Bài giảng Tuần 7 - Tiết 14 - Bài 10: Hoá trị (tiếp theo )

-GV: Hướng dẫn cách gọi tên chung cho các oxit.

-GV: Yêu cầu HS đọc tên một số oxit: NO, Na2O, CaO, ZnO

-GV: Hướng dẫn cách đọc tên các oxit của kim loại và phi kim có nhiều hoá trị.

-GV: Giới thiệu các tiền tố thường dùng:

1 : mono , 2 : đi , 3 : tri , 4: tetra , 5: penta.

-GV: Yêu cầu HS đọc tên các oxit: FeO, Fe2¬O3, NO2, SO2, SO3.

 

doc104 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tuần 7 - Tiết 14 - Bài 10: Hoá trị (tiếp theo ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
SO2. Yêu cầu HS viết PTHH sảy ra.
GV : Biểu diễn thí nghiệm: 
 P + O2. Cho HS nhận xét ?
- GV: Khói trắng dạng bột tan được trong nước đó là điphotphopenta oxít P2O5. Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH ? 
-HS: Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
-HS: Viết PTHH xảy ra:
-HS: P cháy trong oxi nhanh hơn , ngọn lữa sáng chói tạo ra sản phẩm khói trắng.
-HS: Viết PTHH xảy ra:
II- Tính chất hoá học : 
1- Tác dụng với phi kim : 
a- Tác dụng với lưu huỳnh : 
b- Tác dụng với photpho : 
3. Củng cố(8’):
 GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học.
 GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4, 6 SGK/84.
4. Dặn dò(1’): 
 Làm bài tập 3, 5 SGK/ 84 .
 Chuẩn bị tiếp bài tính chất của oxi.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần 19 Ngày soạn:
Tiết 38 Ngày dạy
BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (TT)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
 Biết được tính chất hoá học của oxi . 
 Vận dụng làm một số bài tập liên quan. 
2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng lập phương trình phản ứng hoá học .
 Kĩ năng giải bài toán tính theo phương trình hoá học . 
3. Thái độ: 
 Hình thành được tính cẩn thận , chính xác và ham thích bộ môn hoá học .
II. CHUẨN BỊ 
 1. GV: Thí nghiệm Fe +O2
 2. HS: Đọc trước bài mới 
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp(1’) : 
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
Hãy mô tả lại thí nghiệm đốt phôtpho trong khí oxi và viết PTHH của lưư huỳnh và phôtpho cháy trong oxi ?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Ở tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng được với phi kim. Vậy ngoài phi kim oxi còn có tính chất hóa học gì?
b. Các hoạt đông chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Oxi tác dụng với kim loại (15’) 
- GV: Lấy một doạn dây sắt đưa vào lọ đựng oxi cho HS quan sát, nhận xét ? 
- GV: Dùng giấy quấn quanh dây sắt , đốt dây sắt cho đỏ và dưa vào lọ đựng oxi thì hiện tượng gì xảy ra ? 
- GV giải thích như vậy các hạt tia lửa được tạo thành từ phản ứng trên có màu nâu là sắt (II, III) oxit , có công thức hoá học là Fe3O4 (oxit sắt từ )
- GV: Cho HS lên bảng viết PTHH
- HS: Không có hiện tượng gì xảy ra 
- HS: Dây sắt cháy mạnh , sáng chói và bắn ra xung quanh những hạt nhỏ 
- HS: Nghe giảng 
- HS: Viết PTHH
3Fe + 2O2 Fe3O4
2. Tác dụng với kim loại: 
a.Thí nghiệm : Đốt sợi dây sắt cháy đỏ , đưa nhanh vào lọ đựng oxi ® dây sắt cháy mạnh , sáng chói tạo thành chất nóng chảy màu nâu là oxit săt từ (Fe3O4)
b. PTHH:
 3Fe + 2O2 Fe3O4
Hoạt động 2. Tác dụng với hợp chất (15’)
- GV: Giới thiệu ngoài tác dụng với đơn chất , oxi còn tác dụng với hợp chất ví dụ như khí mêtan 
- GV : Cho HS thảo luận về các hiện tượng trong cuộc sống ( khí oxi tác dụng với khí mêtan ) 
- GV yêu cầu HS viết PTHH
-HS: Nghe giảng 
- HS: Thảo luận theo nhóm về các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống 
- Đại diện các nhóm trình bày 
- Các nhóm khác có ý kiến nhận xét , bổ sung ( Chất khí đuợc hoá lỏng trong bình ga , trong bật lữa , chất khí trong túi bioga  cháy trong không khí tạo ra khí CO2 và H2O 
-HS: Viết PTHH
 CH4 + 2O2 CO2 + 2 H2O 
3. Tác dụng với hợp chất :
Khí mêtan cháy trong không khí do tác dụng của oxi , toả nhiều nhiệt :
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 
4. Cũng cố(7’): 
 Hãy viết các PTHH thể hiện tính chất hoá học của oxi.
