Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học xã Nghĩa Sơn (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)

Câu 1. Đặc điểm của loài voi được nêu trong văn bản trên là:

A. Có đôi ngà mọc thẳng, nhọn hoắt.

B. Có chiếc vòi dài ngộ nghĩnh do mũi và môi trên biến đổi thành.

C. Có hàm răng trắng muốt.

D. Có đôi tai to và đặc biệt thính.

Câu 2. Voi làm gì giúp ích cho con người ?

A. Chuyên mang gỗ đi xuyên qua rừng. B. Cày những thửa ruộng lớn.

 C. Chở người qua sông khi không có đò. D. Chống lại bọn lâm tặc.

Câu 3. Voi thường ăn những thức ăn gì ?

A. Các loại thịt từ động vật. B. Tôm, cá biển.

C. Các loại lá cây. D. Các loại sữa.

Câu 4. Vì sao loài voi dễ huấn luyện ?

A. Vì chúng gần gũi với con người.

B. Vì chúng có thể làm được nhiều việc có ích.

C. Vì chúng thông minh và hiền lành.

D. Vì chúng ngây thơ và rất ham ăn.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học xã Nghĩa Sơn (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NGHĨA SƠN
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)
Người coi kiểm tra
(Kí, ghi rõ họ tên)
Họ tên học sinh: ................................................................................... 
Số phách
Lớp: .............................................................................................................
Phòng: ..
Số báo danh: ..
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)
Điểm
(Thời gian làm bài 40 phút)
Số phách
Gốc
Làm tròn
Người chấm thứ nhất: 
Người chấm thứ hai: ..
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh: ..........................................................................................................
.....................
.............................
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (20 phút)
I. Đọc thầm văn bản sau
CHUYỆN VỀ LOÀI VOI
Tổ tiên của tôi là loài Voi ma mút sống cách đây rất lâu, giờ không còn nữa. Bây giờ tôi là loài động vật khổng lồ sống trên cạn. Chiếc vòi dài trông rất ngộ nghĩnh của tôi là mũi và môi trên biến đổi thành. Còn đôi ngà tuyệt đẹp là hai răng cửa hàm trên phát triển thành.
Chiếc vòi dài của tôi không phải vô tích sự đâu nhé, nó làm được rất nhiều việc đấy! Với bốn chân to như cột đình, loài Voi chúng tôi đi rất khoẻ. Chúng tôi có thể mang gỗ đi xuyên qua rừng, giúp ích cho con người. Thức ăn của chúng tôi là các loại lá cây. Chúng tôi thích sống thành đàn với sự chỉ huy của một bác Voi đầu đàn. Voi mẹ mỗi lần chỉ đẻ một con. Con voi mới đẻ được mẹ cho bú sữa, đi theo đàn kiếm ăn và được cả đàn yêu quý, chăm sóc.
Loài Voi chúng tôi là loài vật thông minh và hiền lành nên rất dễ huấn luyện. Nếu có dịp đi xem xiếc thú, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những tài nghệ của loài Voi chúng tôi.
 	 Theo Trần Thị Ngọc Trâm
II. Dựa vào văn bản trên hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (Chọn 1 trong 4 đáp án đưa ra trong mỗi câu)
Câu 1. Đặc điểm của loài voi được nêu trong văn bản trên là:
A. Có đôi ngà mọc thẳng, nhọn hoắt.	
B. Có chiếc vòi dài ngộ nghĩnh do mũi và môi trên biến đổi thành.	
C. Có hàm răng trắng muốt. 
D. Có đôi tai to và đặc biệt thính.	
Câu 2. Voi làm gì giúp ích cho con người ?
A. Chuyên mang gỗ đi xuyên qua rừng.	B. Cày những thửa ruộng lớn.
	C. Chở người qua sông khi không có đò.	D. Chống lại bọn lâm tặc.
Câu 3. Voi thường ăn những thức ăn gì ?
A. Các loại thịt từ động vật.	B. Tôm, cá biển.
C. Các loại lá cây.	D. Các loại sữa.
Câu 4. Vì sao loài voi dễ huấn luyện ?
A. Vì chúng gần gũi với con người.
B. Vì chúng có thể làm được nhiều việc có ích.
C. Vì chúng thông minh và hiền lành.
D. Vì chúng ngây thơ và rất ham ăn.
Câu 5. Câu: “Chiếc vòi dài của tôi làm được rất nhiều việc đấy!” là loại câu gì ?
A. Câu kể.	B. Câu hỏi.	C. Câu khiến.	D. Câu cảm.
Câu 6. Trạng ngữ trong câu: “Bây giờ, tôi là loài động vật khổng lồ sống trên cạn.” là:
A. Bây giờ	B. Tôi.	
C. Sống trên cạn.	D. Tôi là loài động vật khổng lồ.
Câu 7. Trong bài đọc trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
A. So sánh.	B. Nhân hoá.	
C. So sánh và nhân hoá.	D. Không sử dụng biện pháp nào.
Câu 8. Dòng nào sau đây gồm toàn các từ láy ?
A. nhẹ nhàng, kè kè, tốt đẹp	B. nhẹ nhàng, nặng nề, mệt mỏi
C. nhẹ nhàng, nặng nề, kè kè	D. nhẹ nhàng, nặng nề, thoải mái
B. Đọc thành tiếng
Điểm đạt được: . điểm

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2019_2020.doc