranh được khắc như thế nào?
Sau khi HS trả lời Gv trình bày theo nội dung sau:
Tranh Gà “ Đại Cát”
* Bức tranh thuộc để tài Chúc tụng, “Đại Cát” có ý chúc mọi người năm mới “nhiều điều tốt, nhiều tài lộc”. Theo quan niệm Gà trống oai vệ tượng trưng cho sự thịnh vượng và đức tính tốt mà người con trai cần có. Gà được coi là hội tụ năm đức tính: văn, võ, dũng, nhân, tín.
+ Mào đỏ tựa như mũ cánh chuồn trạng nguyên là “Văn”.
+ Chân có cựa sắc nhọn như kiếm là “Võ”.
+ Dũng cảm không sợ địch thủ và chiến đấu đến cùng là “Dũng”.
+ Kiếm được mồi cùng nhau ăn là “Nhân”.
+ Hằng ngày, gà gáy báo canh không bao giờ sai là “Tín”.
Tranh “ Đám cưới Chuột”
*Bức tranh thuộc đề tài trào lộng, châm biếmBức tranh còn có tên gọi khác là Trạng Chuột vinh quy, diến tả một đám cưới rất vui, “Chuột anh” đi trước cưỡi ngựa hồng, “Chuột nàng” ngồi kiệu theo sau, nhưng vẫn sợ Mèo, họ nhà chuột muốn yên thân phải dâng cho Mèo lễ vật
GV kết luận: tranh Đông Hồ vẽ trên giấy dó quét nền điệp óng ánh chất vỏ sỏ, bố cục thuận mắt. hình vẽ đơn giản, rõ ràng; nét viền to khoẻ nhưng không thô cứng. Màu sắc ít nhưng vẫn sinh động tươi tắn. Chữ trong tranh vừa minh hoạ cho chủ đề vừa làm bố cục tranh thêm chặt chẽ hơn.
2. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tranh Hàng Trống
GV đặt câu hỏi: - Trong tranh diến tả cảnh gì? có nhứng nhân vật nào?
 - Bố cục, màu thể hiện như thế nào?
Tranh “Chợ quê”
Bức tranh thuộc đề tài sinh hoạt, vui chơi. Hình ảnh trong tranh gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Cảnh họp chợ ở một vùng nông thôn sầm uất, nhộn nhịp. Dưới bóng cây đa cổ thụ râm mát là dãy quán đủ nghành nghề, đủ tầng lớp khác nhau
GV đặt câu hỏi: - Bức tranh vẽ Phật Bà Quan Âm như thế nào?
 - Vì sao lại tạo được vẻ đẹp?
Tranh “ Phật Bà Quan Âm”
Tranh thuộc đề tài tôn giáo, khuyên mọi người làm điều thiện theo thuyết của đạo phật, tranh lấy trong sự tích Phật giáo, diến tả cảnh Đức Phật ngồi trên toà sen toả ánh hào quang rực rỡ, đứng hầu hai bên là Tiên Đồng và Ngọc Nữ. Bức tranh có màu sắc tươi tắn, bố cục cân đối hài hoà
GV kết luận: Tranh Hàng Trống có đường nét tinh tế, diễn tả nhân vật có đặc điểm, có thần thái và màu sắc tươi nguyên của phẩm nhuộm đã tạo nên sự sống động cảu bức tranh 
3. Đánh giá kết quả học tập
GV đặt câu hỏi để kiểm tra nhận thức của học sinh:
Hãy nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa tranh Đông Hồ và Hàng Trống?
HDVN
Học bài trong SGK.
Sưu tầm tranh dân gian trên báo chí
Chuẩn bị bài sau.