 GV hướng dẫn cho HS làm BT4/SGK84.
5. Nhận xét – Dặn dò(2’):
 Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các em.
 Dặn các em làm BT 1, 2, 3, 4 /SGK84 .
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 20 Ngày soạn: 
Tiết 39	 Ngày dạy	
Bài 25. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP -
ỨNG DỤNG CỦA OXI
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm oxi hoá, phản ứng hoá hợp.
 Biết các ứng dụng của oxi. 
 Vận dụng vào cuộc sống bảo vệ không khí trong lành.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng.
3. Thái độ: Tích cực học tập và có ý thức bảo vệ không khí trong lành.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Bảng phụ ghi PƯHH về phản ứng hoá hợp 
 Tranh vẽ phóng to về ứng dụng của oxi 
 2. HS: Chuẩn bị tốt bài học 
 Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu về ứng dụng của oxi 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ(10’):
HS1: Trình bày tính chất hoá học của oxi . Viết các phương trình phản ứng minh hoạ.
HS2: Làm bài tập:
 Đốt 16 gam S trong khí O2 :
+ Tính khối lượng khí SO2 tạo thành ?
+ Tính thể tích khí O2 cần dùng ở (đktc)? Cho biết S=32 , O = 16 
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Qua tính chất hoá học của oxi , những phản ứng này đều thể hiện sự tác dụng của oxi với các chất ( sự oxi hoá ) . Vậy sự oxi hoá là gì ? Thế nào là phãn ứng hoá hợp ? Oxi có những ứng dụng gì trong cuộc sống ? 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự oxi hoá( 8’).
-GV: Yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học của oxi và nhận xét về các phản ứng có đặc điểm gì giống nhau? 
-GV: Những PƯHH này gọi là sự oxi hoá . Vậy sự oxi hoá là gì ? 
-GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự oxi hoá trong đời sống.
-GV: Hướng dẫn thêm về sự oxi hoá để HS hiểu.
-HS: Nhắc lại và nhận xét: Các phản ứng đều có mặt oxi trong phản ứng. 
-HS: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. 
-HS: Cho ví du: 
C+ O2 CO2 
2H2 + O2 2 H2O 
4P + 5O2 2P2O5 
3Fe + 2O2 Fe3O4
I- SỰ OXI HOÁ : 
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá.
C+ O2 CO2 
2H2 + O2 2 H2O 
4P + 5O2 2P2O5 
3Fe + 2O2 Fe3O4
Hoạt động 2. Tìm hiểu về phản ứng hoá hợp(7’). 
-GV: Yêu cầu HS theo dõi và hoàn thành bảng SGK.
-GV: Những phản ứng hoá học trên đây gọi là phản ứng hoá hợp. Vậy có thể định nghĩa phản ứng hoá hợp là gì ? 
- GV: Giới thiệu thêm về phản ứng toả nhiệt.
-HS: Làm vào bảng nhóm và lên bảng trả lời.
-HS: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm ) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
 -HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
II- PHẢN ỨNG HOÁ HỢP : 
Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới ( sản phẩm ) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
C+ O2 CO2 
2H2 + O2 2 H2O 
CaO + H2OCa(OH)2
Hoạt động 3. Tìm hiểu ứng dụng của oxi(5’). 
-GV: Yêu cầu HS quan sát hình 4.4 SGK/88 về các ứng dụng của oxi và nêu một số tính chất cơ bản nhất của oxi trong đời sống và sản xuất.
