Bài giảng Tuần 5: Tiết 5: Bài 5: Vẽ tranh cách vẽ tranh Đề tài
Họat động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét.
GV: Cho học sinh quan sát tranh ảnh về cách sắp xếp nội, ngọai thất, trang trí hội trường, ấm, chén, sách, vở, lọ hoa,.để thấy được sự đa dạng trong bố cục, trang trí.
GV: Cho học sinh quan sát hình 2/SGK/90 và gợi ý học sinh trả lời.
Ngày sọan : / / Ngày dạy : / / TUẦN 5: Tiết 5: Bài 5: Vẽ tranh CÁCH VẼ TRANH ĐỀ TÀI I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp học sinh cảm thụ và nhận biết được các họat động trong cuộc sống. - Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản để tìm bố cục về vẽ tranh. - Học sinh hiểu và thực hiện được cách vẽ tranh đề tài.Qua đó thấy được vẻ đẹp của tự nhiên và vẻ đẹp của tranh vẽ. II.CHUẨN BỊ: 1.Tài liệu tham khảo : - Nguyễn Quốc Tỏan – phương pháp giảng dạy mĩ thuật, NXB Giáo dục tái bản 2001. - Tạ Phương Thảo – Nguyễn Lăng Bình, kí họa và bố cục, NXB Giáo dục tái bản 2001. - Bộ tranh phương pháp vẽ tranh đề tài ( ĐDDHMT 6). 2.Đồ dùng dạy học : a.Giáo viên : - Hình minh họa hướng dẫn học sinh các bước vẽ tranh đề tài ( ĐDDH MT 6). - Một số tranh về các đề tài của các họa sĩ, học sinh. b. Học sinh: - Sưu tầm tranh về các đề tài. - Vở vẽ, bút chì, gôm và màu. 3.Phương pháp dạy – học : - Phương pháp quan sát. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là vẽ theo mẫu? Trình bày các bước của một bài vẽ theo mẫu. 3.Bài mới: Cuộc sống ngày càng phong phú, sinh động luôn gợi cho ta nhiều đề tài vẽ tranh để thể hiện cảm xúc của mình với thế giới xung quanh. Tùy theo sự cảm nhận cái hay, cái đẹp của thiên nhiên và con người mà mỗi người có một cách chọn đề tài riêng. Để vẽ đúng một bài vẽ tranh, hôm nay chúng ta học bài: “ Cách vẽ tranh đề tài”. Họat động của thầy và trò Nội dung Họat động 1: GV hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài. GV: Cho học sinh xem tranh có nhiều đề tài khác nhau như: nhà trường, quê em, đường phố, văn nghệ, thể thao... Cho học sinh xem tranh và phân tích tranh để các em thấy được cùng một đề tài nhưng có nhiều cách thể hiện nội dung: đề tài về nhà trường( cảnh sân trường, giờ ra chơi, buổi lao động, học nhóm, các bạn học sinh đang ôn bài......). Họat động 2: GV hướng dẫn học sinh cách vẽ. GV: Muốn hình vẽ thể hiện được cái động, cái tĩnh của người và cảnh vật.... ta phải xác định được nội dung đề tài và khung hình chung. GV: Để bức tranh có các hình ảnh chính, trọng tâm và hình ảnh phụ, ta phải làm gì? Cho học sinh quan sát hình và gợi ý để học sinh xác định và tìm được mảng hình chính, mảng hình phụ. ? Yêu cầu học sinh xác định mảng hình chính, mảng hình phụ trong một bức tranh về một đề tài cụ thể. HS: Mảng hình chính có vị trí quan trọng nhất, trọng tâm nhất, làm nổi bật nội dung của bức tranh; mảng hình phụ hỗ trợ để làm cho bức tranh thêm sinh động hơn. ? Tìm được mảnh hình chính, mảng hình phụ ta phải làm gì để bài vẽ được chặt chẽ hơn? HS: Sắp xếp bố cục. ? Bước tiếp theo chúng ta sẽ làm gì? HS: Vẽ hình. GV: Khi vẽ hình ta phải dựa vào các mảng hình đã phác để vẽ các hình dáng cụ thể.( hình dáng các nhân vật trong tranh phải có dáng động, dáng tĩnh; động tác của các nhân vật cần sinh động, hợp với nội dung tranh). ? Vẽ dược hình, sắp xếp bố cục tranh hợp lí ta sẽ làm gì để thể hiện được vẻ đẹp của cảnh và người. HS: Vẽ màu. ? Vẽ màu cần chọn màu như thế nào? HS: Màu sắc phù hợp nội dung để nêu bật được chủ đề của tranh( màu sắc rực rỡ, êm dịu, mát mẻ, tươi sáng, ....) GV: Có thể sử dụng các chất liệu khác nhau để vẽ: màu bột, màu sáp, màu nước, chì màu....Khi tô màu cần tô những mảng chính trước, sau đó tô các mảng khác chop kín