Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học Cẩm Thượng (Có đáp án)

Câu 5 (1 điểm) Bài văn nói lên:

A. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt.

B. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.

C. Vành khuyên là một loài chim có ích.

Câu 6 (0,5 điểm) Trong các dòng sau, dòng có chứa từ in nghiêng là từ đồng âm:

A. cây bằng lăng/cây bút chì C. tìm bắt sâu/moi rất sâu

B. mặt vỏ cây/mặt trái xoan D. chỗ nghỉ chân/cái chân ghế

Câu 7 (0,5 điểm) Trong các dòng sau, dòng có chứa từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa:

A. chim mỏi cánh/hoa năm cánh C. rợp bóng cây/chùm bóng bay

B. bằng lăng non/ núi non hùng vĩ D. đậu xuống cành bằng lăng/đậu nảy mầm

Câu 8 (0,5 điểm) Đặt câu có từ “bay” mang nghĩa di chuyển trên không

 

doc9 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 15/05/2023 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học Cẩm Thượng (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Họ và tên ...... Lớp5.Trường TH Cẩm Thượng
BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn: Tiếng Việt Lớp 5 
Điểm
Lời nhận xét của giáo viên
 .
Phần kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt
A . Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) - Thời gian 35 phút 
CHIM VÀNH KHUYÊN VÀ CÂY BẰNG LĂNG
	Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi. Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống đây nghỉ chân à? Tiếng chim lích chích trên cành:
	- Không, không, chúng em đi làm, nắng sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
	À, thế ra những con chim vành khuyên kia đến cây bằng lăng cũng có công việc. Con chim vành khuyên đậu nhẹ nhàng chẳng rụng một giọt nước mưa bám thành hàng dưới cành. Vành khuyên nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy. Cái mỏ như xát mặt với vỏ cây. Đôi mắt khuyên vòng trắng long lanh, đôi chân thoăn thoắt. Vành khuyên lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
	Những con chim ríu rít chuyền lên, chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu nào lại há mỏ lên rồi nhún chân hót, như báo tin: bắt được rồi bắt được rồi  Như hỏi cây: Đỡ đau chưa? Khỏi đau chưa? Có gì đâu, em đang giúp cây khỏi đau rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp nhau đấy thôi.
	Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động.
	Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá còn lại. Rõ ràng nghe được tiếng chim: vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ, vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
	Lúc sau đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc, tiêm thuốc xong, như các bạn quét tước vệ sinh lớp học xong, vác ngược chổi lên, đuổi nhau reo vui trở về.
	Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng chim vành khuyên ríu rít: Chúng em đi nhé! Chúng em đi nhé! Các bạn bằng lăng chóng tươi lên, xanh tươi lên. Theo Tô Hoài	 
	* Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng, và hoàn thành các bài tập cho mỗi câu hỏi dưới đây.
Câu 1 (0,5 điểm) Đàn chim khuyên đậu xuống cây bằng lăng để:
A. Để trú mưa.
B. Để nghỉ chân.
C. Để bắt sâu cho cây.
Câu 2 (0,5 điểm) Những từ ngữ trong bài cho thấy chim vành khuyên bắt sâu rất cần mẫn:
A. Nghiêng mắt, ngước mỏ, cắm cúi, hí hoáy.