- GV: Cho HS nhắc lại hiện tuợng quan hợp của cây xanh vào ban ngày ® O2 từ đó giáo dục HS trồng cây để bảo vệ không khí trong lành. 
-HS: Quan sát, thảo luận nhóm và nêu các ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.
-HS: Liên hệ thực tế và có biện pháp bảo vệ môi trường trong sạch.
III- ỨNG DỤNG CỦA OXI 
1. Sự hô hấp : Cần thiết cho sự hô hấp của người và sinh vật 
2. Sự đốt nhiên liệu : 
(SGK/ 86 )
4. Củng cố(8’):
GV: Yêu cầu HS cân bằng các phản ứng hoá học và cho biết phản ứng nào là phản ứng hoá hợp?
CO + Al2O3 Al + CO2
Cu + O2 CuO 
SO3 + H2O H2SO4 
HgO Hg + O2 
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 2, 4, 5 SGK/87.
5. Dặn dò(1’): Học bài 
 Làm bài tập 1, 2, 3 SGK/87.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 20 Ngày soạn:
Tiết 40 Ngày dạy: 	 	Bài 26. OXIT
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Nắm và hiểu được định nghĩa, công thức, phân loại, cách gọi tên của oxit.
 Vận dụng để làm các bài tập và lập các CTHH khi biết tên và ngược lại.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng và gọi tên oxit
3. Thái độ: Tiếp tục củng cố lòng ham thích học tập môn hoá.
II. CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Phiếu học tập 
 2. HS Học kĩ bài CTHH và hoá trị.
 Tìm hiểu kĩ nội dung bài học trước khi lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ(5’):
HS1, 2: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng hoá hợp?phản ứng hoá hợp là gì? 
3CO + Al2O3 2Al + 3 CO2 
2Cu + O2 2CuO 
SO3 + H2O ® H2SO4 
2HgO 2Hg + O2 
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới: Oxi tác dụng với kim loại , hay phi kim , tạo thành oxit. Vậy oxit là gì ? Có mấy loại oxit ? Công thức hoá học của oxit gồm những nguyên tố nào ? Cách gọi tên oxit như thế nào?
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Định nghĩa oxit(7’). 
-GV: Dựa vào PTHH của bài kiểm tra bài giới thiệu “ các chất CO2, CuO, HgO, SO3 gọi là oxit? 
-GV: Yêu cầu HS hãy nhận xét thành phần phân tử của các chất đó có gì giống nhau ? 
-GV hỏi: CO , Al2O3 , CO2 , CuO , SO3 , HgO do mấy nguyên tố hoá học cấu tạo nên? 
-GV: Vậy oxit là gì ? 
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Các phân tử đều có oxi. 
-HS: Do 2 nguyên tố tạo thành. 
-HS: Trả lời và ghi vở.
I. Định nghĩa : 
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ : SO2 , CO2 , P2O5 , Fe2O3 
Hoạt động 2. Công thức của oxit(5’).
-GV: Fe2O3 , CaO , P2O5 em hãy cho biết hoá trị của Fe , Ca , P .
-GV: Dựa vào đâu để biết được hoá trị của chúng ?
-GV: Vậy công thúc dạng chung của oxit được lập như thế nào?
-HS: Fe (III) , Ca (II) , P (V). 
-HS: Dựa vào qui tắc hoá trị :
 a. x = b . y 
-HS: Mx Oy 
 a . x = 2 . y 
II. Công thức : 
-Đặt M là 1 nguyên tố hoá học có hoá trị là a 
- Công thức chung: 
 MxOy 
 a.x = 2 .y 
Hoạt động 3. Phân loại oxit(8’).
-GV: Dựa vào thành phần có thể chia oxit là 2 loại chính: là oxit axit và oxit bazơ.
-GV:Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
-GV: Oxit bazơ thường là oxit kim loại và tương ứng với một bazơ.
-GV: Yêu cầu HS cho vài ví dụ.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Nghe và ghi bài.
-HS: CO2, P2O5, NO2, SO2, SO3 , CO2,P2O5,
-HS: Nghe giảng và ghi bài.
