Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Chủ đề 27: Mắt - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Sơn

Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác, nhằm tạo ra các tính hiệu thần kinh và truyền tới não khiến ta cảm nhận được hình ảnh của vật

Khi nhìn các vật ở xa hay ở gần khác nhau, thì khoảng cách giữa vật và mắt luôn luôn thay đổi. Nhưng mắt ta vẫn nhìn rõ các vật do ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới. Đó là quá trình điều tiết của mắt. Vậy khi điều tiết các bộ phận của mắt thay đổi như thế nào?

pptx23 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 15/11/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vật lý Lớp 9 - Chủ đề 27: Mắt - Năm học 2019-2020 - Hồ Thanh Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn hãy click vào nút TẢi VỀ
 Chủ đề 27: Mắt 
 Trường THCS Phong phú 
 GV thực hiện: Hồ Thanh Sơn 
 Năm học: 2019-2020 
Chủ đề 27. MẮT 
27.1 Mắt 
1. Các bộ phận quan trọng của mắt về phương diện quang học 
Về phương diện quang học mắt gồm những bộ phận qyan trọng nào? 
 Đây là các bộ phận của mắt 
Chủ đề 27. MẮT 
27.1 Mắt 
1. Các bộ phận quan trọng của mắt về phương diện quang học 
 H ai bộ phận quan trọng của mắt là thể thủy tinh và màng lưới. Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ 
 Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tập trung đầu các sợi dây thần kinh thị giác, nhằm tạo ra các tính hiệu thần kinh và truyền tới não khiến ta cảm nhận được hình ảnh của vật 
? Khi nhìn các vật ở xa hay ở gần khác nhau, thì khoảng cách giữa vật và mắt luôn luôn thay đổi. Nhưng mắt ta vẫn nhìn rõ các vật do ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới. Đó là quá trình điều tiết của mắt. Vậy khi điều tiết các bộ phận của mắt thay đổi như thế nào? 
Chủ đề 27. MẮT 
27.1 Mắt 
2. Sự điều tiết của mắt 
 Khi khoảng cách từ vật cần quan sát đến mắt thay đổi, cơ vòng đỡ thể thủy tinh thay đổi một chút khiến thể thủy tinh phồng lên hay dẹt lại và làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh, sao cho ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới. Qúa trình này gọi là sự điều tiết của mắt.Sự điều tiết xảy ra như một phản xạ tự nhiên của mắt 
Đây là hình ảnh mô tả sự điều tiết của mắt khi nhìn gần và nhìn xa 
 Trường hợp nào mắt mau bị mỏi, vì sao? 
Khi quan sát ở gần, cơ vòng co vào, thể thủy tinh phồng lên, tiêu cự giảm,mắt mau bị mỏi 
Khi quan sát ở xa, cơ vòng co giãn ra, thể thủy tinh dẹt lại, tiêu cự tăng, mắt không bị mỏi 
Chủ đề 27. MẮT 
27.1 Mắt 
 3. Điểm cực cận và điểm cực viễn 
 a. Điểm cực cận 
 Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận. khi nhìn gần mắt ta điều tiết tối đa nên mau bị mỏi 
- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ gọi là điểm cực cận . Kí hiệu là c c 
Chủ đề 27. MẮT 
27.1 Mắt 
 3. Điểm cực cận và điểm cực viễn 
 a. Điểm cực viễn 
 Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn. khi nhìn vật ở điểm cực viễn mắt ta không điều tiết nên không bị mỏi bị mỏi 
- Điểm đặt vật ở xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ gọi là điểm cực viễn. Kí hiệu là C v 
* Giới hạn nhìn rõ của mắt là từ cực cận đến cực viễn 
 Khoảng cách từ điểm cực cận C c đến điểm viễn C v gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt . 
F 
C V 
F 
Cc 
Cc 
C V 
Chủ đề 27. MẮT 
27.3 Mắt cận 
1. Biểu hiện của tật cận thị 
 Chúng ta cùng làm thí nghiệm sau: 
 Treo một tấm lịch trước mặt bạn bị cận thị, bạn có nhìn rõ những số trên tờ lịch hay không? 
 Di chuyển dần xa tờ lịch đến khi bạn thấy số bị nhòe đi. Lúc này vị trí của tấm lịch đối với mắt là điểm gì? 
 Tiếp tục di chuyển dần xa tờ lịch. Lúc này bạn còn nhìn thấy các số trên tấm lịch không? 
 Vậy người cân thị có nhìn rõ những vật ở gần, có nhìn rõ những vật ở xa không? 
Chủ đề 27. MẮT 
27.3 Mắt cận 
2. Dùng kính cận để khắc phục tật cận thị 
 Hãy quan sát kính cận của bạn trong lớp xem đó là thấu kính loại gì? ( so sánh dộ dày của phần rìa và phần giữa hoặc đặt kính gần dòng chữ xem ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật) 
 Vậy kính cận là kính loại gì? 
 kính cận là kính phân kì 
 - Vì sao mắt nhìn thấy rõ ảnh A'B' 
 - Khi đeo kính, mắt nhìn thấy vật AB hay thấy ảnh A'B' của vật AB qua kính. 
 - Vật AB đặt xa hơn điểm cực viễn C V của mắt. Nếu không đeo kính, mắt có nhìn thấy rõ vật AB hay không? 