B. Mắt trắng long lanh, chân bé xíu, nhảy thoăn thoắt.
C. Mỏ như xát mặt với vỏ cây.
D. Lách mỏ tìm bắt sâu trong từng khe vỏ rách lướp tướp.
Câu 3 (0,5 điểm) Niềm vui của vành khuyên được miêu tả bằng những chi tiết:
A. Ríu rít chuyền lên, chuyền xuống.
B. Reo mừng, thủ thỉ, hát cho bằng lăng nghe.
C. Há mỏ lên rồi nhún chân hót như báo tin vui.
D. Tìm sâu ở lộc cây, ở cành, ở những chiếc lá.
Câu 4 (0,5 điểm) Những hình ảnh trong bài cho thấy bằng lăng rất xúc động trước việc làm của vành khuyên: 
A. Bằng lăng xúc động, lặng người nghe vành khuyên hát.
B. Bằng lăng khỏi đau, chóng lớn, có bóng lá xanh tươi.
C. Bằng lăng vui sướng, reo mừng khi nghe vành khuyên báo tin.
D. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã, bằng lăng khóc vì cảm động.
Câu 5 (1 điểm) Bài văn nói lên:	
A. Cần biết bắt sâu cho cây xanh tốt.
B. Ai giúp đỡ người khác sẽ có niềm vui và hạnh phúc.
C. Vành khuyên là một loài chim có ích.
Câu 6 (0,5 điểm) Trong các dòng sau, dòng có chứa từ in nghiêng là từ đồng âm:
A. cây bằng lăng/cây bút chì
C. tìm bắt sâu/moi rất sâu
B. mặt vỏ cây/mặt trái xoan
D. chỗ nghỉ chân/cái chân ghế 
Câu 7 (0,5 điểm) Trong các dòng sau, dòng có chứa từ in nghiêng là từ nhiều nghĩa:
A. chim mỏi cánh/hoa năm cánh
C. rợp bóng cây/chùm bóng bay
B. bằng lăng non/ núi non hùng vĩ
D. đậu xuống cành bằng lăng/đậu nảy mầm
Câu 8 (0,5 điểm) Đặt câu có từ “bay” mang nghĩa di chuyển trên không.
....
Câu 9 (0,5 điểm) Em hãy ghi lại các đại từ xưng hô có trong bài.
....
Câu 10 (1 điểm) Em hãy ghi lại các quan hệ từ có trong bài. Đặt câu với 1 quan hệ từ em vừa tìm được.
...
....
....
Câu 11 (1 điểm) Câu chuyện “Chim vành khuyên và cây băng lăng” cho em cảm nhận điều gì về tình bạn cao đẹp giữa vành khuyên và bằng lăng?
...
....
....
II. Tập làm văn (8 điểm). Thời gian làm bài: 40 phút
Đề bài 1: Em hãy tả một người mà em yêu quý.
Đề bài 2: Em hãy tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi.
Tạp
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ I 
NĂM HỌC 2017 – 2018
 Môn: Tiếng Việt Lớp 5 (Phần kiểm tra viết)
I. Chính tả (2 điểm) (Nghe viết) - Thời gian viết bài 20 phút
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Tiếng đồng quê
Con chào mào lích tích, chí chóe. Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất. Còn cánh cò thì họa hoằn mới cất lên một tiếng thì dài vang tít vào vô tận, thẳm sâu, mà đôi cánh chớp mãi không đuổi kịp. 
Đồng quê êm ả. Đồng quê yêu thương. Có bao nhiêu là tiếng nói, tiếng gọi ta về sống lại một thời thơ ấu êm đềm, dù cho ta đang ở một phương trời nào xa lắc. Rồi ta tự lắng nghe trong lòng ta những tiếng đồng quê thân thương ấy cứ cất lên vô hình trong sâu thẳm tim ta.
 (Theo Băng Sơn)
II. Tập làm văn (8 điểm). Thời gian làm bài: 40 phút
	Em hãy chọn một trong hai đề sau:
Đề bài 1: Em hãy tả một người mà em yêu quý.
Đề bài 2: Em hãy tả một em bé đang tuổi tập nói tập đi.
Tr­êng TiÓu häc Cẩm Thượng
H­íng dÉn ®¸nh gi¸ cho ®iÓm m«n TIẾNG VIỆT líp 5
cuèi häc kú I - N¨m häc 2017 – 2018
Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm)
I. Đọc hiểu kết hợp KT kiến thức Tiếng Việt (7 điểm).
Câu
Nội dung, đáp án
Điểm
1
C
0,5
2
A
0,5
3
C
0,5
4
D
0,5
5
B
1
6
C
0,5
7
A
0,5
8
Hs đặt câu đúng
0,5
9
Đại từ xưng hô: chúng em, em, ta
0,5
10
Hs tìm được ít nhất 2 quan hệ từ: như, với, vì, ở, nhưng, rồi, .... 