-HS: Na2O, BaO, CaO, CuO
III- Phân loại : Có 2 loại 
1- Oxit axit : thường là oxit của phi kim tương ứng với axit 
Ví dụ : CO2 , P2O5 , SO3 , SO2 
2- Oxit bazơ : thường là oxit của kim loại, tương ứng với bazơ 
Ví dụ : Na2O , Al2O3 , ZnO , CuO.
Hoạt động 3. Cách gọi tên oxit(10’).
-GV: Hướng dẫn cách gọi tên chung cho các oxit.
-GV: Yêu cầu HS đọc tên một số oxit: NO, Na2O, CaO, ZnO
-GV: Hướng dẫn cách đọc tên các oxit của kim loại và phi kim có nhiều hoá trị.
-GV: Giới thiệu các tiền tố thường dùng:
1 : mono , 2 : đi , 3 : tri , 4: tetra , 5: penta.
-GV: Yêu cầu HS đọc tên các oxit: FeO, Fe2O3, NO2, SO2, SO3.
-HS: Theo dõi.
-HS: Gọi tên các oxit theo hướng dẫn.
-HS: Theo dõi và ghi nhớ.
-HS: Cùng thảo luận và đọc tên các oxit theo hướng dẫn của GV.
III- CÁCH GỌI TÊN : 
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit 
* Chú ý : 
- Đối với những kim loại có nhiều hoá trị : 
- Tên của oxit bazơ = tên của nguyên tố kim loại (kèm hoá trị ) + từ oxit.
4. Củng cố(8’): GV Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính cuar bài học.
 GV yêu cầu HS làm bài tập 2, 4, 5 SGK/91.
5. Dặn dò(1’): Làm bài tập 1, 3 SGK/91. 
 Học kĩ bài và xem bài: “Điều chế oxi – phản ứng oxi hoá khử”.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 21 Ngày soạn :
Tiết 41 Ngày dạy: .	
Bài 27: ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức:
- Biết phương pháp điều chế, cách thu khí O2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp .
- Nắm được khái niệm phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh hoạ .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình phản ứng
3. Thái độ:
- Giúp HS thích học tập môn hoá , vận dụng những kiến thức về oxi để áp dụng trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ 
 1.GV: Thí nghiệm điều chế khí O2
 2.HS: Xem trước bài học ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp: (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ(6’):
HS1: Nêu định nghĩa oxit? Phân loại oxit? Cho ví dụ mỗi loại?
HS2: Sữa bài tập 4 SGK/91.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài(1’): Các tiết trước ta đã tìm hiểu về tính chất của oxi từ đó hiểu được vai trò to lớn của oxi trong đời sống và sản xuất. Như ta đã biết oxi có rất nhiều trong không khí. Vậy có cách nào tách riêng được oxi từ không khí và trong phòng thí nghiệm khi cần 1 lượng nhỏ oxi ta phải làm thế nào? Để trả lời những thắc mắc này ta vào bài mới.
b. Các hoạt động chính: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (13’)
- GV: Giới thiệu cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. 
- GV: Người ta thu khí bằng mấy cách? 
- GV: Khi thu oxi bằng cách đẩy không khí ta phải đặt ống nghiệm hoặc lọ thu khí như thế nào? Vì sao?
- GV: Có thể thu khí oxi bằng cách đẩy nước ? Vì sao?
- GV: Hãy viết phương trình điều chế khí oxi?
- HS: Nghe giảng
- HS: Thu khí oxi bằng 2 cách là đẩy không khí và đẩy nước
- HS: Thu khí oxi bằng cách đẩy không khí ta phải để ngửa bình vì oxi nặng hơn không khí 
- HS: Đẩy nước vì oxi là chất khí tan được trong nước.
- HS: Viết PTHH
2KClO3 2KCl + O2
2KMnO K2MnO4 + MnO2 + O2
I. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm 
- Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4, KClO3 
- 2KClO3 2KCl + O2
- 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
Hoạt động 2. Phản ứng phân huỷ (7’)
- GV: Treo bảng phụ về các phản ứng. Cho HS nhận xét và điền vào bảng
- GV: Nhận xét và kết luận những phản ứng trên gọi là phản ứng phân huỷ
- GV: Em hãy rút ra định nghĩa phản ứng phân huỷ 
- HS: Làm BT. 
