Bài kiểm tra định kì cuối học kì môn Tiếng Việt Lớp 5 (Phần đọc+viết) - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Ngọc Châu (Có đáp án)

Câu 8. (1đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau :

 Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.

 Câu 9.(0.5đ) Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu

 thành ngữ sau:

 a, Có mới nới .

 b, Mạnh dùng sức, . dùng mưu.

 Câu 10.(1đ) Tìm 1 từ đồng nghĩa với từ trung thực. Đặt câu với từ đó?

 - Từ đồng nghĩa với trung thực là: .

 - Đặt câu: .

 

doc7 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 17/05/2023 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra định kì cuối học kì môn Tiếng Việt Lớp 5 (Phần đọc+viết) - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Ngọc Châu (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Họ và tên: ........................................
Lớp: .................
Trường Tiểu học Ngọc Châu
 BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CHKI
 NĂM HỌC: 2018 - 2019
MÔN TIẾNG VIỆT – PHẦN ĐỌC – LỚP 5
(Thời gian làm bài 35 phút, không kể giao đề)
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
I. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (7 điểm)
Em hãy đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi:
Bài đọc: Lỗi lầm và sự biết ơn
Có hai người bạn đang dạo bước trên sa mạc. Trong chuyến đi dài, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”
Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.
Người bị miệt thị lúc nãy bị sa lầy và lún dần xuống, và người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, ngay sau khi hồi phục, người bạn suýt chết đuối lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người bạn kia hết sức ngạc nhiên bèn hỏi : “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá ?”
Câu trả lời anh nhận được là : “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi”
Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi buồn đau lên cát và khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc bạn tận hưởng trong cuộc đời lên đá để mãi không phai. 
 (Hạt giống tâm hồn)
	Dựa vào nội dung bài đọc “Lỗi lầm và sự biết ơn” để làm các bài tập sau:
 Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. (0.5đ) Trước khi có sự tranh cãi hai người bạn đã đi qua đâu? 
 	A. Sa mạc	C. Ốc đảo
 	B. Bãi cát	D. Vũng lầy
	Câu 2. (0.5đ) Sau cuộc tranh cãi gay gắt một người đã làm gì ?
Bỏ bạn lại một mình và đi hướng khác	
Dùng lời nặng hơn miệt thị bạn	
Hai người đánh nhau trên cát
Viết một điều gì đó lên cát
Câu 3. (0.5đ) Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy người bạn đó đã làm gì?
	..........................
	Câu 4. (1đ) Vì sao những điều tri ân được ghi tạc trên đá ?
	A.Vì được mọi người nhìn ngắm lưu truyền muôn đời sau.
	B. Vì đây là nghệ thuật quý hiếm cần được truyền bá.
	C. Vì để mọi người biết đến dòng chữ đẹp đẽ của anh ta.
	D. Vì để khắc ghi lòng biết ơn bền vững không bao giờ phai.
 	Câu 5.(1đ) Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học là :
	...........................................................................................................................................
 Câu 6.(0.5đ) Từ chân trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa gốc :
 	 A. Bé bị đau chân.
 B. Mặt trời treo lơ lửng ở chân trời.
 C. Cái bàn học của em có bốn chân.
 D. Anh ấy đi men theo chân đê.
 	Câu 7.(0.5đ) Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau :
 Môn Tiếng Việt . . . . . . . . . . . . . . . . . .rèn cho chúng em kĩ năng nghe nói đọc viết . . . . . . . . . . .môn học này còn giúp chúng em rèn luyện đức tính, nhân cách con người.
	Câu 8. (1đ) Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của các câu sau :
 Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.
	..........................................................................................................................
 ..........................................................................................................................
 ..........................................................................................................................
	Câu 9.(0.5đ) Tìm từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu 
	thành ngữ sau:
	a, Có mới nới ........
	b, Mạnh dùng sức, ....... dùng mưu.
	Câu 10.(1đ) Tìm 1 từ đồng nghĩa với từ trung thực. Đặt câu với từ đó?
	- Từ đồng nghĩa với trung thực là: .................................................................
	- Đặt câu: ........................................................................................................
	II - ĐỌC THÀNH TIẾNG: ( 3 điểm )
	Bài đọc: ..................................................................................................
 GV coi:................................................ Gv chấm: ............................................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC : 2018 – 2019
MÔN TIẾNG VIỆT 
KIỂM TRA VIẾT
I. CHÍNH TẢ : ( 2 điểm )
Bài viết : Mùa thu
 Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. Tiếng đám sẻ non tíu tít nhảy nhót nhặt những hạt thóc còn vương lại trên mảnh sân vuông. Đêm xuống, mảnh trăng nhẹ tênh, mỏng manh trôi bồng bềnh trên nền trời chi chít ánh sao. Rồi trăng không còn khuyết và tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. Chưa bao giờ mặt trăng tròn và sáng đẹp như thế trong năm. Ánh trăng sáng vàng, ngọt lịm như rót xuống không gian.
 Huỳnh Thị Thu Hương
II. TẬP LÀM VĂN : (8 điểm )
Đề bài : Tả một người thân của em. 
ĐÁP ÁN KTĐK MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ 1
