Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4

RỪNG GỖ QUÝ

 Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.

 Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:

- Ông lão đến đây có việc gì?

- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!

- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được

mở ra!

 Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:

 - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!

 Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về

theo đúng lời tiên dặn.

 Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.

 Truyện cổ Tày-Nùng

 

doc10 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên: ............................
Lớp: 4 ......
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học: 2019 - 2020
Điểm
đọc
Điểm
viết
Điểm TV chung
Lời phê của giáo viên
GV chấm ký
A. KIỂM TRA ĐỌC ĐỀ CHẴN
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: ..........
Đọc thầm:
RỪNG GỖ QUÝ
 Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.
 Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:
- Ông lão đến đây có việc gì?
- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!
- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được
mở ra!
 Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:
 - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!
 Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về 
theo đúng lời tiên dặn...
 Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.
 Truyện cổ Tày-Nùng
 * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1/ Khi thấy xuất hiện cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì ? 
A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.
	B. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.
	C. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.
D. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.
2/ Cô tiên cho ông lão chiếc hộp bí mật và căn dặn ông thế nào?
A. Về nhà, ông mới được mở ra.
	B. Không bao giờ được mở hộp ra.
	C. Về nhà cho mọi người cùng ngắm.
	D. Về nhà cất hộp vào chỗ kín nhất. 
3/ Chiếc hộp thứ nhất của cô tiên cho ông lão đựng những gì? 
	A. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.
	B. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.
	C. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.
	D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.
4/ Ghi lại những đặc điểm cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý:
...
5/ Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất? 
	A. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.
	B. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.
	C. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.
	D. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.
6/ Câu chuyện trên giúp em hiểu được điều gì?
......
......
7/ Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng gì?
 A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 
 B. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
 C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
 D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
8/ Có thể thay từ "bền chắc" trong câu "Ông lão ước quê mình có những cây gỗ quý để người dân tha hồ làm nhà ở bền chắc." bằng từ nào dưới đây?
Bền chí B. Bền vững C. Bền bỉ D. Bền chặt 	
9/ Câu văn: "Những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý."
a/ Thuộc kiểu câu kể gì?
 A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?
b/ Ghi lại chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn trên.
- Chủ ngữ là: ...................................................................................................................
- Vị ngữ là: ......................................................................................................................