- HS: Nghe giảng 
- HS: Trả lời. 
II. Phản ứng phân huỷ 
Định nghĩa: Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó có 1 chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới
- 2KClO3 2KCl + O2
- 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
- CaCO 3 CaO + CO 2
4. Cũng cố (6’):
Bài tập: Cân bằng các phương trình phản ứng sau và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào?
1. 2FeCl2 + Cl2 2FeCl3
CuO + H2 Cu + H2O
2KNO3 2KNO2 + O2
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
5. Dặn dò (2’): Làm bài tập 1 , 3 ,4 ,5 trang 94 SGK .
 Học bài và xem trước bài “ Không khí và sự cháy ”. 
6. Rút kinh nghiệm: 
Tuần 21 Ngày soạn: 	
Tiết 42	 Ngày dạy: .	
Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(T1)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
 Nắm được thành phần của không khí.
 Biết cách bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
2. Kĩ năng:
 Nhận biết và tách các thành phần của không khí.
3. Thái độ:
 Có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm.
II. CHUẨN BỊ:
 Chuẩn bị thí nghiệm xác định thành phần không khí
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ(15’):
 Câu1(5 đ): Hãy so sánh phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ? Cho ví dụ?
 Câu 2(5 đ): Tính số mol và khối lượng của KClO3 cần để điều chế 48 gam oxi?
Đáp án: Câu 2:
= 2 x 1,5 = 3 (mol)
m= 122,5 x 3 = 367,5(g)
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Không khí là một bộ phận không thể thiếu đối với cuộc sống? Bằng cách nào để xác định thành phần của không khí? 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu thí nghiệm xác định thành phần của không khí(10’).
-GV: Giới thiệu thí nghiệm xác định thành phần của không khí.
-GV hỏi:
1. Đã có những biến đổi nào xảy ra trong thí nghiệm trên?
2. Trong khi cháy mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào?
3. Tại sao nước lại dâng lên trong ống?
4. Nước dâng lên đến vạch thứ 2 chúng tỏ điều gì?
5. Khí còn lại là khí gì?
-GV: Hãy rút ra kết luận về thành phần của không khí?
-HS: Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm.
-HS: Suy nghĩ và trả lời:
1. Photpho đỏ tác dụng với oxi trong không khí.
4P + 5O2 2P2O5
2. Mực nước trong cốc thuỷ tinh dâng lên đến vạch số 2
3. Vì áp suất trong ống giảm xuống, mực nước dâng lên. 
4. Oxi đã phản ứng 1/5 thể tích của không khí trong ống.
5. Đó là khí nitơ. Tỉ lệ khí còn lại 4 phần.
-HS: Dựa vào kết quả thí nghiệm và trả lời.
I. Thành phần của không khí
1. Thí nghiệm :
- Không khí là hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm 1/5 thể tích (chính xác hơn là khí oxi chiếm khoảng 21% về thể tích không khí) phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
Hoạt động 2. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?(10’)
-GV: Cho các nhóm thảo luận trong 5’ và trả lời câu hỏi sau 
1. Theo em trong không khí còn có còn có những chất gì? Cho ví dụ chứng minh ? 
2. Vậy ngoài oxi,nitơ không khí còn chứa những chất gì khác?
-HS: Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi:
1. Khí CO2 và hơi nước
2. Trong không khí ngoài O2 và N2 còn có hơi nước và khí CO2, ngoài ra còn một số khí khác như Neontỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí
II. Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác
 - Trong không khí ngoài O2 và N2 còn có hơi nước và khí CO2, ngoài ra còn một số khí khác như Neontỉ lệ những chất khí này khoảng 1% trong không khí
Hoạt động 3. Bảo vệ không khí trong lành chống ô nhiễm(5’).
-GV hỏi: 
1. Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại như thế nào?
2. Chúng ta nên làm gì để bảo vệ bầu không khí trong lành tránh ô nhiễm?
-HS: Suy nghĩ, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi của GV.
