Bài kiểm tra định kỳ cuối năm môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2017-2018 - Trường tiểu học Cẩm Thượng ( Có đáp án)
I. Chính tả (2 điểm) (Nghe viết) - Thời gian viết bài 20 phút
Mùa sương ở Hạ Long
Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương buông trắng xóa. Con thuyền bơi trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ long bong bên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc cộc của bạn chài săn cá âm vang mặt vịnh. Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn sương. Chúng dang cánh sà xuống mặt nước, rồi vội vã bay vọt lên, vô ý đập vào lá buồm.
Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại.
Theo Thi Sảnh
Họ và tên : ............Lớp: 5.Trường TH Cẩm Thượng BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Tiếng Việt Lớp 5 Phần kiểm tra đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt Ngày kiểm tra: /5/2018 Điểm Đ: V: TV: Lời nhận xét của giáo viên . A . Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) - Thời gian 35 phút Cây gạo ngoài bến sông Ngoài bãi bồi, có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên tận trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kỳ. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành một hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê. Thương thấy chập chờn hình như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn. Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế. Theo Mai Phương Đọc thầm bài tập đọc, trả lời các câu hỏi và bài tập bằng cách khoanh vào chữ cái trước các ý trả lời đúng nhất hoặc hoàn thiện câu trả lời theo hướng dẫn dưới đây: Câu 1 (0,5 điểm) Những chi tiết cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu là: A. Cây gạo già, thân cây xù xì, gai góc, mốc meo, Thương và các bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa. B. Hoa gạo đỏ ngát trời, đám lá tròn vươn vươn cao lên trời xanh C. Những cái rễ cây gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ biết tì lưng vào bãi ngô. D. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Câu 2 (0,5 điểm) Dấu hiệu giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi là: A. Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. B. Cứ mỗi năm cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên tận trời xanh. C. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. D. Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo. Câu 3 (0,5 điểm) Việc làm của Thương và các bạn nhỏ để cứu cây gạo: A. Lấy cát đổ đầy gốc gạo. B. Lấy đất phù sa đắp kín những cái rễ cây bị trơ ra. C. Báo cho Ủy ban xã biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu. D. Gọi người lớn cùng giúp sức. Câu 4 (0,5 điểm) Trong các câu sau, câu ghép là: A. Chiều nay đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. B. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. C. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống ủ ê. D.Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Câu 5 (0,5 điểm) Ghi lại câu ghép tìm được ở câu 4 sau đó xác định chủ ngữ, vị ngữ. ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... Câu 6 (1 điểm) Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì? ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... Câu 7 (0,5 điểm) Trong bài đọc, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? ........................................................................................................................................................................................................... Câu 8 (0,5 điểm) Em hãy nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo”. ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... Câu 9 (0,5 điểm) Theo em, từ “bừng” trong chuỗi câu sau nói lên điều gì? “Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.” ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... Câu 10 (1 điểm) Trong hai câu sau đây, câu sau liên kết với câu đứng trước nó bằng cách nào? “Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành một hố sâu hoắm” ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... Câu 11 (1 điểm) Đóng vai Cây Gạo, em hãy viết những điều Cây Gạo muốn nói với các bạn. ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................... B. Đọc thành tiếng: ....................... GV coi :...........................................................GV chấm, nhận xét :.................................................... Trường Tiểu học Cẩm Thượng ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt - Lớp 5 Phần kiểm tra kĩ năng viết. I. Chính tả (2 điểm) (Nghe viết) - Thời gian viết bài 20 phút Mùa sương ở Hạ Long Đi giữa Hạ Long vào mùa sương, ta cảm thấy những hòn đảo vừa xa lạ, vừa quen thuộc, mờ mờ, ảo ảo. Chung quanh ta, sương buông trắng xóa. Con thuyền bơi trong sương như bơi trong mây. Tiếng sóng vỗ long bong bên mạn thuyền. Tiếng gõ thuyền lộc cộc của bạn chài săn cá âm vang mặt vịnh. Thỉnh thoảng mấy con hải âu đột ngột hiện ra trong màn sương. Chúng dang cánh sà xuống mặt nước, rồi vội vã bay vọt lên, vô ý đập vào lá buồm. Vào mùa sương, ngày ở Hạ Long như ngắn lại. Theo Thi Sảnh II. Tập làm văn (8 điểm) - Thời gian viết bài 40 phút Em hãy chọn một trong hai đề văn sau: Đề 1: Em hãy tả lại quang cảnh trường em trước giờ vào lớp. Đề 2: Em hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhât. . ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn : Tiếng Việt - Lớp 5 Phần kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp với kĩ năng nghe nói. I. Bài đọc HS bốc thăm đọc một trong các bài sau: 1.Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5 tập 2- trang 108) (đọc từ đầu đến băng cho bạn) - GV hỏi HS 1 trong 2 câu sau: + Nêu hoàn cảnh và mục đích chuyến đi của Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta. + Giu-li-ét-ta chăm sóc Ma-ri-ô như thế nào khi bạn bị thương? 2. Con gái (Tiếng Việt 5 tập 2 - trang 112) (đọc từ đầu đến đủ sức mà lo học, con ạ!) - GV hỏi HS 1 trong 2 câu sau: + Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái? + Những chi tiết nào chứng tỏ mơ không thua kém gì các bạn con trai? 3. Công việc đầu tiên (Tiếng Việt 5 tập 2 - trang 126) (đọc từ đầu đến giắt trên lưng quần) - GV hỏi HS 1 trong 2 câu sau: + Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị Út là gì? + Những chi tiết nào cho thấy chị Út rất hồi hộp khi nhận công việc đầu tiên này? 4. Út vịnh (Tiếng Việt 5 tập 2 - trang 130) (Đọc từ Một buổi chiều đẹp trời đến hết) - GV hỏi HS 1 trong 2 câu sau: + Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu? + Em học tập được ở Út Vịnh điều gì? 5. Những cánh buồm (Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 140) (HS đọc 3 khổ thơ đầu) + Những câu hỏi ngây thơ cho thấy con có ước mơ gì? II . Biểu điểm chấm đọc (3 điểm) Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5 tập 2- trang 108) (đọc từ đầu đến băng cho bạn) Con gái (TV 5 tập2, trang 112,113) (đọc từ đầu đến đủ sức mà lo học, con ạ!) Công việc đầu tiên (Tiếng Việt 5 tập 2 - trang 126) (đọc từ đầu đến giắt trên lưng quần) Út Vịnh (TV 5 tập2, trang 130) (Đọc từ Một buổi chiều đẹp trời đến hết) Út Vịnh (TV 5 tập2, trang 130) (Đọc từ Một buổi chiều đẹp trời đến hết) Những cánh buồm (Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 140) (HS đọc 3 khổ thơ đầu) Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5 tập 2- trang 108) (đọc từ đầu đến băng cho bạn) Con gái (TV 5 tập2, trang 112,113) (đọc từ đầu đến đủ sức mà lo học, con ạ!) Công việc đầu tiên (Tiếng Việt 5 tập 2 - trang 126) (đọc từ đầu đến giắt trên lưng quần) Những cánh buồm (Tiếng Việt 5 tập 2 – trang 140) (HS đọc 3 khổ thơ đầu) HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KỲ II- NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: TIẾNG VIỆT lớp 5 A. PHẦN ĐỌC ( 10 điểm ) I. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án A B B C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5 (0,5 điểm) Cây gạo// buồn thiu, những chiếc lá //cụp xuống ủ ê. CN VN CN VN Câu 6 (1 điểm) HS trả lời có dung phù hợp - VD: Việc làm của các bạn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường, giúp cho môi trường xanh- sạch - đẹp hay bảo vệ cây xanh, Câu 7 (0,5 điểm) Trong bài đọc, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ : So sánh, nhân hóa Câu 8 (0,5 điểm) Tác dụng của dấu phẩy: Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu. Câu 9 (0,5 điểm) Từ “bừng” nói lên: Hoa gạo nở nhiều làm bến sông sáng bừng lên. Câu 10 (1 điểm):Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ. Câu 11 (1 điểm) HS viết được câu văn phù hợp, đúng ngữ pháp. Ví dụ: - Cảm ơn các bạn đã có lòng tốt lấy phù sa đắp kín những cái rễ trơ ra để những chùm hoa của tôi lại sáng bừng lên bên bến sông. II. Đọc thành tiếng (3 điểm) B. PHẦN VIẾT 