Bài kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần kiểm tra đọc) - Năm học 2015-2016 (Có đáp án)

Câu 2.Bài văn tả gì ?

A. Cảnh làng quê vào vụ gặt

B. Sự đa dạng của các loại hoa ở thôn quê

C. Đầm sen đầu làng

D. Mùi hương quen thuộc của làng quê.

Câu 3. Trong câu: “ Đó là những mùi hương mộc mạc chân chất”. Từ “đó” chỉ sự vật gì ?

A. Đất quê B. Làn hương quen thuôc

C. Làng D. Tôi

Câu 4. Trong câu: “ Mùa xuân hoa bưởi hoa chanh mới lạ chứ, cứ như ai bày bánh trôi, bánh chay khắp ngóc ngách trong làng”. Bộ phận được gạch chân làm nhiệm vụ gì trong câu ?

A. Làm chủ ngữ C. Làm trạng ngữ

B. Làm vị ngữ D. Làm một vế câu

Câu 5. Từ cùng nghĩa với từ “ mộc mạc” trong câu: “ Đó là những mùi hương mộc mạc chân chất.” là từ nào ?

 A. Bình yên B. Chải chuốt C. Bình thản D. Chất phác

Câu 6. Trong câu : “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nhẹ nhàng những viên chứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.”.Từ không thể thay thế cho từ “rậm rạp” là từ nào?

 A. Um tùm B. Xum xuê C. Rầm rì D. Tươi tốt

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 12/05/2023 | Lượt xem: 151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra cuối kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 (Phần kiểm tra đọc) - Năm học 2015-2016 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN TIẾNG VIỆT – LỚP 4
PHẦN KIỂM TRA ĐỌC
PHẦN I. Đọc thầm và làm bài tập
 LÀNG TÔI
 Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa và ngắm.
 Tuy vậy đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi hương mộc mạc chân chất.
 Chiều chiều hoa lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi . Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nhẹ nhàng những viên chứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp. Tưởng như có thể sờ được, nắm được những làn hương ấy.
 Ngày mùa, mùi thơm từ cánh đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân hợp tác, thơm trên các ngõ đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ, cứ muốn cằng lồng ngực ra mà hít thở no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới, mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm.
 Đầu làng tôi còn có đầm sen, hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng. Sung sướng thay là mấy gia đình ở ngay đầu làng cạnh đầm sen. Mùa xuân hoa bưởi hoa chanh mới lạ chứ, cứ như ai bày bánh trôi, bánh chay khắp ngóc ngách trong làng 
 ( Theo Băng Sơn )
 Đọc đoạn văn trên và khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Câu 1. Đi trong làng, tác giả thấy gì ?
Thấy rất nhiều hoa
Thấy những làn hương quen thuộc của đất quê
Thấy mùi hoa thiên lí thoảng nhẹ đâu đây
Thấy mùi thơm từ cánh đồng đưa vào.
Câu 2.Bài văn tả gì ?
Cảnh làng quê vào vụ gặt
Sự đa dạng của các loại hoa ở thôn quê
Đầm sen đầu làng
Mùi hương quen thuộc của làng quê.
Câu 3. Trong câu: “ Đó là những mùi hương mộc mạc chân chất”. Từ “đó” chỉ sự vật gì ?
Đất quê B. Làn hương quen thuôc
C. Làng D. Tôi 
Câu 4. Trong câu: “ Mùa xuân hoa bưởi hoa chanh mới lạ chứ, cứ như ai bày bánh trôi, bánh chay khắp ngóc ngách trong làng”. Bộ phận được gạch chân làm nhiệm vụ gì trong câu ?
Làm chủ ngữ C. Làm trạng ngữ
Làm vị ngữ D. Làm một vế câu
Câu 5. Từ cùng nghĩa với từ “ mộc mạc” trong câu: “ Đó là những mùi hương mộc mạc chân chất.” là từ nào ?
 A. Bình yên B. Chải chuốt C. Bình thản D. Chất phác
Câu 6. Trong câu : “Tháng tám, tháng chín hoa ngâu cứ nhẹ nhàng những viên chứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp.”.Từ không thể thay thế cho từ “rậm rạp” là từ nào?
 A. Um tùm B. Xum xuê C. Rầm rì D. Tươi tốt
Câu 7. Trong bài có bao nhiêu từ láy? 
Đó là những từ ..............................................................
.
Câu 8. Ghi lại một câu kể Ai là gì ? có trong đoạn văn:
.
Câu 9. Gạch 1 gạch dưới bộ phân chủ ngữ trong câu:
 Tuy vậy đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.
Câu 10. Hãy viết một câu cảm khi đọc bài “Làng tôi”
.
KIỂM TRA VIẾT
I. Viết bài Chính tả:
Kiến và gà rừng
 Kiến tìm xuống dòng suối ở chân núi để uống nước. Sóng nước trào lên cuốn kiến đi. Gà rừng đậu trên cây cao nhìn thấy kiến sắp chết đuối, bèn thả cành cây xuống suối cho kiến. Kiến bò được lên cành cây và thoát chết. Sau này có người thợ săn chăng lưới ở cạnh tổ của gà rừng. Kiến bò đến, đốt vào chân người thợ săn. Người thợ săn giật mình đánh rơi lưới. Gà rừng cất cánh và bay thoát
II. Tập làm văn: Em hãy tả hình dáng, hoạt động của một con vật mà yêu thích.
Đáp án
Phần I. Đọc thầm và làm bài tập
Câu 1. B Câu 2. D Câu 3. A Câu 4. B
Câu 5. D Câu 6. C 
Câu 7: Có 9 từ láy ( mộc mạc, chân chất, rậm rạp, lạ lùng, nồng nàn, no nê, ngóc ngách, tí tẹo, sung sướng )
Câu 8. Là câu : Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa và ngắm.
Câu 9. CN là Tôi

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_phan_kiem_tra_d.doc