Bài giảng Vật lý 8 - Tiết 11, Bài 9: Áp suất khí quyển
Cắm một ống thuỷ tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước.
TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY Thứ năm ngày 31 tháng 10 năm 2013 VẬT LÝ 8 TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY Kiểm tra bài cũ 1. Viết công thức tính áp suất chất lỏng, nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức? 2. So sánh áp suất tại bốn điểm A, B, C, D trong bình đựng chất lỏng ở hình bên. Trả lời: Công thức tính áp suất chất lỏng: p = d .h Trong đó: P : là áp suất tính bằng Pa hay (N /m2 ) d : là trọng lượng riêng của chất lỏng tính bằng (N/m3 ) h : là chiều cao của cột chất lỏng tính bằng (m) 2. pA < pB < pC = pD Khi lộn ngược một cốc nước đầy được đậy kín bằng một tờ giấy không thấm nước (như hình vẽ) thì nước có chảy ra ngoài không ? ? I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: - Tại sao không khí cũng gây ra áp suất ? TL : Do không khí cũng có trọng lượng nên không khí cũng gây ra áp suất. - Áp suất của khí quyển gây ra có phương như thế nào ? TL : Lớp không khí gây ra áp suất lên mọi vật trên Trái Đất theo mọi phương, áp suất này gọi là áp suất khí quyển. Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Hút bớt không khí trong một vỏ hộp sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp bị bẹp nhiều phía. Khi hút hết không khí trong vỏ hộp ra thì áp suất của không khí trong hộp nhỏ hơn áp suất khí quyển bên ngoài nên vỏ hộp chịu tác dụng của áp suất không khí từ ngoài vào nên vỏ hộp bị bẹp theo mọi phía. C1: Hãy giải thích tại sao? 1. Thí nghiệm 1: I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN C2: Nước có chảy ra khỏi ống không? Tại sao? Nước không chảy. Vì áp suất khí quyển tác dụng vào nước từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của cột nước. 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: ??? Áp suất khí quyển I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Cắm một ống thuỷ tinh ngập trong nước, rồi lấy ngón tay bịt kín đầu phía trên và kéo ống ra khỏi nước. C3: Nếu bỏ ngón tay bịt đầu trên của ống thì xảy ra hiện tượng gì? Giải thích tại sao? Nước sẽ chảy ra khỏi ống. Vì áp suất khí quyển bên trên cộng với áp suất của cột nước lớn hơn áp suất khí quyển bên dưới ống. I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: Hai bán cầu Miếng lót Năm 1654, Ghê-rich, Thị trưởng thành phố Mác-đơ-buốc của Đức đã làm thí nghiệm sau: 3. Thí nghiệm 3: I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: Hai đàn ngựa mỗi đàn 8 con mà cũng không kéo ra được. C4: Hãy giải thích tại sao? I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 3. Thí nghiệm 3: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: Rút hết không khí trong quả cầu ra thì áp suất trong quả cầu bằng 0 Vỏ quả cầu chịu tác dụng của áp suất khí quyển từ mọi phía làm hai bán cầu ép chặt vào nhau. I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 3. Thí nghiệm 3: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 3. Thí nghiệm 3: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: 4. Kết luận : II. Vận dụng : C8: Giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài ? ? Nước không chảy ra được là vì khí quyển đã tác dụng lên tờ giấy một áp suất có hướng từ dưới lên lớn hơn trọng lượng của nước chứa trong cốc. I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 3. Thí nghiệm 3: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: 4. Kết luận : II. Vận dụng : C9: Nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển? - Nắp ấm trà, nắp các bình nước lọc,… thường có một lỗ nhỏ để dễ rót nước ra. - Các ống nhỏ giọt. - Bẻ một đầu ống thuốc tiêm, thuốc không chảy ra, bẻ hai đầu ống thuốc tiêm, thuốc chảy ra dễ dàng. I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 3. Thí nghiệm 3: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: 4. Kết luận : II. Vận dụng : C12: Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức: p = d . h -Tại vì: Không thể xác định được chiều cao (h) của khí quyển. Trọng lượng riêng của không khí (d) giảm dần theo độ cao. Khi lên cao áp suất khí quyển giảm. Ở áp suất thấp, lượng ôxi trong máu giảm, ảnh hưởng đến sự sống của con người và sinh vật. Khi xuống các hầm sâu, áp suất khí quyển tăng gây ra áp lực chèn ép lên các phế nang của phổi và màng nhĩ, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Cần tránh việc thay đổi áp suất đột ngột, tại những nơi áp suất quá cao hoặc quá thấp cần mang theo bình ôxi. I. Sự tồn tại của áp suất khí quyển: Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương. Tiết 11 – Bài 9 : ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN 3. Thí nghiệm 3: 1. Thí nghiệm 1: 2. Thí nghiệm 2: 4. Kết luận : II. Vận dụng : C12: Tại sao không thể tính trực tiếp áp suất khí quyển bằng công thức: p = d . h -Tại vì: Không thể xác định được chiều cao (h) của khí quyển. Trọng lượng riêng của không khí (d) giảm dần theo độ cao. III. Bài tập : Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi phương . Học hiểu phần ghi trọng tâm của bài Làm các bài tập từ 9.1 đến 9.12 SBT Đọc trước bài 10: Lực đẩy Ác si mét TRƯỜNG THCS NGÔ MÂY Chúc các em luôn chăm ngoan - học giỏi!
File đính kèm:
- Tiet 11 Ap suat khi quyen.ppt