Bài kiểm tra cuối học kỳ I Tiếng Việt Lớp 3

 Chuyện trong vườn

Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:

- Táo ơi! Cậu làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.

Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn:

- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.

 Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ mình nó mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 5842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra cuối học kỳ I Tiếng Việt Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên:..
Lớp: 3
BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
 MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3
 Năm học: 2019 - 2020
Điểm đọc
Điểm viết
Điểm TV 
Lời phê của giáo viên
Chữ kí 
GV 
...
......
A. KIỂM TRA ĐỌC
I . Đọc hiểu: ( 30 phút )	 ĐH:	 ĐT:
Đọc thầm bài sau:
 Chuyện trong vườn
Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói:
- Táo ơi! Cậu làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa.
Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn:
- Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát.
	Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ mình nó mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả. 
 Theo THÀNH TUẤN 
* Dựa và nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau: 
Câu 1: Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của hoa giấy?
Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc.
Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tươi tốt.
Hàng trăm bông hoa nở thắm đỏ, như tấm thảm đỏ rực.
Câu 2: Mùa xuân, cây táo như thế nào?
Đâm chồi, nảy những chiếc lá hiếm hoi.
Thân cành trơ trụi, nứt nẻ.
Nở ra những bông hoa có mùi thơm nhẹ.
Câu 3: Khi đó, cây hoa giấy nói gì với cây táo?
Cậu làm xấu khu vườn, đi chỗ khác cho tớ nở hoa.
Cậu đã làm cho khu vườn thêm tươi đẹp.
Cậu đã làm cho khu vườn thêm chật hẹp.
Câu 4: Mùa nào, những quả táo bắt đầu chín vàng?
Mùa hạ
Mùa thu
Mùa đông
Câu 5: Cây hoa giấy cảm thấy như thế nào khi hai ông cháu chủ vườn không để ý đến nó?
 a. Ngạc nhiên 
 b. Sợ hãi
 c. Buồn bã 
Câu 6: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7: Bài văn có mấy hình ảnh so sánh?
 a. Không có hình ảnh nào. 
 b. Có một hình ảnh. Đó là: ..........................................................................................
...........................................................................................................................................
c. Có hai hình ảnh. Đó là: ...........................................................................................
..........................................................................................................................................
Câu 8: Gạch bỏ một từ không thuộc nhóm trong dãy từ sau:
xanh mướt, đỏ rực, sắc hoa, vàng tươi, trắng muốt
Câu 9: Dòng nào nêu đúng bộ phận trả lời câu hỏi Cái gì ? của câu: “Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.”?
 a. Đến mùa thu
 b. Đến mùa thu, những quả táo
 c. Những quả táo
Câu 10: Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh nói về một loài cây mà em thích.
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
II. Đọc thành tiếng: 4 điểm
A. Phần kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
	- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (60 tiếng/phút): 1 điểm. Đạt 1 trong 2 yêu cầu: 0,5 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm. Đọc sai từ 6 – 10 tiếng: 0,5 điểm. Đọc sai trên 10 tiếng: 0 điểm.
	- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm	
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời chưa thành câu hoặc thiếu ý: 0,5 điểm; Không trả lời được câu hỏi: 0 điểm
+ Đoạn thứ nhất: 
 Bài học quý
Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi.
Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. Thế là hằng ngày, Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.
 Truyện cổ Việt Nam
Câu hỏi 1: Tính tình của Sẻ và Chích khác nhau như thế nào?
Trả lời: Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi.
+ Đoạn thứ 2: 
Cháu ngoan của bà
