Bài giảng Tuần: 20 - Tiết: 39: Sự oxi hóa. phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi
-Dựa trên những hiểu biết và những kiến thức đã học được , em hãy nêu những ứng dụng của oxi mà em biết ?
-Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK/ 88 Em hãy kề những ứng dụng của oxi mà em thấy trong đời sống ?
Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố ( 6’)
-Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp ? vì sao ?
NS: 09/01/2011 Tuần: 20 Tiết: 39 SỰ OXI HÓA. PHẢN ỨNG HÓA HỢP. ỨNG DỤNG CỦA OXI I. Mục tiêu: Kiến thức: Biết được: - Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. - Khái niệm phản ứng hoá hợp. - ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. Kĩ năng - Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế. - Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp. Trọng tâm - Khái niệm về sự oxi hóa - Khái niệm về phản ứng hóa hợp II.Chuẩn bị: 1. Giáo viên : - Tranh vẽ ứng dụng của oxi SGK/ 88 2. Học sinh: - Học bài 24. -Đọc bài 25 SGK / 85, 86 III. Hoạt động dạy – học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’) -Hãy trình bày những tính chất hóa học cùa O2 ? Viết phương trình phản ứng minh họa ? -Hãy nêu kết luận về tính chất hóa học của oxi. -Nhận xét và chấm điểm. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự oxi hóa. (8’) - Hãy quan sát các phản ứng hóa học đã có ở trên bảng (phần kiểm tra bài cũ), à Em hãy cho biết các phản ứng trên có đặc điểm gì giống nhau ? -Các phản ứng trên đều có sự tác dụng của 1 chất khác với oxi, gọi là sự oxi hóa. Vậy sự oxi hóa 1 chất là gì ? - Các em hãy lấy ví dụ về sự oxi hóa xảy ra trong đời sống hàng ngày ? Hoạt động 3:Tìm hiểu phản ứng hóa hợp. (10’) -Yêu cầu HS nhận xét số lượng các chất tham gia và sản phẩm của các phản ứng hóa học 1,2,3 và hoàn thành bảng SGK/ 85. - Các phản ứng trong bảng trên có đặc điểm gì giống nhau ? à Những phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp. Vậy theo em thế nào là phản ứng hóa hợp ? - Các phản ứng trên xảy ra ở điều kiện nào ? à Khi phản ứng xảy ra tỏa nhiệt rất mạnh, còn gọi là phản ứng tỏa nhiệt. -Theo em phản ứng (4) có phải là phản ứng hóa hợp không ? Vì sao ? -Yêu cầu HS làm bài tập 2 SGK/ 87 Hoạt động 4:Tìm hiểu ứng dụng của oxi. (10’) -Dựa trên những hiểu biết và những kiến thức đã học được , em hãy nêu những ứng dụng của oxi mà em biết ? -Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK/ 88 à Em hãy kề những ứng dụng của oxi mà em thấy trong đời sống ? Hoạt động 5: Vận dụng – Củng cố ( 6’) -Trong các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp ? vì sao ? a. 2Al + 3Cl2 à 2AlCl3 b. 2FeO + C à 2Fe + CO2 c. P2O5 + 3 H2O à 2H3PO4 d. CaCO3 à CaO + CO2 e. 4N + 5O2 à 2N2O5 g. 4Al + 3O2 à 2Al2O3 -Yêu cầu HS trình bày và chấm điểm. Hướng dẫn HS học tập ở nhà - Học bài. - Làm bài tập 1,3,4,5 SGK/87 - Đọc bài 26: oxit - Trả lời - Lớp nhận xét - Trong các phản ứng trên đều có chất tham gia phản ứng là oxi. - Sự oxi hóa 1 chất là sự tác dụng của chất đó (có thể là đơn chất hay hợp chất )với oxi. -HS suy nghĩ và nêu ví dụ. - Hoaøn thaønh baûng. PÖHH Chaát t.gia S.phaåm (1) 2 1 (2) 2 1 (3) 2 1 - Các phản ứng trên đều có 1 chất được tạo thành sau phản ứng. - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. - Các phản ứng trên xảy ra khi ở nhiệt độ cao. - Phản ứng (4) không phải là phản ứng hóa hợp vì có 2 chất được thành sau phản ứng. - HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập 2 SGK/ 87. - Oxi cần cho hô hấp của người và động vật. - Oxi dùng để hàn cắt kim loại . - Oxi dùng để đốt nhiên liệu. -Oxi dùng để sản xuất gang thép. - Thảo luận nhóm để giải bài tập. Đáp án: a, c, e, g. -HS 1: Viết các phương trình phản ứng: t0 S + O2 à SO2 t0 4P + 5O2 à 2P2O5 t0 3Fe + 2O2 à Fe3O4 CH4 + 2O2 à CO2 + 2 H2O - HS 2: Nêu kết luận. I. Sự oxi hóa: - Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất. II. Phản ứng hóa hợp: -Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. III. Ứng dụng: Khí oxi cần cho: - Sự hô hấp của người và động vật. - Sự đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. IV.Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- T39 roài.doc