Bài giảng Vị trí cấu tạo của kim loại (tiếp)

 - Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr ), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+4 (NO2)
- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 loãng (trừ Pt, Au), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+2 (NO) ; N+1 (N2O) ; No (N2) hoặc N-3 (NH4+)
- Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, K sẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axit

 

ppt11 trang | Chia sẻ: lena19 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài giảng Vị trí cấu tạo của kim loại (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI I – VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN	- Nhóm IA (trừ H), nhóm IIA: các kim loại này là những nguyên tố s.	- Nhóm IIIA (trừ B), một phần của các nhóm IVA, VA, VIA: các kim loại này là những nguyên tố p.	- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB): các kim loại chuyển tiếp, chúng là những nguyên tố d.	- Họ lantan và actini (xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng): các kim loại thuộc hai họ này là những nguyên tố f.	* Nhận xét: đa số các nguyên tố hóa học đã biết là nguyên tố kim loại (trên 80 %).II – CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT TRONG TINH THỂ KIM LOẠI.1. Cấu tạo nguyên tử kim loạiHầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùngBán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại (ở phía dưới, bên trái bảng tuần hoàn) nhìn chung lớn hơn bán kính nguyên tử các nguyên tố phi kim (ở phía trên, bên phải bảng tuần hoàn)2. Cấu tạo mạng tinh thể kim loại 	Có ba kiểu mạng tinh thể kim loại đặc trưng là lập phương tâm khối, lập phương tâm diện và lục phương3. Liên kết kim loạiLà liên kết hóa học hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron tự do di chuyển trong toàn bộ mạng lưới tinh thể kim loạiIII – TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠIKim loại có những tính chất vật lí chung là: tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và ánh kimNhững tính chất vật lí chung của kim loại như trên chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây raIV – TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠITính chất đặc trưng của kim loại là tính khử (nguyên tử kim loại dễ bị oxi hóa thành ion dương):M → Mn+ + ne1. Tác dụng với phi kimHầu hết các kim loại khử được phi kim điển hình thành ion âmVí dụ:2. Tác dụng với axita) Đối với dung dịch HCl, H2SO4 loãng:M + nH+ → Mn+ + n/2 H2(M đứng trước hiđro trong dãy thế điện cực chuẩn)b) Đối với H2SO4 đặc, HNO3 (axit có tính oxi hóa mạnh):- Kim loại thể hiện nhiều số oxi hóa khác nhau khi phản ứng với H2SO4 đặc, HNO3 sẽ đạt số oxi hóa cao nhất.- Hầu hết các kim loại phản ứng được với H2SO4 đặc nóng (trừ Pt, Au) và H2SO4 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr), khi đó S+6 trong H2SO4 bị khử thành S+4 (SO2) ; So hoặc S-2 (H2S)	- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 đặc nóng (trừ Pt, Au) và HNO3 đặc nguội (trừ Pt, Au, Fe, Al, Cr), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+4 (NO2)- Hầu hết các kim loại phản ứng được với HNO3 loãng (trừ Pt, Au), khi đó N+5 trong HNO3 bị khử thành N+2 (NO) ; N+1 (N2O) ; No (N2) hoặc N-3 (NH4+)- Các kim loại có tính khử càng mạnh thường cho sản phẩm khử có số oxi hóa càng thấp. Các kim loại như Na, Ksẽ gây nổ khi tiếp xúc với các dung dịch axitVí dụ:3. Tác dụng với dung dịch muối- Điều kiện để kim loại M đẩy được kim loại X ra khỏi dung dịch muối của nó:+ M đứng trước X trong dãy thế điện cực chuẩn+ Cả M và X đều không tác dụng được với nước ở điều kiện thường+ Muối tham gia phản ứng và muối tạo thành phải là muối tan: xM (r) + nXx+ (dd) → xMn+ (dd) + nX (r)	- Khối lượng chất rắn tăng: ∆m↑ = mX tạo ra – mM tan- Khối lượng chất rắn giảm: ∆m↓ = mM tan – mX tạo ra- Hỗn hợp các kim loại phản ứng với hỗn hợp dung dịch muối theo thứ tự ưu tiên: kim loại khử mạnh nhất tác dụng với cation oxi hóa mạnh nhất để tạo ra kim loại khử yếu nhất và cation oxi hóa yếu nhất- Với nhiều anion có tính oxi hóa mạnh như NO3-, MnO4-,thì kim loại M sẽ khử các anion trong môi trường axit (hoặc bazơ)Ví dụ: – Khi cho Zn vào dung dịch CuSO4 ta thấy lớp bề mặt thanh kẽm dần chuyển qua màu đỏ và màu xanh của dung dịch bị nhạt dần do phản ứng:Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓- Khi cho kim loại kiềm Na vào dung dịch CuSO4 ta thấy có sủi bọt khí không màu và xuất hiện kết tủa keo xanh do các phản ứng:Na + H2O → NaOH + 1/2H2CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4- Khi cho bột Cu vào dung dịch Cu(NO3)2 có vài giọt HCl ta thấy có khí không màu thoát ra và hóa nâu trong không khí do phản ứng:3Cu + Cu(NO3)2 + 8HCl → 4CuCl2 + 2NO↑ + 4H2O4. Tác dụng với nước- Các kim loại mạnh như Li, Na, K, Ca, Sr, Bakhử nước dễ dàng ở nhiệt độ thường theo phản ứng: M + nH2O → M(OH)n + n/2H2. Kim loại Mg tan rất chậm và Al chỉ tan khi ở dạng hỗn hống (hợp kim của Al và Hg)- Các kim loại trung bình như Mg, Al, Zn, Fephản ứng được với hơi nước ở nhiệt độ cao tạo oxit kim loại và hiđroVí dụ:             Mg + H2O(h) MgO + H23Fe + 4H2O(h) Fe3O4 + 4H2Fe + H2O(h) FeO + H2- Các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, Hgkhông khử được nước dù ở nhiệt độ cao 5. Tác dụng với dung dịch kiềmCác kim loại mà hiđroxit của chúng có tính lưỡng tính như Al, Zn, Be, Sn, Pbtác dụng được với dung dịch kiềm (đặc). Trong các phản ứng này, kim loại đóng vai trò là chất khử, H2O là chất oxi hóa và bazơ làm môi trường cho phản ứngVí dụ: phản ứng của Al với dung dịch NaOH được hiểu là phản ứng của Al với nước trong môi trường kiềm và gồm hai quá trình:2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + H2OCộng hai phương trình trên ta được một phương trình:2Al + 6H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H26. Tác dụng với oxit kim loạiCác kim loại mạnh khử được các oxit kim loại yếu hơn ở nhiệt độ cao thành kim loại2Al + Fe2O3 → 2Fe + Al2O3V. DÃY THẾ ĐIỆN CỰC CHUẨN CỦA KIM LOẠIDãy thế điện cực chuẩn của kim loại là dãy sắp xếp các kim loại theo thứ tự tăng dần thế điện cực chuẩnHẾT BÀI

File đính kèm:

  • pptVitricautaocuakimloai.ppt
Bài giảng liên quan