10/ Viết từ 2 đến 4 câu để nói về những hoạt động của em ở trường trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong 3 kiểu câu kể đã học. 
......
......
......
......
PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên: ..................................
Lớp: 4 ......
BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4
Năm học: 2019 - 2020
Điểm
đọc
Điểm
viết
Điểm TV chung
Lời phê của giáo viên
GV chấm ký
A. KIỂM TRA ĐỌC ĐỀ LẺ
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: ..........
Đọc thầm:
RỪNG GỖ QUÝ
 Xưa có vùng đất toàn đồi cỏ tranh hoặc tre nứa. Gia đình nhà nọ có bốn người phải sống chui rúc trong gian lều ọp ẹp và chật chội.
 Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt đã hiện ra. Ông nghĩ bụng: “Giá vùng ta cũng có những thứ cây này thì tha hồ làm nhà ở bền chắc”. Chợt nghe tiếng nhạc, ông ngoảnh lại thì thấy các cô tiên nữ đang múa hát trên đám cỏ xanh. Một cô tiên chạy lại hỏi:
- Ông lão đến đây có việc gì?
- Tôi đi tìm gỗ làm nhà, thấy rừng gỗ quý ở đây mà thèm quá!
- Được, ta cho ông cái hộp này, ông sẽ có tất cả. Nhưng về nhà, ông mới được
mở ra!
 Ông lão cảm ơn cô tiên rồi bỏ hộp vào túi mang về. Dọc đường, mùi thơm từ chiếc hộp tỏa ra ngào ngạt làm ông thích quá. Ông lấy hộp ra, định hé xem một tí rồi đậy lại ngay. Nào ngờ, nắp hộp vừa hé ra thì bao nhiêu cột kèo, ván gỗ tuôn ra ào ào, lao xuống suối trôi mất. Tần ngần một lúc, ông quay lại khu rừng kể rõ sự việc rồi năn nỉ cô tiên cho cái hộp khác. Đưa ông lão cái hộp thứ hai, cô tiên lại căn dặn:
 - Lần này, ta cho lão những thứ quý gấp trăm lần trước. Nhưng nhất thiết phải về đến nhà mới được mở ra!
 Hộp lần này rất nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ. Ông mang hộp về 
theo đúng lời tiên dặn...
 Nghe tiếng chim hót, ông lão choàng tỉnh giấc. Thì ra đó chỉ là giấc mơ. Nghĩ mãi, ông chợt hiểu: “Cô tiên cho cái hộp quý là có ý bảo ta tìm hạt cây mà gieo trồng, giống như lúa ngô vậy”. Chẳng bao lâu, những đồi tranh, tre nứa đã trở thành rừng gỗ quý. Dân làng lấy gỗ làm nhà, không còn những túp lều lụp xụp như xưa.
 Truyện cổ Tày-Nùng
 * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu:
1/ Khi thấy xuất hiện cánh rừng gỗ quý, ông lão ước mong điều gì? 
A. Có vài cây gỗ quý để cho gia đình mình làm nhà ở bền chắc.
B. Có thứ cây gỗ quý trên quê mình để dân làm nhà ở bền chắc.	
C. Có rất nhiều gỗ quý để cho dân cả vùng làm nhà ở bền chắc.
D. Có hạt giống cây gỗ quý để trồng, tha hồ làm nhà ở bền chắc.
2/ Cô tiên cho ông lão chiếc hộp bí mật và căn dặn ông thế nào?
A. Về nhà cất hộp vào chỗ kín nhất	
B. Không bao giờ được mở hộp ra.
	C. Về nhà cho mọi người cùng ngắm.
D. Về nhà, ông mới được mở ra.
3/ Ghi lại những đặc điểm cho biết chiếc hộp thứ hai đựng hạt cây gỗ quý:
...
4/ Chiếc hộp thứ nhất của cô tiên cho ông lão đựng những gì? 
A. Rất nhiều cột kèo, ván gỗ.
B. Rất nhiều hạt cây gỗ quý.
	C. Hoa quả chín thơm ngào ngạt.
D. Ngôi nhà làm bằng gỗ quý.
5/ Vì sao nói hộp thứ hai quý gấp trăm lần hộp thứ nhất? 
	A. Vì có nhiều loại gỗ quý giá hơn ở hộp trước.
	B. Vì có nhiều cột kèo, ván gỗ hơn ở hộp trước.
	C. Vì có nhiều hạt cây để trồng nên rừng gỗ quý.
	D. Vì có nhiều hạt cây để chia cho cả dân làng.
6/ Câu chuyện trên giúp em hiểu được điều gì?
......
......
7/ Dấu gạch ngang trong bài đọc có tác dụng gì?
 A. Đánh dấu phần chú thích trong câu.
 B. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. 
 C. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. 
 D. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
8/ Có thể thay từ “bền chắc” trong câu “Ông lão ước quê mình có những cây gỗ quý để người dân tha hồ làm nhà ở bền chắc.” bằng từ nào dưới đây?
Bền chặt B. Bền bỉ C. Bền chí D. Bền vững	
9/ Câu văn: “Ông mang hộp về theo đúng lời tiên dặn.”
a/ Thuộc kiểu câu kể gì?
 A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?
b/ Ghi lại chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn trên.
