Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học xã Nghĩa Sơn (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)

Câu 5. Trạng ngữ trong câu: “Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?

A. Thời gian B. Nơi chốn C. Mục đích D. Nguyên nhân

Câu 6. Dòng nào dưới đây có các từ đều là tính từ ?

A. Hối hả, san sát, xanh rì, thông minh.

B. Hối hả, huyền thoại, san sát, xanh rì.

C. Tinh thần, xanh rì, thượng võ, san sát.

D. Hối hả, huyền thoại, tinh thần, xanh rì.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học xã Nghĩa Sơn (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NGHĨA SƠN
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)
Người coi kiểm tra
(Kí, ghi rõ họ tên)
Họ tên học sinh: ............................................................................
Số phách
Lớp: .......................................................................................................
Phòng: ..
Số báo danh: .
BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2019-2020
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)
Điểm
(Thời gian làm bài 40 phút)
Số phách
Gốc
Làm tròn
Người chấm thứ nhất: ..
Người chấm thứ hai: ....
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh: ....................................................................................................
.....................
.............................
Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (20 phút)
I. Đọc thầm văn bản sau
CÂY XƯƠNG RỒNG KIÊN CƯỜNG, BẤT KHUẤT
Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.
Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa. Gió cát hằng ngày đã làm tàn phai vẻ đẹp của xương rồng. Đến một ngày, nó thầm nghĩ: “Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao? Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp!”
Nó biết rằng ở sa mạc luôn thiếu nước, mà chiếc lá to của nó không ngừng bốc hơi nước. Nếu muốn giữ được nước cho cơ thể, nó cần ngăn chặn sự bốc hơi của lá cây, nếu không nó sẽ mất nước và chết khô. Vì thế xương rồng bắt đầu thu nhỏ lá của mình. Nhiều năm sau, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai nhỏ như cái kim, vừa nhọn vừa cứng. Như vậy nước được giữ chắc trong những chiếc gai đó, không thể bốc hơi được.
Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng, chúng đã sinh sống và tồn tại ngoan cường từ thế hệ này đến thế hệ khác cho tới ngày nay.
Theo Bành Phạm
Câu 5. Trạng ngữ trong câu: “Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu ?
A. Thời gian	B. Nơi chốn	C. Mục đích	 	D. Nguyên nhân
Câu 6. Dòng nào dưới đây có các từ đều là tính từ ?
A. Hối hả, san sát, xanh rì, thông minh.
B. Hối hả, huyền thoại, san sát, xanh rì.
C. Tinh thần, xanh rì, thượng võ, san sát.
D. Hối hả, huyền thoại, tinh thần, xanh rì.
Câu 7. Các vế câu trong câu ghép: “Vùng đất sa mạc không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa.” được nối với nhau bằng cách nào ?
A. Nối trực tiếp, giữa hai vế câu có dấu phẩy.
B. Nối trực tiếp, giữa hai vế câu có dấu chấm phẩy.
C. Nối bằng quan hệ từ “còn”.
D. Nối bằng quan hệ từ “và ”.
Câu 8. Câu văn: “Nhiều năm sau, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai nhỏ như cái kim, vừa nhọn vừa cứng.” thuộc loại câu gì ?
A. Câu đơn. 	B. Câu ghép có 2 vế câu. 
C. Câu ghép có 3 vế câu.	D. Câu ghép có 4 vế câu 
B. Đọc thành tiếng
Điểm đạt được: . điểm
II. Dựa vào văn bản trên hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. (Chọn 1 trong 4 đáp án đưa ra trong mỗi câu)
Câu 1. Vì sao Thượng Đế đưa xương rồng đến sống ở sa mạc ?
A. Vì Thượng Đế muốn thử thách xương rồng.
B. Vì xương rồng nói những lời làm Thượng Đế tức giận.
C. Vì xương rồng gây ra tội lớn với Thượng Đế.	
D. Vì xương rồng nói dối Thượng Đế.
Câu 2. Xương rồng gặp khó khăn gì khi sống ở sa mạc ?
	A. Nguồn nước ít ỏi, nắng bỏng rát suốt ngày, không có mưa.
	B. Các loài cây khác lấy hết thức ăn của xương rồng.
	C. Vẻ đẹp của xương rồng bị gió cát làm cho tàn phai.
	D. Thường xuyên phải chịu bỏng rát vì sự phun trào của núi lửa.
Câu 3. Xương rồng đã làm gì để tiếp tục sống ở sa mạc ?
A. Kiếm thật nhiều thức ăn để dự trữ.	
B. Xin nguồn nước từ các loài cây khác.	
C. Vươn bộ rễ cắm sâu xuống lòng đất để hút nước.	
D. Thu nhỏ lá của mình thành những chiếc gai.
Câu 4. Em học tập được điều gì ở cây xương rồng ?
A. Nói những lời xu nịnh để Thượng Đế vui lòng. 
B. Tranh giành nguồn nước với các cây khác. 
C. Sống hiên ngang để thách thức Thượng Đế.	
D. Kiên trì sinh sống và tồn tại ngoan cường. 

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2019_2020.doc