_____________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 14/3/2009 
 Ngày dạy: 6a: 20/3/2009
6b: 24/3/2009 
Tuần 29 - Tiết 25
kiểm tra 1 tiết
I. Đề ra: Vẽ tranh đề tài mẹ của em
Khuôn khổ: Vẽ trên khổ giấy A4
Thời gian: 45 phút
II. Yêu cầu:
Bài vẽ phải đạt các yêu cầu sau:
1. Nội dung:
 Bài vẽ thể hiện đúng nội dung yêu cầu của đề tài, thể hiện được yêu cầu của một bức tranh thuộc thể loại chân dung, hình ảnh thể hiện được một người cụ thể. 
2. Bố cục:
 Bài vẽ có bố cục chặt chẽ, hình ảnh đẹp, tương đối chính xác, gần đúng tỷ lệ cơ thể người, hình ảnh diễn tả đúng đối tượng, có những nét thể hiện đặc trưng của đối tượng.
3. Thể hiện:
 Bài vẽ thể hiện được đặc trưng của thể loại tranh đề tài chân dung, tranh vẽ có tỷ lệ phù hợp, hình ảnh người mẹ là trọng tâm.
4. Tính sáng tạo:
 Bài vẽ có tính sáng tạo, không sao chép lại những bài trong sách hoặc của bạn, trình bày sạch sẽ, không tẩy xoá nhiều hoặc bị nhàu nát giấy vẽ.
III. Biểu điểm:
 Tuỳ theo mức độ hoàn thành của bài vẽ và các yêu cầu mà cho điểm hợp lí. 
1. Nội dung: 3 điểm
2. Bố cục: 3 điểm
3. Thể hiện: 2 điểm
4. Tính sáng tạo: 2 điểm
_____________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 14/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
Tuần 26 - Tiết 26. Vẽ trang trí
kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm
I. Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh tìm hiểu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm và tác dụng của kiểu chữ trong trang trí.
*Kỹ năng: - Học sinh biết được đặc đIểm của chữ in hoa nét thanh, nét đậm và cách sắp xếp dòng chữ.
*Thái độ:- Học sinh hoàn thành bài tập kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.
II.Chuẩn bị.
- Bảng chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Chữ in hoa nét thanh nét đậm ở các tạp chí, sách báo
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét chữ in hoa nét thanh nét đậm.
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét các kiểu chữ, để HS nhận ra đặc điểm cơ bản chữ in hoa nét thanh nét đậm.
- Là kiểu chữ có nét to, nét nhỏ (thanh, đậm)
- Chữ có chân hoặc không có chân.
- Có sự khác nhau về độ rộng, hẹp
- Chữ có đặc điểm bay bướm.
GV giới thiệu cách kẻ chữ in hoa nét thanh nét đậm.
2. Hướng dẫn học sinh cách kẻ chữ.
GV minh hoạ nhanh một số con chữ in hoa nét thanh nét đậm, để minh chứng về nét thanh, đậm.
GV hướng dẫn HS sắp xếp một dòng chữ (khẩu hiệu).
- Trước khi sắp xếp dòng chữ ta cầ ước lượng chiều cao, chiều dài của dòng chữ sao cho phù hợp nội dung.
- Khi sắp xếp dòng chữ lưu ý đến độ rộng, hẹp của các con chữ.
- Các chữ giống nhau phải kẻ đều nhau, chữ phải có dấu
3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV giúp học sinh cách chia dòng, phân khoảng chữ, kẻ chữ và trang trí thêm diềm hoặc hoạ tiết cho dòmg chữ đẹp hơn.
Chú ý: Dùng thước, ê-ke, thước cong để kẻ chữ, ngoài kẻ chữ GV có thể cho học sinh cắt chữ.
4. Đánh giá kết quả học tập
Gv treo một số bài vẽ và gợi ý HS nhận xét bài có bố cục đẹp.
GV bổ sung nhận xét của học sinh, chú ý đến cách sắp xếp và cách kẻ chữ.
HDVN.
- Hoàn thành bài tập.
- Sưu tầm kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm trên báo chí
- Chuẩn bị bài sau.
