Bài giảng Tuần 29 - Tiết 57 - Bài 37: Axit – bazơ – muối

H: Dựa vào thành phần nguyên tố trong gôc axit, hãy xếp các muối sau thành hai nhóm riêng biệt: Na2SO4, Ca(H2PO4)2, KNO3 , KHCO3 ?

HS: Chia nhóm như khung phía trên

H: Cho biết muối được chia làm mấy loại? Kể ra. Hãy nêu khái niệm từng loại muối?

HS: 2 loại: Muối trung hòa, muối axit

H: Thế nào là muối trung hòa?

HS: Trả lời

H: Thế nào là muối axit?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Tuần 29 - Tiết 57 - Bài 37: Axit – bazơ – muối, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Ngày dạy: ....../......../...........; Lớp dạy: 
Ngày dạy: ....../......../...........; Lớp dạy: 
Ngày dạy: ....../......../...........; Lớp dạy: 
BÀI 37. AXIT – BAZƠ – MUỐI (TT)
Tuần 29 
Tiết 57	 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS biết được: 
- Định nghĩa muối theo thành phần phân tử.
- Cách gọi tên muối.
- Phân loại muối.
2. Kĩ năng
- Phân loại được muối theo công thức hóa học cụ thế.
- Viết được công thức hóa học của một số muối khi biết hóa trị của nguyên tố kim loại và gốc axit.
- Đọc tên một số muối theo công thức hóa học cụ thể và ngược lại.
- Tính được khối lượng của một số muối tạo thành trong phản ứng.
 3. Thái độ:
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: bảng phụ
2. Học sinh: chuần bị bài trước ở nhà
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
HĐ của GV và HS
ND
HĐ 1: Kiểm tra bài cũ + Giới thiệu vào bài mới (10 phút)
GV: Trình chiếu câu hỏi (treo bảng phụ) Þ Gọi hs lên làm bài 
 H: Hãy viết công thức của các axit, bazơ tương ứng các công thức oxit trong bảng sau và gọi tên: 
Công thức
oxit
Công thức
Bazơ
 Công thức
Axit
Tên gọi 
SO3
Na2O
CO2
CaO
HS: Lên làm bài
GV: Gọi hs khác nhận xét Þ Chiếu đáp án lên màn hình Þ Kết luận, chấm điểm 
GV: Nếu ta thay nguyên tử H liên kết với gốc axit trong phân tử axit là nguyên tử kl ta được hợp chất gọi là muối. Vậy muối có thành phần phân tử, CTHH, tên gọi và phân loại như thế nào, thầy trò ta sẽ cùng nghiên cứu tiếp nội dung bài 37: “Axit –Bazơ – Muối”
HĐ 2: Tìm hiểu về muối (25phút)
GV: Chiếu trên màn hình slide 4 và hướng dẫn theo trình tự:
H: Kể tên một số muối mà em biết? 
HS: Trả lời
GV: Ghi bảng, nhận xét Þ Hướng hs nghiên cứu 3 hợp chất muối: NaCl, Ca(HCO3)2, Al2(SO4)3 theo những câu hỏi sau:
H: Nhận xét thành phần phân tử của muối?
HS: Trong thành phần phân tử của muối có nguyên tử kim loại và gốc axit.
H: Hãy cho biết số nguyên tử kim loại có trong phân tử muối?
HS: Trong phân tử muối có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại 
H: Hãy cho biết số gốc axit có trong phân tử muối?
HS: Trong phân tử muối có 1 hay nhiều gốc axit 
H: Nêu khái niệm về phân tử muối? 
HS: Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit 
GV: Kết luận nội dung khái niệm muối 
GV: Chiếu trên màn hình slide 5 và hướng dẫn theo trình tự:
H: Nêu công thức chung của axit và bazơ
HS: HxA M(OH)y
y
M
H: Thành phần của muối giống axít ở đặc điểm nào ?
HS: 
 x
A
H: Thành phần của muối giống bazơ ở đặc điểm nào ?
HS:
H: Vậy công thức chung của muối là?
HS: MxAy
GV: Kết luận và cùng hs phân tích:
 Trong đó: M là nguyên tử kim loại 
 A là gốc axit
 x là hóa trị của gốc axit (chỉ số của M) 
 y là hóa trị của kim loại (chỉ số của A)
H: Lập công thức muối tạo bởi kim loại trong phân tử NaOH và gốc axit trong phân tử H2CO3