HS đặt câu đúng với quan hệ từ đã tìm
0,5
0,5
11
HS nói được cảm nhận theo ý hiểu
1
II. Đọc thành tiếng (3 điểm)
B. PHẦN VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả. (2 điểm) 
- Bài viết đạt tốc độ yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm (đạt hai trong ba yêu cầu trên : 0,5 điểm; đạt từ không đến một yêu cầu trên: 0 điểm.)
- Viết đúng chính tả: 1điểm. 
- Viết sai chính tả: 1-2 lỗi trừ 0,25 điểm; 3-5 lỗi trừ 0, 5 điểm. 6-9 lỗi trừ 0,75 điểm. 10 lỗi không tính điểm.
2. Tập làm văn (8 điểm). 
1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được người định tả theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp một cách hấp dẫn.
2. Thân bài: (4 điểm) 
+ Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, cách ăn mặc,.) (1,5 điểm)
+Tả tính tình, hoạt động (Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,...) 
(1,5 điểm)
+ Bộc lộ được cảm xúc của người viết với đối tượng miêu tả (có thể lồng ghép trong từng ý không yêu cầu viết riêng) và có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. (1 điểm)
3. Kết bài: (1 điểm) Nêu cảm nghĩ về người được tả (Có thể kết bài theo hướng mở rộng hoặc không mở rộng)
4. Viết đúng chính tả, chữ viết đẹp : (0,5 điểm)
5. Dùng từ đúng, câu văn diễn đạt lưu loát, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật phù hợp: (0,5 điểm)
6. Bài viết có sự sáng tạo, chân thực: (1 điểm)
*Lưu ý : Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên, đúng với yêu cầu của đề.
 - Phần trọng tâm phải đảm bảo đủ ý, các chi tiết lựa chọn để tả cần tiêu biểu, tránh liệt kê dài dòng, khô khan. Cần có sự lựa chọn về từ ngữ sao cho phù hợp, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh hợp lý khi viết.
 - Bài viết bộc lộ cảm xúc của người viết.
 - Phần mở đầu và kết thúc có thể theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên phải ngắn gọn, hấp dẫn và có sự sáng tạo.
 - Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
 Đặc biệt bài được 8 điểm phải đảm bảo yêu cầu: Văn hay - chữ tốt
 * Tùy theo mức sai sót về ý, diễn đạt hoặc chữ viết mà cho các mức điểm: 7,5 -7 -6,5 – 6 – 5,5 – 5 - 4,5 - 4 - 3.5 - 3 - 2.5 - 2 - 1.5 - 1 - 0.5
* Tổ chuyên môn thống nhất cho điểm chi tiết. 
- Điểm chung của bài Tiếng Việt = (Đọc + viết): 2 
- Làm tròn 0,5 thành 1, chỉ làm tròn 1 lần duy nhất ở lượt cộng điểm đọc, viết.
VD: Đọc 9, viết 8 = > điểm TV: 8,5 làm tròn thành 9
 Đọc 7,5 viết 7 => điểm TV: 7,25 làm tròn thành 7
 Đọc 7,5 viết 8 => điểm TV: 7,75 làm tròn thành 8
 Đọc 7,25, viết 7,75=> điểm TV: 7,5 làm tròn thành 8
Trường Tiểu học Cẩm Thượng
BÀI ĐỌC VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỌC TIẾNG VIỆT 5
I. Bài đọc
HS bốc thăm đọc một trong các bài sau:
Bài: Mùa thảo quả( TV5- Tập 1- Trang 113).
 Đọc đoạn: “Từ đầu ......lấn chiếm không gian”.
Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh?
Bài: Người gác rừng tí hon (TV5- Tập 1- Trang 124).
 Đọc đoạn: “Qua khe lá ......đến hết”.
Hỏi: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
Bài: Trồng rừng ngập mặn (TV5- Tập 1- Trang 128).
 Đọc đoạn: “Từ đầu ......Cồn Mờ (Nam Định)”.
Hỏi: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (TV5- Tập 1- Trang 144).
 Đọc đoạn: “Già Rok xoa tay lên vết chém ......đến hết”.
Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? 