1. Anh hưởng sức khoẻ, nước bẩn.
2. Xử lí nươc thải các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao thông 
- Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh 
III . Bảo vệ không khí trong lành, chống ô nhiễm(SGK)
4. Củng cố(4’): HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
 GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2 SGK/99.
5. Nhận xét, dặn dò(1’): Về nhà học bài.
 Chuẩn bị phần tiếp theo của bài học.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 22 Ngày soạn
Tiết 43 Ngày dạy: ..
Bài 28. KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY(T2)
I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải:
1. Kiến thức:
 Nắm được thế nào là sự cháy? Sự oxi hoá chậm? 
 Biết điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt đám cháy.
 Vận dụng vào việc đốt cháy trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kĩ năng:
 Sử dụng và nhận biết sự cháy trong thực tế.
3. Thái độ:
 Có ý thưúnử dụng nhiên liệu hợp lí, tránh ô nhiễm môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
 Nội dung bài học và các tài liệu liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): 
2. Kiểm tra bài cũ(6’):
 HS1: Hãy nêu thành phần của không khí.
 HS2: Làm sao để bảo vệ không khí tránh bị ô nhiễm?
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Hàng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những đám cháy. Vậy, sự cháy là gì? Sự oxi hoá là gì? Điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy ra sao? 
b. Các hoạt động chính:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Sự cháy và sự oxi hoá chậm(15’).
-GV: Giới thiệu một số phản ứng là sự cháy.
-GV: Hãy lấy 1 ví dụ về sự cháy, 1 ví dụ về sự oxi hoá chậm. 
-GV hỏi: 
1. Sự cháy là gì?
2. Sự oxi hoá chậm là gì?
-GV: Giới thiệu về sự tự bốc cháy và cách phòng tránh hiện tượng tự bốc cháy.
-HS: Chú ý lắng nghe.
-HS: Lấy ví dụ:
+ Gaz cháy.
+ sắt trong không khí sẽ bị gỉ.
-HS: 
1. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng.
2. Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ. 
IV . Sự cháy và sự oxi hoá chậm 
- Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
VD: gaz cháy
- Sự oxi hoá chậm là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
VD: sắt để lâu trong không khí sẽ bị gỉ
Hoạt động 2. Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt đám cháy(15’).
-GV: Ta để cồn, gỗ, than trong không khí chúng không tự bốc cháy được. Vậy muốn cháy được phải có điều kiện gì?
-GV hỏi: Đối với bếp than nếu đóng cửa lò thì có hiện tượng gì xảy ra? Vì sao?
-GV: Vậy điều kiện phát sinh và duy trì sự cháy là gì?
-GV hỏi: Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp nào?
-GV hỏi: Trong thực tế để dập tắt đám cháy, người ta thường dùng những biện pháp nào?
-HS: Muốn gỗ, than, cháy được phải đốt các vật đó.
-HS: Nếu đóng cửa lò than sẽ cháy chậm lại và có thể tắt vì thiếu oxi.
-HS: Trả lời: Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. Phải có đủ oxi cho sự cháy 
-HS trả lời: Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy; Cách li chất cháy với oxi. 
-HS: Trong thực tế để dập tắt đám cháy người ta thường phun nước, phun khí CO2 vào vật cháy để ngăn vật cháy với không khí, hoặc trùm vải hoặc phủ cát lên ngọm lửa đối với những đám cháy nhỏ.
V. Điều kiện phát sinh sự cháy và các biện pháp để dập tắt sự cháy 
1. Các điều kiện phát sinh sự cháy 
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy. 
- Phải có đủ oxi cho sự cháy 
2. Muốn dập tắt sự cháy ta cần thực hiện những biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ của chất cần cháy xuống dưới nhiệt độ cháy 
- Cách li chất cháy với oxi 
4. Củng cố(7’): HS nhắc lại nội dung chính của tiết học.
 GV hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK/99.
5. Nhận xét, dặn dò(1’): Về nhà học bài.
 Chuẩn bị bài luyện tập 5.
6. Rút kinh nghiệm:
Tuần 23 Ngày soạn : 	
Tiết 45 Ngày dạy:.	
Bài

File đính kèm:

  • docgiao an 8.doc
Bài giảng liên quan