I. Quan sát nhận xét.
Học sinh quan sát tranh ảnh, bảng chữ và trả lời câu hỏi
A b c d e g h I k l m n o p q r s t u v x y
0123456789
- Nét kéo từ trên xuống là nét đậm.
- Nét đưa lên, và nét ngang là nét thanh.
II. Cách sắp xếp dòng chữ.
- Sắp xếp dòng chữ.
- Chia khoảng cách giữa các con chữ, các chữ trong dòng chữ.
- Kẻ chữ và tô màu.
Ước lượng và kể dòng chữ
đoàn kết tốt, học tập tốt
Phân khoảng cách các con chữ
Vẽ phác hình dáng con chữ sau có kẻ chữ
Tô màu chữ và nền.
Học sinh nhận xét một số bàI và tự xếp loại.
_____________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 21/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
 Tuần 27. Tiết 27. Vẽ theo mẫu
mẫu có hai đồ vật
( Tiết 1: vẽ hình)
I. Mục tiêu.
*Kiến thức: Học sinh biết cách đặt mẫu hợp lý, nắm được cấu trúc chung của một số đồ vật.
*Kỹ năng: Học sinh vẽ được hình gần với mẫu.
*Thái độ: Nhận ra được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật từ đó thêm yêu mến thiên nhiên tươi đẹp.
II. Chuẩn bị.
- Hình gợi ý cách vẽ màu, tranh tĩnh vật của các họa sỹ.
- Mẫu cái ấm tích và cái bát.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn quan sát, nhận xét.
GV giới thiệu mẫu vẽ, rồi cùng học sinh bày mẫu theo nhiều cách
- Cái ấm tích và cái bát nhìn chính diện.
- Cái ấm tích và cái bát nhìn cách xa nhau nhìn chính diện.
- Cái bát đặt sau cái ấm tích
GV kết luận: ở góc độ nhìn như hình (c) và (d) bố cục bài vẽ nhìn rõ và đẹp hơn.
GV giới thiệu sơ qua về cấu tạo của mẫu để học sinh nắm được cấu trúc chung.
GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét ;
? Tỷ lệ của khung hình.
? Độ đậm, độ nhạt của mẫu.
? Vị trí của mẫu.
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV hướng dẫn ở hình minh họa.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV. Quan sát chung, nhắc nhở học sinh làm bài có thể bổ sung một số kiến thức nếu thấy học sinh đa số chưa rõ:
- Cách ước lượng tỷ lệ và vẽ khung hình.
- Xác định tỷ lệ bộ phận.
- Cách vẽ nét vẽ hình.
4. Đánh giá kết quả học tập .
- GV chuẩn bị một số bài vẽ đạt và chưa đạt, gợi ý học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ, nét vẽ.
- Sau khi học sinh nhận xét giáo viên bổ sung và củng cố về cách vẽ hình.
HDVN. 
- Làm bài tập ở SGK
- Chuẩn bị bài sau
I. Quan sát, nhận xét.
Học sinh quan sát vật mẫu
+ Cái ấm:
- Miệng dạng hình trụ.
- Vai hình chóp cụt.
- Thân dạng hình trụ
- Đáy dạng hình chóp cụt.
+ Cái bát:
- Miệng hình ô -van (e-líp)
- Thân hình chóp cụt
Học sinh quan sát nhận xét theo gợi ý của giáo viên
II. Cách vẽ.
Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn từng bước;
1. Vẽ khung hình chung, sau đó vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
2. Ước lượng tỷ lệ từng bộ phận của mẫu
3. Vẽ nét chính bằng những đường thẳng mờ.
4. Nhìn mẫu vẽ chi tiết.
5. Vẽ đậm nhạt sáng tối.
- Đối chiếu bài vẽ với mẫu và điều chỉnh khi giáo viên góp ý.
- Hoàn thành bài vẽ.
Học sinh nhận xét theo ý mình về;
- Tỷ lệ khung hình chung, riêng, bố cục bài vẽ.