Bà nội bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan. Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe. Bà ôm Lan vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: “Cháu của bà ngoan quá!”.
Câu hỏi 1: Chi tiết nào trong bài cho thấy bà nội Lan đã già?
 Trả lời: Tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy
Câu hỏi 2: Mỗi khi đi học về, Lan thường làm gì?
 Trả lời: Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe.
+ Đoạn thứ 3: 
Điều mong ước kì diệu
Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:
- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!
Câu hỏi: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?
 Trả lời: Cậu em giật áo chị và nói:
- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!
PHIẾU ĐỌC DÀNH CHO HỌC SINH
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Bài học quý
Chim Sẻ và Chim Chích là đôi bạn thân, nhưng tính tình khác nhau. Chích xởi lởi, hay giúp bạn. Còn Sẻ thì đôi khi bụng dạ hẹp hòi.
Một hôm, Sẻ được bà gửi cho một hộp hạt kê. Sẻ không muốn chia cho Chích cùng ăn. Thế là hằng ngày, Sẻ nằm trong tổ ăn hạt kê một mình. Khi ăn hết, Sẻ bèn quẳng chiếc hộp đi. Gió đưa những hạt kê còn sót trong hộp bay xa.
 Truyện cổ Việt Nam
Câu hỏi 1: Tính tình của Sẻ và Chích khác nhau như thế nào?
PHIẾU ĐỌC DÀNH CHO HỌC SINH
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cháu ngoan của bà
Bà nội bé Lan đã già lắm rồi, tóc bà đã bạc trắng, khi đi, bà phải chống gậy. Lan yêu quý bà lắm, bà cũng rất yêu quý Lan. Mỗi khi đi học về, Lan thường đọc thơ, kể chuyện ở trường, ở lớp cho bà nghe. Bà ôm Lan vào lòng mỉm cười, âu yếm nói: “Cháu của bà ngoan quá!”.
Câu hỏi 1: Chi tiết nào trong bài cho thấy bà nội Lan đã già?
Câu hỏi 2: Mỗi khi đi học về, Lan thường làm gì?
PHIẾU ĐỌC DÀNH CHO HỌC SINH
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Điều mong ước kì diệu
Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói:
- Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm!
Câu hỏi: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì?
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (15 phút) : GV đọc cho HS viết bài: 
Chuyện trong vườn
Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng.
II. Tập làm văn (25 phút) : 
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7- 10 câu) giới thiệu về tổ em với một đoàn khách đến thăm lớp.
GỢI Ý ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 ĐIỂM
I. Đọc hiểu ( 6 điểm)
+ Câu 1: c 
+ Câu 2 : b 
 + Câu 3: a
+ + Câu 4: b
 + Câu 5: c
 + Câu 6: Không nên chê bai người khác, cần tôn trọng lẫn nhau. 
 Hoặc: Nên hiểu đúng về nhau, cần tôn trọng lẫn nhau.
 .
 + Câu 7: b. Có 1 hình ảnh so sánh: Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực
+ Câu 8: Gạch bỏ từ “sắc hoa” 
+ Câu 9: c
+ Câu 10: Đặt câu đúng yêu cầu. VD: Tán lá bàng xòe ra như những chiếc ô. Hoặc: Khi nở, cánh hồng xòe ra mịn màng như nhung. .
(0,5 điểm) 
(0,5 điểm) 
(0,5 điểm) 
(0,5 điểm) 
(0,5 điểm) 
(1 điểm)
(0,5điểm )
(0,5 điểm) (0,5 điểm) 
( 1 điểm )
II. Đọc thành tiếng: ( Như đã hướng dẫn ở trên.)	
B. Bài kiểm tra viết
I. Chính tả - Nghe viết đoạn văn: 4 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu (60 chữ/15 phút) : 0,5 điểm
- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 0,5 điểm
- Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 0,5 điểm
- Viết đúng chính tả: 2,5điểm. Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm (không trừ quá 2,5 điểm)
II. Tập làm văn (6 điểm)
 - Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu giới thiệu về tổ em với đoàn khách đến thăm lớp.
 	- Bài viết đủ số câu: 	 0,5 điểm
- Có câu mở đầu, câu kết thúc đoạn: 	 0,5 điểm
- Giới thiệu được các bạn trong tổ và những việc làm tốt của các bạn: 2 điểm
 - Bài viết có cảm xúc: 1 điểm
 	2. Kỹ năng : 2 điểm
 	- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc quá 3 lỗi chính tả : 1điểm
- Câu văn đủ ý có sự liên kết, dùng từ ngữ hình ảnh hay: 	 1 điểm
* Tuỳ theo bài viết của HS, GV có thể cho điểm cho hợp lí.
Ninh Hiệp ngày 25 tháng 12 năm 2019
Hiệu trưởng duyệt đề
Trần Thị Minh Hiên

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_hoc_ky_i_tieng_viet_lop_3.doc