1. Chính tả : (2 điểm) - Bài viết đạt tốc độ yêu cầu, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ nhỏ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch: 1 điểm; đạt hai trong ba yêu cầu trên : 0,5 điểm; đạt từ không đến một yêu cầu trên: 0 điểm. - Viết đúng chính tả: 1điểm. - Viết sai chính tả: 1-2 lỗi trừ 0,25 điểm; 3-5 lỗi trừ 0, 5 điểm. 6-9 lỗi trừ 0,75 điểm. 10 lỗi không tính điểm. 2. Tập làm văn: HS lựa chọn để viết đúng 1 trong 2 đề bài (8 điểm) Đề 1. Hãy tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhât. 1. Mở bài : (1 điểm) Giới thiệu được người định tả theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp một cách hấp dẫn. 2. Thân bài: (4 điểm) + Tả hình dáng (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, cách ăn mặc,.) (1,5 điểm) +Tả tính tình, hoạt động (Lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,...) (1,5 điểm) + Bộc lộ được cảm xúc của người viết với đối tượng miêu tả ( có thể lồng ghép trong từng ý không yêu cầu viết riêng) và có sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. (1 điểm) 3. Kết bài: (1 điểm) Nêu cảm nghĩ về người được tả ( Có thể kết bài theo hướng mở rộng hoặc không mở rộng) 4. Viết đúng chính tả, chữ viết đẹp : (0,5 điểm) 5. Dùng từ đúng, câu văn diễn đạt lưu loát, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật phù hợp: (0,5 điểm) 6. Bài viết có sự sang tạo, chân thực : (1 điểm) *Lưu ý : Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên, đúng với yêu cầu của đề. - Phần trọng tâm phải đảm bảo đủ ý, các chi tiết lựa chọn để tả cần tiêu biểu, tránh liệt kê dài dòng, khô khan. Cần có sự lựa chọn về từ ngữ sao cho phù hợp, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh hợp lý khi viết. - Bài viết bộc lộ cảm xúc của người viết. Đề 2 : Tả quang cảnh trường em trước giờ vào lớp. 1. Mở bài: (1 điểm) Giới thiệu được cảnh định tả theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp một cách hấp dẫn. 2. Thân bài: (4 điểm) - Tả bao quát toàn cảnh : không gian, thời gian (1điểm) - Tả đặc điểm nổi bật của cảnh : miêu tả cụ thể một số hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật nét đặc trưng của trường: sân trường, các dãy nhà, các lớp học, cây cối, bồn hoa, .... +Chú ý tả đường nét, màu sắc của cảnh vật. Sự liên quan giữa các cảnh vật với nhau. (1điểm) +Tả hoạt động của học sinh, GV, PHHS gắn với trường trước giờ vào lớp (1điểm) - Thấy được sự thay đổi của quang cảnh trường theo không gian, thời gian (1điểm) 3. Kết bài: (1 điểm) Tình cảm của em với ngôi trường. 4. Viết đúng chính tả, chữ viết đẹp: (0,5 điểm) 5. Dùng từ đúng, câu văn diễn đạt lưu loát, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật phù hợp: (0,5 điểm) 6. Bài viết có sự sáng tạo, chân thực: (1 điểm) *Lưu ý : Độ dài bài viết từ 15 câu trở lên, đúng với yêu cầu của đề. - Phần trọng tâm phải đảm bảo đủ ý, các chi tiết lựa chọn để tả cần tiêu biểu, tránh liệt kê dài dòng, khô khan. Cần có sự lựa chọn về từ ngữ sao cho phù hợp, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh hợp lý khi viết. - Bài viết bộc lộ cảm xúc của người viết. - Phần mở đầu và kết thúc có thể theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên phải ngắn gọn, hấp dẫn và có sự sáng tạo. - Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. Đặc biệt bài được 8 điểm phải đảm bảo yêu cầu: Văn hay - chữ tốt * Tùy theo mức sai sót về ý, diễn đạt hoặc chữ viết mà cho các mức điểm: 7,5 -7 -6,5 – 6 – 5,5 – 5 - 4,5 - 4 - 3.5 - 3 - 2.5 - 2 - 1.5 - 1 - 0.5 Chú ý: - Điểm chung của bài Tiếng Việt = (Đọc + Viết): 2 - Làm tròn 0,5 thành 1, chỉ làm tròn 1 lần duy nhất ở lượt cộng điểm đọc, viết. VD: Đọc 9, viết 8 = > điểm TV: 8,5 làm tròn thành 9 Đọc 7,5 viết 7 => điểm TV: 7,25 làm tròn thành 7 Đọc 7,5 viết 8 => điểm TV: 7,75 làm tròn thành 8 Đọc 7,25, viết 7,75=> điểm TV: 7,5 làm tròn thành 8 MA TRẬN TIẾNG VIỆT 5 CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018 TT Chủ đề Mạch KT, KN Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 2 1 2 1 6 Số điểm 1 0,5 1,5 1 4 Câu số 1,3 2 6,9 11 Đọc thành tiếng 3 2 Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 3 1 5 Số điểm 0,5 1,5 1 3 Câu số 4 5,7,8 10 3 Chính tả 2 4 Tập làm văn 8 Tổng Số câu 2 2 3 3 1 11 Số điểm 1 1 1,5 2,5 1 7 14,2 % 35,7% 35,7% 14,2% 100%
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_nam_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2.doc