- Hình vẽ, nét vẽ.
_____________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 27/3/2009 
 Ngày dạy: /3/2009 
 Tuần 28. Tiết 28. Vẽ theo mẫu
mẫu có hai đồ vật
( Tiết 2: vẽ đậm nhạt)
I. Mục tiêu.
*Kiến thức: - Học sinh biết phân chia các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của mẫu.
*Kỹ năng: Học sinh vẽ được đậm nhạt ở các mức độ: đậm, đậm vừa, nhạt và sáng.
*Thái độ:- Học sinh hoàn thành bài vẽ tại lớp.
II. Chuẩn bị.
- Bảng minh hoạ hướng dẫn vẽ đậm nhạt.
- Hình minh hoạ vẽ phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc mẫu.
- Một số bài vẽ của học sinh.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn học sinh cách phác các mảng đậm nhạt.
GV đặt mẫu như tiết 1và điều chỉnh ánh sáng.
GV yêu cầu học sinh nhìn mẫu chỉnh sửa về hình.
GV gợi ý học sinh tìm các độ đậm nhạt.
- Độ đậm nhất, vừa, nhạt, sáng.
- Vị trí các mảng đậm nhạt.
GV giới thiệu cách phác mảng đậm nhạt qua hình minh hoạ.
GV kết luận: vẽ đậm nhạt không nên vẽ như ảnh.
2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV hướng dẫn ở hình minh họa.
+Vẽ phác các mảng đậm nhạt theo cấu trúc của chúng;
- Hình trụ mảng đậm nhạt dọc theo thân.
- Hình cầu theo chiều cong.
+ Tuỳ theo ánh sáng các mảng đậm nhạt không giống nhau.
+ Diễn tả mảng đậm trước, nhạt sau.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài.
- GV theo dõi học sinh cách phác mảng, cách vẽ đậm nhạt..
- GV nhắc nhắc học sinh vẽ đậm nhạt ở nền để tạo cho bài không gian
4. Đánh giá kết quả học tập .
- GV ghim và dán bàI vẽ lên bảng và hướng dẫn học sinh nhận xét về bố cục, hình vẽ, đậm nhạt.
HDVN. 
- Tự bày mẫu có 2 - 3 đồ vật rồi quan sát về bố cục, màu sắc, đậm nhạt của mẫu.
- Chuẩn bị bài sau
I. Quan sát, nhận xét.
+ Hình1 là ảnh chụp độ đậm nhạt khó phân biệt ranh giới.
+ Hình 2 là hình vẽ độ đậm nhạt tương đối rõ hơn.
+ Hình 3 độ đậm nhạt dễ phân biệt ranh giới.
II. Cách vẽ.
Học sinh quan sát giáo viên hướng dẫn từng bước
- Đối chiếu bài vẽ với mẫu và điều chỉnh khi giáo viên góp ý.
- Học sinh quan sát mẫu, vẽ đậm nhạt và hoàn thành bài vẽ.
Học sinh quan sát, nhận xét, đánh giá và tự xếp
hạng: Giỏi, khá, trung bình.
_____________________________________________
Ngày tháng 3 năm 2009
 Tổ trưởng (kí duyệt): 
Ngày soạn: 05/4/2009 
 Ngày dạy: /4/2009 
 Tuần 29. Tiết 29. Thường thức mỹ thuật
sơ lược về mỹ thuật thế giới
Thời kỳ cổ đại
I. Mục tiêu.
*Kiến thức:- Học sinh làm quen với nền vưn minh Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại thông qua sự phát triển rực rỡ của nền mỹ thuật thời đó.
*Kỹ năng: - Học sinh hiểu một cách sơ lược về sự phát triển của các loại hình mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại.
*Thái độ:- Học sinh yêu quý, trân trọng tác phẩm cổ điển.
II. Chuẩn bị.
- Hình minh hoạ ở ĐDDH MT lớp 6.
- Tranh ảnh tư liệu về nền mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại.