 Hãy quan sát hình H 27.21 và cho biết 
 - Vì sao kính cận giúp người cận thị nhìn rõ những vật ở xa 
 Quan sát hình 27.22 cho biết người cận thị đeo sát mắt một kính cận phù hợp. 
 - Ảnh A'B' nằm ở vị trí điểm nào của kính. 
- Khi mắt nhìn không điều tiết mắt nhìn rõ ở vị trí nào của mắt? 
 - Khi mắt nhìn rõ những vật ở xa qua kính mà không điều tiết mắt, thì hai điểm trên có vị trí thế nào với nhau? 
Hãy so sánh giá trị tiêu cự của kính với khoảng cực viễn của mắt 
Chủ đề 27. MẮT 
27.3 Mắt cận 
2. Dùng kính cận để khắc phục tật cận thị 
Kết luận 
- Người cận thị nhìn rõ được những vật ở gần, không nhìn rõ được những vật ở xa. 
- Kính cận là kính phân kì. 
- Khi các vật ở xa, ảnh ảo của vật qua kính cận nằm gần mắt hơn vật, trong giới hạn nhìn rõ của mắt, nên mắt nhìn rõ được hình ảnh của các vật này. 
- Thông thường kính cận phù hợp có tiêu cự khoảng cực viễn của mắt. 
Chủ đề 27. MẮT 
27.4 Mắt lão 
1. Biểu hiện của tật lão thị 
 Khi không đeo kính, người mắt lão có nhìn rõ những vật ở xa , ở gần mắt không? 
 Điểm cực cận của mắt lão ở gần hay ở xa mắt hơn so với bình thường? 
Chủ đề 27. MẮT 
27.4 Mắt lão 
1. Biểu hiện của tật lão thị 
 Người lão thị nhìn rõ những vật ở xa , không nhìn rõ những vật ở gần mắt . 
 Điểm cực cận của mắt lão ở gần mắt hơn so với bình thường? 
Chủ đề 27. MẮT 
27.4 Mắt lão 
2. Dùng kính lão để khắc phục tật lão thị 
 Hãy quan sát kính lão của người lớn xem đó là thấu kính loại gì? ( so sánh dộ dày của phần rìa và phần giữa hoặc đặt kính gần dòng chữ xem ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật) 
 Vậy kính lão là kính loại gì? 
 kính lão là kính hội tụ 
 Quan sát hình H27.30 và trả lời câu hỏi sau: 
 - Vật AB đặt gần hơn điểm cực viễn Cc của mắt. Nếu không đeo kính, mắt có nhìn thấy rõ vật AB hay không? 
 - Khi đeo kính, mắt nhìn thấy vật AB hay thấy ảnh A'B' của vật AB qua kính. 
 - Kính lão ảnh A'B' của vật rời ra xa vật, xa hơn điểm cực cận C c của mắt, mắt có nhìn rõ ảnh này không? 
 - Vì sao kính lão giúp người lão thị nhìn rõ những vật ở gần 
Chủ đề 27. MẮT 
27.4 Mắt lão 
2. Dùng kính lão để khắc phục tật lão thị 
Kết luận 
- Người cận thị nhìn rõ được những vật ở xa, không nhìn rõ được những vật ở gần. 
- Kính lão là kính hội tụ. 
- Khi các vật ở gần, ảnh ảo của vật qua kính lão nằm ở xa mắt hơn vật, xa hơn điểm cực cận của mắt, nên mắt nhìn rõ được hình ảnh của các vật này. 
Chủ đề 27. MẮT 
27.5 Vận dụng 
 Hoạt động 13: Em hãy giải thích tại sao ta nên hạn chế đọc sách, báo khi đi tàu xe. 
 Gợi ý: Do chuyển động dằn, xóc của xe làm khoảng cách từ sách, báo đến mắt luôn thay đổi, mắt điều tiết nhiều sẽ mau bị mỏi mắt 
 Hoạt động 14: Em hãy tìm hiểu và nêu ột số biện pháp giúp mắt phòng tránh được tật cân thị khi chưa mắc phải tật này và hạn chế sự tăng nặng của tật cận thị khi mắt đã bị tật này, 
 Bài tập 
 Bài 1 . Khi mắt nhìn xa hay nhìn gần thì mắt mau bị mỏi,vì sao? 
 Bài 2 . Thế nào là điểm cực cận, cực viễn, khoảng cực cận, khoảng cực viễn , giới hạn nhìn rõ của mắt? 
 Bài 3. Người bị cận thị chỉ nhìn rõ những vật ở đâu và không nhìn rõ những vật ở đâu? 
 Để khắc phục việc cận thị, mắt phải đeo kính loại nào? vì sao loại kính này khắc phục được tật cận thị của mắt. Kính này có tiêu cự bằng bao nhiêu? 
 Bài 4. Một bạn học sinh, mắt có khoảng cực cận là 15cm và khoảng cực viễn là 50 cm, 
Mắt bạn này bị tật gì? 
Để nhìn rõ được các vật ở xa mà mắt không phải điều tiết, bạn này đeo kính loại nào có tiêu cự bao nhiêu? 
 Bài 5. Khi kiểm tra mắt, thầy Hoàng nhìn rõ được các vật cách mắt từ 25 cm ra đến rất xa, thầy Ngọc nhìn rõ được các vật cách mắt từ 22 cm đến 80 cm, thầy Minh nhìn rõ được các vật cách mắt từ 80 cm ra đến rất xa. Cho rằng khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của nắt các thầy là như nhau. Phát biểu nào sau đây đúng? 
Thầy Hoàng bị tật cận thị 
Thầy Ngọc bị lão thị 
Thầy Minh có mắt tốt 
Khi mắt điều tiết tối đa, tiêu cự thể thủy tinh của mắt thầy Minh là dài nhất, thầy Ngọc là ngắn nhất. 
 Theo em thầy nào bị tật cận thị. thầy nào bị tật lão thị. 
DẶN DÒ 
Học thuộc chủ đề 27. 
Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 
Chuẩn bị chủ đề 28 kính lúp 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_vat_ly_lop_9_chu_de_27_mat_nam_hoc_2019_2020_ho_th.pptx
Bài giảng liên quan