- Chủ ngữ là: ...................................................................................................................
- Vị ngữ là: ......................................................................................................................
10/ Viết từ 2 đến 4 câu để nói về những hoạt động của em ở trường trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong 3 kiểu câu kể đã học. 
......
......
......
......
PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
Môn Tiếng Việt lớp 4
Năm học 2019 – 2020
A. KIỂM TRA ĐỌC 
I. Đọc thành tiếng: Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời câu hỏi:
Đoạn thứ nhất: 
Ngọn gió và cây sồi
Một ngọn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình.
Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang trước ngọn gió hung hăng. Như bị thách thức, ngọn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng cơn giận dữ của ngọn gió, không hề gục ngã. Ngọn gió mệt mỏi, đành đầu hàng. 
Câu hỏi: 1. Khi băng qua khu rừng già, ngọn gió muốn điều gì? 
 2. Cây sồi già đã làm gì trước ngọn gió hung hăng?
Đoạn thứ hai:
Cây xương rồng kiên cường bất khuất
Ngày xưa, xương rồng cũng như tất cả các loài cây khác, có lá xanh và to như chiếc quạt, trông vô cùng đáng yêu.
Có một lần, vì xương rồng đã nói những lời làm Thượng Đế tức giận, nên bị đưa đến sống ở sa mạc. Ở đó không có cây cối, nguồn nước ít ỏi, ánh nắng bỏng rát chiếu suốt ngày, hầu như không có mưa. Gió cát hàng ngày đã làm tàn phai vẻ đẹp của xương rồng. Đến một ngày, nó thầm nghĩ: “ Lẽ nào mình cứ chịu thua như thế này sao? Không! Mình nhất định phải kiên trì sống tiếp!”
Câu hỏi: 1. Vì sao Thượng Đế đưa xương rồng đến sống ở sa mạc?
	 2. Xương rồng gặp khó khăn gì khi sống ở sa mạc?
Đoạn thứ ba
Cây xương rồng kiên cường bất khuất ( tiếp)
Nó biết rằng, ở sa mạc luôn thiếu nước, mà chiếc lá to của nó không ngừng bốc hơi nước. Nếu muốn giữ được nước cho cơ thể, nó cần ngăn chặn sự bốc hơi nước của lá cây, nếu không nó sẽ mất nước và chết khô. Vì thế xương rồng bắt đầu thu nhỏ lá của mình. Nhiều năm sau, lá cây xương rồng đã biến thành những chiếc gai nhỏ như cái kim, vừa nhọn vừa cứng. Như vậy nước được giữ chắc trong những chiếc gai đó, không thể bốc hơi được. 
Từ đó về sau, sa mạc khô hanh trở thành ngôi nhà của xương rồng, chúng đã sinh sống và tồn tại ngoan cường từ thế hệ này đến thế hệ khác cho tới ngày nay.
Câu hỏi: Xương rồng đã làm gì để tiếp tục sống ở sa mạc?
PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4
Năm học: 2019-2020
B. KIỂM TRA VIẾT: 
I. Chính tả: Nghe – viết: (15 phút) 
BÔNG NGŨ SẮC
	Một lần cùng người bạn học cũ, nay là giáo sư triết học tại Đức, đến trung tâm thương mại quốc tế của Đức, cả hai chúng tôi sững sờ trước một vạt bông ngũ sắc rực rỡ trong vườn ngự uyển của Nữ hoàng. Ở Huế, ngũ sắc mọc hoang ở vệ đường, suốt dọc đường tàu xuyên Việt, cơ man nào là bông ngũ sắc. Mấy mươi năm xa, chúng tôi không thể nào quên và thấy bông của chúng nở đầy kí ức.
II. Tập làm văn: (35 phút)
Đề bài: Mỗi buổi sáng đến trường, em thường cùng bạn đi dạo quanh sân trường để ngắm vẻ đẹp của các loài cây và hoa. Em hãy tả lại một cây hoặc hoa mà em yêu thích, gắn bó.
PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4
Năm học 2019 - 2020
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (3 điểm)
	- Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 85 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm
	- Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm.
	+ Câu hỏi đoạn 1:
 1. Khi băng qua khu rừng già, ngọn gió muốn mọi cây cối phải ngã rạp trước sức mạnh của nó.
	2. Cây sồi già đã bám chặt đất, im lặng chịu đựng, không gục ngã.
+ Câu hỏi đoạn 2: 
1. Thượng Đế đưa xương rồng đến sống ở sa mạc vì xương rồng nói những lời làm Thượng Đế tức giận.
2. Xương rồng gặp những khó khăn khi sống ở sa mạc như: nguồn nước ít ỏi, nắng bỏng rát suốt ngày, không có mưa.