Bài: Về ngôi nhà đang xây (TV5- Tập 1- Trang 149).
Hỏi: Những chi tiết nào nói lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền (TV5- Tập 1- Trang 153).
 Đọc đoạn: “Có lần, một người thuyền chài ......Càng nghĩ càng hối hận”
Hỏi: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? 
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện (TV5- Tập 1- Trang 158).
 Đọc đoạn: “Từ đầu......bệnh vẫn không lui”
Hỏi: Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?
II . Biểu điểm chấm đọc
 ( Thời gian đọc dành cho mỗi học sinh từ 1- 1,5phút) 
 Tốc độ đọc đạt 90- 95 tiếng /phút bài trong SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1
Cách đánh giá, cho điểm: 
+ Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu khoảng 90 - 95 tiếng / phút; giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm ( mỗi yêu cầu được 0,3 điểm)
+ Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ( không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm ( mỗi yêu cầu được 0,5 điểm )
+ Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Nghe hiểu và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm. Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm. Trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm )
Bài: Mùa thảo quả( TV5- Tập 1- Trang 113).
 Đọc đoạn: “Từ đầu ......lấn chiếm không gian”.
Hỏi: Tìm những chi tiết cho thấy thảo quả phát triển rất nhanh?
Bài: Người gác rừng tí hon (TV5- Tập 1- Trang 124).
 Đọc đoạn: “Qua khe lá ......đến hết”.
Hỏi: Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
Bài: Trồng rừng ngập mặn (TV5- Tập 1- Trang 128).
 Đọc đoạn: “Từ đầu ......Cồn Mờ (Nam Định)”.
Hỏi: Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng ngập mặn?
Bài: Buôn Chư Lênh đón cô giáo (TV5- Tập 1- Trang 144).
 Đọc đoạn: “Già Rok xoa tay lên vết chém ......đến hết”.
Hỏi: Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”? 
Bài: Về ngôi nhà đang xây (TV5- Tập 1- Trang 149).
Hỏi: Những chi tiết nào nói lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền (TV5- Tập 1- Trang 153).
 Đọc đoạn: “Có lần, một người thuyền chài ......Càng nghĩ càng hối hận”
Hỏi: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? 
Bài: Thầy cúng đi bệnh viện (TV5- Tập 1- Trang 158).
 Đọc đoạn: “Từ đầu......bệnh vẫn không lui”
Hỏi: Vì sao bị sỏi thận mà cụ Ún không chịu mổ, trốn viện về nhà?
Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền (TV5- Tập 1- Trang 153).
 Đọc đoạn: “Có lần, một người thuyền chài ......Càng nghĩ càng hối hận”
Hỏi: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ? 
MA TRẬN TIẾNG VIỆT 5 CUỐI KÌ I
 NĂM HỌC 2017 - 2018
Mạch kiến thức, kĩ năng
Số câu và số điểm
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Tổng
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
TNKQ
TL
HT khác
1. Kiến thức tiếng Việt, văn học
Số câu
Số điểm
Câu số
2. Đọc
a) Đọc thành tiếng
Số câu
1
1
Số điểm
3
3
Câu số
b) Đọc hiểu
Số câu
Số điểm
Câu số
3 Viết
a) Chính tả
Số câu
1
1
Số điểm
2
2
Câu số
b) TLV
Số câu
1
1
Số điểm
8
8
Câu số
4. Nghe - nói
(kết hợp trong đọc và viết chính tả)
Tổng
Số câu
1
2
2
4
1
1
1
1
13
Số điểm
1
1,5
5
2
1
0,5
1
8
20 :2=10

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_hoc_ky_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam.doc