Bài giảng Vật lý 9 - Bài 26: Ứng dụng của nam châm

Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động.

Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.

 

 

ppt13 trang | Chia sẻ: vuductuan12 | Lượt xem: 5868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Vật lý 9 - Bài 26: Ứng dụng của nam châm, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Bài 26: Ứng dụng của nam châm Nam châm được chế tạo không mấy khó khăn và ít tốn kém nhưng lại có vai trò quan trọng và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cũng như trong kỹ thuật. Vậy nam châm có những ứng dụng nào trong thực tế? Nội dung bài : 1. Loa điện 2. Rơle điện từ 3. Vận dụng 1. LOA ĐIỆN 1. Nguyên tắc hoạt động của loa điện Loa điện hoạt động như thế nào? Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua. A B K a, Thí nghiệm : Thí nghiệm 1 Khi đóng K hiện tượng gì xảy ra ? Dựa vào hình thí nghiệm 1, em hãy nêu các dụng cụ thí nghiệm ? A B K Thí nghiệm 2 Khi đóng K, di chuyển con chạy thì hiện tượng gì xảy ra ? b) Kết luận Khi có dòng điện chạy qua, ống dây chuyển động. Khi cường độ dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm. 2. Cấu tạo của loa điện Xem hình 26.1 sgk Nam châm E Màng loa M Ống dây L 2. Cấu tạo của loa điện Loa điện được cấu tạo như thế nào ? Bộ phận chính : Ống dây L ; nam châm E ; màng loa M. Em hãy chỉ các bộ phận của loa điện. M Mạch điện 2 Mạch điện 1 Thanh sắt K1 K2 2. RƠLE ĐIỆN TỪ 1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển C1: Tại sao khi đóng công tắc k để dòng điện chạy trong mạch 1 thì động cơ M ở mạch 2 làm việc? Vì khi có dòng điện trong mạch 1 thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng điện mạch 2 Mạch điện 2 Mạch điện 1 Nam châm điện Miếng sắt non K A B Lõi sắt 2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: chuông báo động C2: khi đóng của chuông có kêu không tai sao? Tại sao chuông kêu khi cửa hé mở? - Khi đóng cửa, mạch điện 1 kín nam châm điện hoạt động, hút thanh sắt S làm hở mạch điện 2, chuông không kêu. - Khi cửa hé mở  mạch điện 1 hở  nam châm điện mất từ tính, thanh sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2  chuông kêu. 3. VẬN DỤNG C3: Làm thế nào bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không thể dùng panh hoặc kim ? Có thể sử dụng nam châm được không ? Vì sao ?  Bác sĩ có thể dùng nam châm đưa lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt. M NĐ N K 2 1 L N Nam châm điện M Động cơ NĐ Nguồn điện K Công tắc S Thanh sắt L Lò xo C4: Quan sát hình giải thích vì sao khi dòng điện chạy qua động cơ tăng quá mức cho phép thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc ? Rơ le được mắc nối tiếp với thiết bị cần bảo vệ để khi dòng điện chạy qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của NC điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự động ngắt, động cơ ngừng hoạt động. Ghi nhớ Nam châm được ứng dụng rộng rãi trong thực tế, như được dùng để chế tạo loa điện, rơle điện từ, chuông báo động và nhiều thiết bị khác. 

File đính kèm:

  • pptBai 26 ung dung cua nam cham.ppt
Bài giảng liên quan