+ Câu hỏi đoạn 3:
Để tiếp tục sống ở sa mạc xương rồng thu nhỏ lá của mình thành những chiếc gai nhờ đó nước được giữ chắc trong những chiếc gai, không thể bốc hơi được. 
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 4
Năm học 2019 - 2020
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu
Đề chẵn
Đề lẻ
Điểm
1
Khoanh đúng vào C
Khoanh đúng vào B
0,5
2
Khoanh đúng vào A
Khoanh đúng vào D
0,5
3
Khoanh đúng vào B
Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc côc như hạt đỗ
0,5
4
Nhẹ, không thơm, lắc nghe lốc cốc như hạt đỗ - 1điểm
Khoanh đúng vào A - 0,5 điểm
5
Khoanh đúng vào D - 0,5 điểm
Khoanh đúng vào C – 1điểm
6
Trả lời đúng: Muốn có rừng gỗ quý, phải tìm hạt cây để gieo trồng, chăm sóc
1
7
Khoanh đúng vào A
Khoanh đúng vào B
0,5
8
Khoanh đúng vào B
Khoanh đúng vào D
0,5
9
a. Khoanh đúng vào C
a. Khoanh đúng vào A
0,5
b. Điền đúng:
- CN: Những đồi tranh, tre nứa 
- VN: đã trở thành rừng gỗ quý
b. Điền đúng:
- CN: Ông 
- VN: mang hộp về theo đúng lời tiên dặn
0,5
(Mỗi chỗ chấm điền đúng 0,25 điểm)
10
- HS viết được theo yêu cầu 2 đến 4 câu nói về những hoạt động của mình khi ở trường trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong 3 kiểu câu kể đã học cho 1 điểm.
- HS viết được theo yêu cầu 2 đến 4 câu nói về những hoạt động của mình khi ở trường trong đó có sử dụng ít nhất 1 trong 3 kiểu câu kể đã học cho 0,5 điểm.
- HS viết không đúng yêu cầu không nói về những hoạt động của mình khi ở trường cho 0 điểm.
- Còn mắc lỗi chính tả hoặc lỗi dùng từ, lỗi câu trừ 0,25 điểm
 1
PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ I - LỚP 4
Năm học 2019 - 2020
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
1 điểm
Tốc độ đạt yêu cầu
Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ
Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp 
Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm
Viết đúng chính tả: 1 điểm
Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-6 lỗi: 0,5 điểm, có trên 6 lỗi: 0 điểm
II. Tập làm văn (8 điểm)
* Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể):
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1
0,5
0
1
Mở bài: 
Giới thiệu cây
(1 điểm)
- Học sinh giới thiệu được cây mà mình định tả
- Giới thiệu cây mà em yêu thích, gắn bó.
- Học sinh giới thiệu được cây mà mình định tả
Không có phần mở bài.
2a
Thân bài
(4 điểm)
Nội dung: 
(1,5 điểm)
- Tả bao quát, tả chi tiết được đặc điểm nổi bật các bộ phận của cây, tả cây đúng vào buổi sáng, có lồng hình ảnh thiên nhiên khác
- Tả bao quát, tả chi tiết được các bộ phận của cây nhưng còn chung chung.
Thiếu tả bao quát
2b
Kĩ năng: (1,5 điểm)
- Tả theo một trình tự nhất định; diễn đạt trôi chảy, các câu văn có sự liên kết 
- Tả theo một trình tự nhất định; diễn đạt trôi chảy, các câu văn không có sự liên kết 
- Tả theo một trình tự nhất định; diễn đạt chưa trôi chảy, các câu văn chưa có sự liên kết 
Tả không theo một trình tự nhất định; diễn đạt lủng củng, các câu văn khôngcó sự liên kết 
2c
Cảm xúc
(1 điểm)
- Nêu được sự yêu thích, gắn bó
- Chỉ nêu được sự yêu thích hoặc gắn bó
 Không nêu được sự yêu thích, gắn bó
3
Kết bài: (1 điểm)
- Có phần kết bài bằng một hoặc vài câu. Nêu lên tình cảm với cây 
Không có phần kết bài
4
Chữ viết, chính tả
(0,5 điểm)
- Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng. 
- Có từ 0-3 lỗi chính tả.
- Chữ viết không đúng kiểu, đúng cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 5 lỗi chính tả
5
Dùng từ, đặt câu 
(0,5 điểm)
 Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu.
Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt câu.
6
Sáng tạo (1 điểm)
- Bài viết có ý độc đáo.
- Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, câu văn có hình ảnh
- Đạt 1 trong 2 yêu cầu đã nêu.
Không đạt hai yêu cầu đã nêu.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_4.doc