giấy. Họat động 3: GV hướng dẫn học sinh làm bài. GV: Gợi ý để học sinh làm bài. GV: Làm bài cần chú ý: - Cách sắp xếp các mảng hình chính, mảng hình phụ. - Vẽ theo các bước vẽ tranh. - Chú ý tô màu cho phù hợp. HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. GV: Theo dõi học sinh thực hành. I.Tìm và chọn nội dung đề tài: - Cùng một đề tài có nhiều cách thể hiện nội dung - Có thể chọn đề tài: văn nghệ, thể thao, học tập, lao động, ngày tết, lễ hội, bộ đội, mẹ của em... II. Cách vẽ: Bước 1: Xác định nội dung đề tài, vẽ khung hình chung. Bước 2: Tìm bố cục( sắp xếp mảng hình chính, mảng hình phụ). Bước 3: Vẽ hình. Bước 4: Vẽ màu. III. Luyện tập: Em hãy chọn một đề tài và tìm bố cục( tìm mảng hình chính, mảng hình phụ). Họat động 3: Đánh giá kết quả học tập. GV: Em hãy kể tên một số đề tài mà em biết? HS: Đề tài nhà trường, quê hương, chú bộ đội, đề tài lễ hội, ngày tết,..... GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại cách vẽ tranh( tìm và chọn nội dung đề tài; sắp xếp bố cục; vẽ hình và tô màu) GV: Cho học sinh nhận xét một số bài của các bạn về cách tìm bố cục. 4. Dặn dò: - Tự chọn một đề tài và tìm bố cục( tìm mảng hình chính, mảng hình phụ). - Học bài. - Đọc bài mới: Vẽ trang trí: Cách sắp xếp bố cục trong trang trí. * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................. Ngày sọan : / / Ngày dạy : / / TUẦN 6: Tiết 6: Bài 6: Vẽ trang trí CÁCH SẮP XẾP ( BỐ CỤC) TRONG TRANG TRÍ. I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Học sinh biết cách làm bài vẽ trang trí. II.CHUẨN BỊ: 1.Tài liệu tham khảo : - Trịnh Thị – Ưng Thị Châu, Mĩ thuật và phương pháp dạy – học, NXB Giáo dục, tái bản 2001. - Nguyễn Quốc Tỏan – Nguyễn Lăng Bình – Triệu Khắc Lễ, Mĩ thuật và phương pháp dạy – học, NXB Giáo dục, tái bản 2001. 2.Đồ dùng dạy học : a.Giáo viên : - Một số mẫu thật: ấm, chén, khăn vuông, hìng chữ nhật, dĩa...có họa tiết trang trí. - Hình ảnh trang trí phòng ở, phòng làm việc. - Thước, giấy, viết chì, gôm, màu vẽ. b. Học sinh: - Giấy, êke, thước dài, bút chì, gôm, màu vẽ. 3.Phương pháp dạy – học : - Phương pháp trực quan. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp luyện tập. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu các bước vẽ tranh đề tài. ? Nhận xét một số bài vẽ của học sinh về cách sắp xếp bố cục. 3.Bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung Họat động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. GV: Cho học sinh quan sát tranh ảnh về cách sắp xếp nội, ngọai thất, trang trí hội trường, ấm, chén, sách, vở, lọ hoa,...để thấy được sự đa dạng trong bố cục, trang trí. GV: Cho học sinh quan sát hình 2/SGK/90 và gợi ý học sinh trả lời. ? Trang trí có những cách sắp xếp nào? HS: Nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, mảng hình không đều. ? Các họa tiết giống nhau ta phải vẽ như thế nào? HS: Họa tiết giống nhau thì vẽ hình bằng nhau, vẽ cùng một màu. Giáo viên chốt vấn đề. Họat động 2: GV hướng dẫn học sinh cách trang trí các hình cơ bản. GV: Cho học sinh xem một số bài trang trí cơ bản : hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật,.... GV: chỉ cho học sinh cách làm bài trang trí cơ bản. ? Để các họa tiết được bằng nhau và cân đối thì ta phải làm gì? HS: Kẻ trục đối xứng. ? Trục đối xứng cần kẻ như thế nào? HS: Kẻ trục ngang, trục dọc, trục chéo,.... ? Tìm bố cục là làm gì? HS:Tìm các mảng hình và sắp xếp họa tiết cho tỉ lệ với các khỏang trống của nền. ? Muốn trang trí hình vẽ ta phải làm gì? HS: Tìm họa tiết cho phù hợp với các mảng hình. ? Tìm họa tiết phù hợp ta sẽ làm gì để hình vẽ được hòan chỉnh? HS: Vẽ họa tiết . GV: Khi vẽ họa tiết cần sắp xếp họa