Bài kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án)

Câu 7: Trong bài văn có bao nhiêu danh từ chung?

a) Ba.

b) Hai.

c) Bốn.

Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch?

a) Đi chơi ở công viên gần nhà.

b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

c) Đi làm việc xa nhà.

Câu 9: Bộ phân in đậm trong câu: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Có chức năng gì trong câu?

a) Chủ ngữ.

b) Vị ngữ.

c) Trạng ngữ.

Câu 10: Trong câu: Nắng phố huyện vàng hoe. Bộ phận chủ ngữ là:

a) Nắng.

b) Nắng phố huyện.

c) Nắng phố huyện vàng.

 

docx3 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2014-2015 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Tiếng Việt - lớp 4 (Thời gian: 60 phút)
Họ và tên:................................................................................. Lớp:
Điểm                                
Đ:
V:
C:
Lời phê của thầy, cô
PHẦN A: ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: 5 điểm.
(GV cho HS đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34 và trả lời một số câu hỏi về nội dung bài đọc.)
2. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm.
GV cho HS đọc bài tập đọc “ĐƯỜNG ĐI SA PA” SGK Tiếng Việt lớp 4 - tập II trang 102 và trả lời các câu hỏi .
Khoanh vào trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sa Pa là một địa danh thuộc vùng nào của đất nước?
a) Vùng núi
b) Vùng đồng bằng
c) Vùng biển
Câu 2: Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Em hãy cho biết chi tiết nào thể hiện sự quan sát tinh tế ấy?
a) Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
b) Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo khiến du khách tưởng như đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời.
c) Nắng phố huyện vàng hoe.
d) Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 3: Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà kì diệu của thiên nhiên”
a) Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp.
b) Vì Sa Pa có phong cảnh đẹp và sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
c) Vì Sa Pa có núi non hùng vĩ.
Câu 4: Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào?
a) Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ, háo hức trước cảnh đẹp Sa Pa và ngợi Sa Pa là món quà kì diệu thiên nhiên dành cho đất nước ta.
b) Tác giả ca ngợi vẻ đẹp của Sa Pa.
c) Tác giả thể hiện tình cảm yêu quý thiên nhiên khi đến Sa Pa.
Câu 5: Câu: “Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
a) So sánh.
b) Nhân hóa.
c) So sánh và nhân hóa.
Câu 6: Câu: “Nắng phố huyện vàng hoe” là kiểu câu kể nào?
a) Câu kể Ai là gì?
b) Câu kể Ai làm gì?
c) Câu kể Ai thế nào?
Câu 7: Trong bài văn có bao nhiêu danh từ chung?
a) Ba.
b) Hai.
c) Bốn.
Câu 8: Những hoạt động nào sau đây được gọi là du lịch?
a) Đi chơi ở công viên gần nhà.
b) Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
c) Đi làm việc xa nhà.
Câu 9: Bộ phân in đậm trong câu: Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Có chức năng gì trong câu?
a) Chủ ngữ.
b) Vị ngữ.
c) Trạng ngữ.
Câu 10: Trong câu: Nắng phố huyện vàng hoe. Bộ phận chủ ngữ là:
a) Nắng.
b) Nắng phố huyện.
c) Nắng phố huyện vàng.
PHẦN B: VIẾT
1 - Chính tả: 5 điểm
GV đọc cho HS viết bài: “Trăng lên” SGK Tiếng Việt 4 - tập II - trang 168
2 - Tập làm văn: 5 điểm.
Hãy tả một con vật mà em yêu thích.
Đáp án đề thi cuối học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
I - Phần A: Đọc: 10 điểm
1- Đọc thành tiếng: 5 điểm
2 -Đọc thầm: 5 điểm - Đường đi Sa Pa
Câu 1: ý a                Câu 6: ý c
Câu 2: ý d                Câu 7: ý c
Câu 3: ý b                Câu 8: ý b
Câu 4: ý a                Câu 9: ý c
Câu 5: ý a                Câu 10: ý b
II- Viết 10 điểm
1. Chính tả: 5 điểm
Bài viết không mắc lỗi, viết rõ ràng, chữ đều, đẹp (5 điểm).
Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm (những lỗi sai giống nhau chỉ tính 1 lỗi.)
Nếu cả bài viết đúng chính tả nhưng cỡ chữ sai hoặc bài viết không sạch, tùy mức độ mà GV trừ điểm.
2- Tập làm văn: 5 điểm.
Có đủ 3 phần của bài
Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, có hình ảnh, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch. (5 điểm)
Mở bài: 1 điểm
Giới thiệu được con vật theo yêu cầu của đề bài .
Thân bài: 3 điểm
Tả bao quát về hình dáng con vật. 0,5 điểm
Tả chi tiết các đặc điểm của con vật. 1 điểm
Nêu được một số hoạt động của con vật đó. 1 điểm
Biết sử dụng từ hợp lí kết hợp với các hình ảnh so sánh, nhân hóa ngữ phù hợp 0,5 điểm
Kết bài: 1 điểm
Nêu được ích lợi của con vật và tình cảm của bản thân đối với con vật đó.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4_nam.docx