NĂM HỌC : 2018 – 2019 
I – Đọc thầm và làm bài tập: ( 7 điểm )
	1.(0.5đ)- A 	
 2.(0.5đ)- D	
 3.(0.5đ) Lấy kim loại khắc lên đá dòng chữ : “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.” 
	4.(1đ)- D	 
	5.(1đ) Trong cuộc sống, phải biết bỏ qua lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.
 6.(0.5đ) - A
 	 7. (0.5đ) : Điền đúng cặp quan hệ từ “không những mà” hoặc “không chỉ mà”
 	 8. (1đ) : Dưới ánh trăng, dòng sông /sáng rực lên.
 TN CN VN
	9.(0,5đ) Từ trái nghĩa thích hợp điền vào chỗ trống là:
	a, Có mới nới cũ.
	b, Mạnh dùng sức, yếu dùng mưu.
	10.(1đ) Mỗi ý 0,5 điểm
	- Từ đồng nghĩa với trung thực là: thật thà, thành thật, thẳng thắn,...
	- Đặt câu: HS tự đặt câu.
II- Đọc thành tiếng: (3 điểm)
 KIỂM TRA VIẾT:
A. CHÍNH TẢ : ( 2 điểm )
Bài viết : Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không mắc lỗi (2 điểm ) 
B. TẬP LÀM VĂN : ( 8 điểm )
Đề bài : Tả một người thân của em. 
Cho điểm tối đa nếu bài viết đạt các yêu cầu sau :
Yêu cầu :
 - Thể loại : Tả người
 - Phạm vi đối tượng : Tả một người thân của em 
 *Nội dung : Bài có bố cục 3 phần phù hợp, cân đối. Giới thiệu và tả được một người thân một cách chân thực, tự nhiên. Lời văn thể hiện được tình cảm của các em đối với người thân đó thông qua các chi tiết được chọn lọc để miêu tả. 
Trình tự miêu tả hợp lí, biết lựa chọn và phát hiện được đặc điểm tiêu biểu về hình dáng, hoạt động, tính tình, thói quen của người thân để tả. Dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
*Hình thức : Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp 
- Dùng từ chính xác, biết sử dụng biện pháp so sánh, hội thoại để bộc lộ cảm xúc của mình đối với người thândiễn đạt mạch lạc, dễ hiểu.
- Viết câu đúng ngữ pháp, biết liên kết câu và chuyển đoạn mạch lạc.
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN TIẾNG VIỆT 
 BÀI ĐỌC THÀNH TIẾNG
Bài 1: Chuyện một khu vườn nhỏ (T102)
 Đọc đoạn" Từ đầu đến ... không phải là vườn" TLCH: 
- Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
(TL: ... để được ngắm nhìn cây cối, nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công.)
 Đọc đoạn: " Một sớm đến ... hết" TLCH:
- Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
(TL: Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn)
- Em hiểu " Đất lành chim đậu" là thế nào?
(TL: Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn,...)
Bài 2: Mùa thảo quả (T113)
Đọc đoạn "Từ đầu đến ... nếp khăn"TLCH:
- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
(TL: ... bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp khăn, nếp áo của người đi rừng cũng thơm.)
Đọc đoạn " Từ thảo quả trên rừng đến ... không gian" TLCH: 
- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
( TL: Qua 1 năm ... không gian.)
Bài 3: Người gác rừng tí hon (T124)
Đọc đoạn "Từ đầu đến ... bìa rừng chưa?"TLCH:
- Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
(TL: ... phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, khoảng hơn chục cây to đã bị chặt thành từng khúc dài, có tiếng bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.)
Bài 4: Trồng rừng ngập mặn(T128)
Đọc đoạn Từ đầu đến ... sóng lớn" TLCH:
- Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
(TL: + Nguyên nhân: do chiến tranh, các quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm, ... một phần rừng ngập mặn đã mất đi. 
 + Hậu quả: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn nữa, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.)
Đọc đoạn: Mấy năm qua đến... Cồn Mờ (Nam Định) TLCH:
- Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng nhập mặn?
(TL: Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân thấy rõ vai trò của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ đê điều).
Bài 5: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (T144)
 Đọc đoạn "Từ đầu đến ... khách quý" TLCH:
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì?
TL: Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.)
Bài 6: Thầy cúng đi bệnh viện (T158)
Đọc đoạn "Từ đầu đến ... cúng bái" TLCH:
- Cụ Ún làm nghề gì?
(TL: ... nghề thầy cúng)
Đọc đoạn " Vậy mà đến ... không thuyên giảm" TLCH:
- Khi mắc bệnh, cụ đã tự chữa bằng cách nào? Kết quả ra sao?
( TL: Cụ chữa bằng cách cúng bái nhưng bệnh tình không thuyên giảm.)
Bài 7: Ngu Công xã Trịnh Tường (T164)
Đọc đoạn "Từ đầu đến ... trồng lúa" TLCH:
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
(TL: Ông lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước; cùng vợ con đào suốt 1 năm trời được gần 4 cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.)
Đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 Năm học: 2018 - 2019
 Bảng ma trận đề thi cuối học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 
Mạch kiến thức,
kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TN KQ
TL
TNKQ
TL
TN KQ
TL
TN KQ
TL
TN
KQ
TL
1. Đọc hiểu văn bản:
- Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.
- Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc.
- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.
- Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc.
Số câu
2
1
1
1
3
2
Số điểm
1
0,5
1
1
2
1,5
Câu số
1;2
3
4
5
3
2
2. Kiến thức tiếng Việt:
- Nhận biết và xác định được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, quan hệ từ, nghĩa chuyển, nghĩa gốc của từ.
 - Đặt câu với từ đồng nghĩa. 
 - Xác định CN,VN trong câu.
Số câu
1
2
1
1
3
2
Số điểm
0,5
1
1
1
1,5
2
Câu số
9
6;7
10
8
3
2
Tổng
Số câu
2
1
2
2
1
2
6
4
Số điểm
1
0,5
1,5
1
1
2
3,5
3,5

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ki_cuoi_hoc_ki_mon_tieng_viet_lop_5_phan_d.doc