- Bản đồ thế giới.
III. Tiến trình dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Tìm hiểu khái quát về mỹ thuật Ai Cập Cổ đại.
GV: Treo tranh minh hoạ, đặt câu hỏi kết hợp với giảng giải;
? Em biết gì về Ai Cập cổ đại.
? Có mấy loại hình nghệ thuật.
2. Tìm hiểu khái quát về mỹ thuật Hi Lạp Cổ đại.
GV: treo tranh minh hoạ, đặt câu hỏi kết hợp với giảng giải;
? Em biết gì về Hi Lạp cổ đại.
? Có mấy loại hình nghệ thuật.
 3. Tìm hiểu khái quát về mỹ thuật La Mã Cổ đại.
GV: treo tranh minh hoạ, đặt câu hỏi kết hợp với giảng giải;
? Em biết gì về La Mã cổ đại.
? Có mấy loại hình nghệ thuật.
4.Đánh giá kết quả học tập 
GV đặt câu hỏi kiểm tra nhận thức của học sinh;
? Nói vài nét về mỹ thuật Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời kỳ cổ đại.
? Kể tên một số công trình kiến trúc và điêu khắc
GV nhận xét bổ sung.
I. Sơ lược về mỹ thuật Ai Cập thời kỳ cổ đại.
1. Kiến trúc: Tập trung vào hai dạng lớn là: Lăng mộ và đền đài ngoài ra còn có các pho sách bằng đá, các bức vách chạm khắc, những bức hình chạm nổi hay khắc chìm đã miêu tả những hình ảnh sinh hoạt đời sống xã hội rất sinh động
2. Điêu khắc: Nổi bật nhất là những tượng đá khổng lồ tượng trưng cho quyền năng của thần linh như tượng các Pha-ra-ông và tượng Nhân sư. Ngoài ra còn có hàng trăm bức tượng cao gấp hai, ba lần người thật được dựng khắp các đền đài..
3. Hội hoạ: Gắn liền với điêu khắc và văn tự một cách hữu cơ, biểu hiện ở nhiều vẻ. Chữ viết luôn đi kèm các bức chạm khắc và các bức vẽ nhiều màu trên vách tường; hình phù đIêu tô màu khá phổ biến và phong phú, nét vẽ linh hoạt, màu sắc tươi tắn, hài hoà, mô tả khá đầy đủ các cảnh sinh hoạt của hoàng tộc và các gia đình quyền quý
II. Sơ lược về mỹ thuật Hi Lạp thời kỳ cổ đại.
1. Kiến trúc: Người Hi Lạp cổ đại đã tạo được các kiểu thức(nguyên tắc), trật tự quy định cho kiểu dáng công trình. Đó là kiếu dáng cột: Đô-rích đơn giản, khoẻ khoắn và I-nô-ních nhẹ nhàng, bay bướm.
2. Điêu khắc: Tượng và phù điêu đã đạt tới đỉnh cao của sự cân đối hài hoà. Các pho tượng có hình dáng sinh động, không thần bí, không dung tục vẫn luôn là tuyệt tác của nghệ thuật điêu khắc cổ
3. Hội hoạ - Gốm: Vẽ chủ yếu về đề tài thần thoại, đồ gốm với những hình dáng, nước men và hình vẽ trang trí thật hài hoà và trang trọng.
III. Sơ lược về mỹ thuật La Mã thời kỳ cổ đại.
1. Kiến trúc:- Điểm mạnh là kiến trúc đô thị, với kiểu nhà mái tròn và cầu dẫn nước vào thành phố dài hàng chục cây số. Ngoài ra còn có đấu trường Cô-li-dê và nhiều công trình khác..
2. Điêu khắc: có những sáng tạo tuyệt vời trong làm tượng chân dung, do phục vụ tín ngưỡng và thờ cúng nên họ làm tượng chính

File đính kèm:

  • doclop 6 Ki2.doc