tiết cho phù hợp. GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại các cách sắp xếp các mảng hình trong trang trí. Hocï sinh nhắc lại 4 cách sắp xếp trong trang trí. ? Để bài vẽ được hòan chỉnh, thể hiện được sự rực rỡ, sự hài hòa em cần làm gì? HS: Tô màu. ? Khi tô màu ta cần chú ý điều gì? HS: Tô màu phù hợp với màu nền, màu sắc phải hài hòa. GV: Tô màu cần chú ý: - Không tô màu quá nhiều ( dùng 4- 5 màu), màu họa tiết và màu nền phải hài hòa. - Các họa tiết giống nhau tô màu giống nhau, tô màu phù hợp với màu nền. Họat động 3: GV hướng dẫn học sinh làm bài. GV: Làm bài cần chú ý: - Cách sắp xếp các mảng hình, cách vẽ các họa tiết. - Tìm và chọn họa tiết cho phù hợp. - Vẽ theo từng bước. - Chú ý tô màu cho phù hợp. HS: Thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. GV: Theo dõi học sinh thực hành. I.Quan sát, nhận xét: - Sắp xếp bố cục trong trang trí phải hợp lí, tỉ lệ với khỏang trống của nền. - Trang trí có những cách sắp xếp như nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, mảng hình không đều nhau. II. Cách vẽ: Bước 1:Kẻ trục đối xứng. Bước 2: Tìm và sắp xếp các mảng hình Bước 3: Vẽ họa tiết. Bước 4: Tô màu. III. Luyện tập: Trang trí và sắp xếp mảng hình cho một hình vuông có cạnh 20 cm. Họat động 3: Đánh giá kết quả học tập. GV: Cho học sinh nhận xét 1 số bài vẽ của học sinh về: - Cách chọn họa tiết. - Cách sắp xếp họa tiết. - Cách tô màu hình vẽ. 4. Dặn dò: * Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Ngày sọan : / / Ngày dạy : / / TUẦN 8: Tiết 8: Bài 8: Thường thức mĩ thuật SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI LÝ. ( 1010 - 1225) I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: - Học sinh hiểu và nắm bắt được một số kiến thức chung về mĩ thuật thời Lý. - Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc. - Học sinh biết trân trọng, yêu quý những di sản của cha ông để lại và tự hào về bản sắc độc đáo của nghệ thuật dân tộc. II.CHUẨN BỊ: 1.Tài liệu tham khảo : - Chu Quang Trứ – Phạm Thị Chỉnh – Nguyễn Thái Lai, Lược sử mĩ thuật và Mĩ thuật học, NXB Giáo dục, tái tạo 2002. - Các bài nghiên cứu về mĩ thuật thời Lý của viện bảo tàng Mĩ thuật và các tạp chi khác. 2.Đồ dùng dạy học : a.Giáo viên : - Một số bài viết về mĩ thuật thời Lý. - Tranh ảnh một số công trình Mt thời Lý. - Giáo án. b. Học sinh: - Sách giáo khoa. - Sưu tầm tranh ảnh liên quan tới MT thời Lý. 3.Phương pháp dạy – học : - Phương pháp quan sát . - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp thuyết trình. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các bước của bài vẽ theo mẫu. ? Chấm bài vẽ của 2 học sinh. 3.Bài mới: Họat động của thầy và trò Nội dung HOẠT ĐỘNG I:Tìm hiểu vài nét về lịch sử: GV cho HS đọc phần I tr.96. GV đặt câu hỏi: ?Thời Lý trong lịch sử Việt Nam là thời kỳ như thế nào? HS: thanh bình lau nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. ?Thời Lý có giai đoạn nào phát triển MT nởi bật nhất? HS:khi đạo phật đi vào cuộc sống. GV giới thiệu đơi nét về thời Lý. HOẠT ĐỘNG II:Tìm hiểu về mĩ thuật thời Lý : GV ? Nhìn các hình minh họa ở SGK, thời Lý cĩ những loại hình nghệ thuật nào? HS Kiến trúc, Điêu khắc và trang trí, Đồ gốm Giới thiệu sơ lược để HS hiểu về: thời Lý và sự phát triển mĩ thuật thời kỳ này. GV chia nhóm cho HS thảo luận và trình bày cho cả lớp nhận xét, đánh giá về những nét tiêu biểu. GV tở chức cho HS thảo luận. GV chớt lại và đưa vào nợi dung bài học. GV tở chức cho HS thảo luận. Gv cho HS nhận xét đánh giá và bở sung, chớt lại đưa vào nợi dung bài học. Họat động 3: Đánh giá kết quả học tập. 4. Dặn dò: * Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Bai 5MT 6.doc