HS: Na2CO3
GV: Nhắc hs lưu ý cách xác định CTHH của axit, bazơ, muối
GV: Gọi hs khác cùng nhận xét và kết luận, hướng dẫn hs viết công thức muối NaHCO3 
GV: Chiếu trên màn hình slide 6 và hướng dẫn theo trình tự:
GV: Yêu cầu học sinh đọc sgk phần trình tự gọi tên muối Þ Kết luận và hướng dẫn học sinh đọc tên một số muối
GV: Chiếu trên màn hình slide 7 và hướng dẫn theo trình tự:
H: Dựa vào thành phần nguyên tố trong gôc axit, hãy xếp các muối sau thành hai nhóm riêng biệt: Na2SO4, Ca(H2PO4)2, KNO3 , KHCO3 ?
HS: Chia nhóm như khung phía trên
H: Cho biết muối được chia làm mấy loại? Kể ra. Hãy nêu khái niệm từng loại muối?
HS: 2 loại: Muối trung hòa, muối axit
H: Thế nào là muối trung hòa?
HS: Trả lời
H: Thế nào là muối axit?
HS: Trả lời
GV: Kết luận 
GV: Các hợp chất : Oxit, axit, bazơ, muồi là 4 loại hợp chất vô cơ quan trọng. Các em sẽ nghiên cứu tiếp tục về tính chất vật lý, hóa học ở chương trình lớp 9, nên các em cần phải học tốt và nhớ kỹ những phần kiến thức cơ bản đã học
HĐ 3: Củng cố + Dặn dò (15 phút)
GV: Tiếp tục chiếu các silde có bài tập
Câu 1. Điền những từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: 
1. Phân tử muối gồm có một hay nhiều .liên kết với một hay nhiều  
2. Muối trung hòa là muối mà trong đó gốc axit không có có thể thay thế bằng nguyên tử  
3. .là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. 
Câu 2. Dãy công thức hóa học biểu diễn các muối là:
 A. CaCl2, KOH
 B. CaCl2, H2SO4
 C. CaCl2, Ca3(PO4)2
 D. H2SO4, Mg(OH)2
Câu 3. Công thức hóa học hợp chất muối tạo bởi kim loại sắt (III) và gốc sunfat là:
 A. FeSO3
 B. Fe2(SO4)3
 C. Fe2S3
 D. Fe(SO4)3
Câu 4. Cho các muối sau: KCl, Mg(HCO3)2. Tên gọi của chúng lần lượt là:
 A. Kali clorua, Magie cacbonat
 B. Kali clorua, Magie hidrocacbonat
 C. Kali clorat, Magie hidrocacbonat
 D. Kali clorua, Magie đihidrocacbonat
Câu 5. Cho các muối có tên gọi sau: Natri sunfat, Canxi hidrocacbonat. Công thức hóa học của chúng lần lượt là:
 A. Na2SO3, Ca(HCO3)2
 B. Na2SO4 Ca(HSO3)2
 C. Na2SO4, CaCO3
 D. Na2SO4, Ca(HCO3)2
Bài tập. Để diều chế khí hidro, người ta cho 13 gam kim loại kẽm vào dung dịch H2SO4 dư. Tính:
	1. Thể tích khí hidro điều chế được?
	2. Khối lượng muối tạo thành. 
(Cho: Zn = 65, S = 32, O = 16, H = 1)
* Dặn dò:
 - Làm bài tập 6 SGK trang 130
 - Chuẩn bị : Bài luyện tập 7
 + Xem lại phần kiến thức bài: Nước, Axit – Bazơ - Muối
 + Ghi vào tập phần kiến thức cần nhớ
 + Nghiên cứu các bài tập SGK trang 131, 132
HS
III. MUỐI:
 1. Khái niệm:
 Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit 
 2. Công thức hóa học:
công thức chung của muối là:
 MxAy
 Trong đó:
 M là nguyên tử kim loại 
 A là gốc axit
 x là hóa trị của gốc axit (chỉ số của M) 
 y là hóa trị của kim loại (chỉ số của A)
 Ví dụ : Na2CO3, NaHCO3
Gốc axit : = CO3 - HCO3
 3. Tên gọi:
 Tên muối: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị ) + tên gốc axit. 
 Ví dụ: 
 Na2SO4 : Natri sunfat 
 FeCl3 : Sắt (III) clorua
 NaHSO4 : Natri hidrosunfat 
 4. Phân loại:
 a. Muối trung hòa: là muối mà trong đó gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại 
 Ví dụ: Na2SO4 , KNO3
 b. Muối axit: là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. 
 Ví dụ: Ca(H2PO4)2, KHCO3 .
* Rút kinh ngiệm + Thông tin bổ sung :
.
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docGA bai A-B-M phần W.doc
Bài giảng liên quan