Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5

ĐỢI CHÚ NÓI LỜI CẢM ƠN

 Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông tỏ vẻ lo lắng, nói to với đám đông:

 - Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra.

 Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:

 - Để cháu giúp cho ạ!

 Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.

 Người đàn ông vừa định đưa tờ một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng:

 - Anh cho nó mười nghìn là được rồi!

 Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình nói:

 - Cháu thấy chú đưa ít tiền à?

 - Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải vì để nhận tiền thù lao!

 - Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì?

 - Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng "Cảm ơn".

 

doc11 trang | Chia sẻ: lieuthaitn11 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
MA TRẬN RA ĐỀ MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KỲ II - LỚP 5
Phần
Câu
Nội dung kiến thức cần kiểm tra
Điểm
Mức
ĐỌC
Kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng:
Đọc trôi chảy lưu loát đoạn văn, diễn cảm, đúng tốc độ, trả lời đúng câu hỏi (khoảng 120 tiếng/phút).
(3đ)
Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu :
(7đ)
1
Tìm hiểu nội dung bài đọc
(0,5đ)
M1
2
Tìm hiểu nội dung bài đọc
(0,5đ)
M1
3
Tìm hiểu nội dung bài đọc
(0,5đ)
M1
4
Tìm hiểu nội dung bài đọc
(0,5đ)
M2
5
Tìm hiểu nội dung bài đọc
(1đ)
M3
6
Tìm hiểu nội dung bài đọc
(1đ)
M4
7
Liên kết câu
(0,5đ)
M1
8
Xác định thành phần của câu
(1đ)
M2
9
Câu ghép
(0,5đ)
M2
10
Đặt câu ghép có cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân, kết quả
(1đ)
M3
VIẾT
1
Chính tả
Chính tả (nghe-viết):
Kiểm tra kỹ năng nghe-viết đúng bài chính tả, trình bày sạch sẽ, đúng hình thức bài văn, đúng tốc độ viết (khoảng 100 chữ/15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài.
(2đ)
2
TLV
Viết bài văn:
Kiểm tra kỹ năng viết bài văn đồ vật có nội dung như đề yêu cầu.
(8đ)
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên:.............
Lớp 5
 BÀI KIỂM TRA GI÷A HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề )
ĐỀ CHẴN
Điểm KT đọc
Điểm KT viết
Điểm TV
Lời phê của giáo viên
GV chấm ký 
A. KIỂM TRA ĐỌC 	
II. Đọc hiểu: (30 phút) 	 	 Đọc hiểu:  	Đọc thành tiếng: 
* Đọc thầm: 
	ĐỢI CHÚ NÓI LỜI CẢM ƠN
 Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông tỏ vẻ lo lắng, nói to với đám đông:
 - Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra.
 Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:
 - Để cháu giúp cho ạ!
 Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.
 Người đàn ông vừa định đưa tờ một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng:
 - Anh cho nó mười nghìn là được rồi!
 Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình nói:
 - Cháu thấy chú đưa ít tiền à?
 - Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải vì để nhận tiền thù lao!
 - Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì?
 - Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng "Cảm ơn".
 Theo NGUYỄN KIM LÂN 
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm các bài tập dưới đây.
Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: 
 Người đàn ông nhờ mọi người vặn chặt ... ở thùng xăng dưới gầm chiếc xe.
Câu 2. Ai là người đã đến giúp người đàn ông đó? 
 A. Anh thanh niên.
 B. Cậu bé 11 tuổi. 
 C. Cô bán hàng
 D. Bác thợ xây. 
Câu 3. Khi người đàn ông đưa tiền cho cậu bé chữa hộ xe, cậu bé đã làm gì? 
 A. Cảm ơn người đàn ông. 
 B. Đòi người đàn ông trả thêm tiền.
 C. Xin người đàn ông trả đúng một trăm nghìn. 
 D. Không nhận tiền và đứng yên chờ đợi 
Câu 4. Vì sao đã từ chối nhận tiền mà cậu bé vẫn không đi? 
 A. Vì cậu đợi người đàn ông nói hai tiếng "Cảm ơn"với mình.
 B. Vì cậu muốn biết chiếc xe có ổn không.
 C. Vì người đàn ông đã không giữ đúng lời hứa.
 D. Vì muốn người đàn ông trả thêm tiền. 
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
....
..
Câu 6. Nếu là người đàn ông trong câu chuyện, em cảm thấy như thế nào và hành động ra sao khi cậu bé nói đợi được nghe hai tiếng "Cảm ơn"? 
...
Câu 7: Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? 
 “Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi.” 
 A. Thay thế từ ngữ
	 C. Lặp từ ngữ. 
 B. Dùng từ ngữ nối
D. Lặp từ và thay thế từ ngữ
Câu 8. Gạch chân và ghi chú dưới chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: 
Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.
...................................................................................................................................................
Câu 9. Trong các câu văn sau câu nào là câu ghép?
 A. Các thầy cô giáo đã dạy cậu bé, giúp người khác không phải vì để nhận tiền.
 B. Ai vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi, tôi trả một trăm nghìn.
 C. Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. 
 D. Ngay lúc đó, chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. 
Câu 10. Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ để nói về cậu bé trong câu chuyện trên.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
 PHÒNG GD&ĐT GIA LÂM
TRƯỜNG TH LÊ NGỌC HÂN
Họ và tên:.............
Lớp 5
 BÀI KIỂM TRA GI÷A HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề )
ĐỀ LẺ
Điểm KT đọc
Điểm KT viết
Điểm TV
Lời phê của giáo viên
GV chấm ký 
A. KIỂM TRA ĐỌC 	
II. Đọc hiểu: (30 phút) 	 	 Đọc hiểu:  	Đọc thành tiếng: 
* Đọc thầm: 
	ĐỢI CHÚ NÓI LỜI CẢM ƠN
 Đám đông đang vây quanh một chiếc xe con. Người đàn ông tỏ vẻ lo lắng, nói to với đám đông:
 - Ai có thể vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi không? Ai làm được, tôi sẽ trả người đó bằng số tiền này! - Vừa nói anh ta vừa rút tờ giấy bạc một trăm nghìn ra.
 Một cậu bé khoảng 11 tuổi rẽ đám đông bước tới, miệng nói:
 - Để cháu giúp cho ạ!
 Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.
 Người đàn ông vừa định đưa tờ một trăm nghìn cho chú bé thì người phụ nữ trên xe lên tiếng:
 - Anh cho nó mười nghìn là được rồi!
 Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. Chú bé không cầm tiền và lắc đầu. Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. Người đàn ông có vẻ bực mình nói:
 - Cháu thấy chú đưa ít tiền à?
 - Không ạ. Cháu không chê ít hay nhiều. Các thầy cô giáo đã dạy cháu, giúp người khác không phải vì để nhận tiền thù lao!
 - Thế tại sao nhóc không đi đi? Còn đợi cái gì?
 - Cháu đợi chú nói với cháu hai tiếng "Cảm ơn".
 Theo NGUYỄN KIM LÂN 
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng và làm các bài tập dưới đây.
Câu 1. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để được ý đúng: 
 Người đàn ông nhờ mọi người vặn chặt ... ở thùng xăng dưới gầm chiếc xe.
Câu 2. Ai là người đã đến giúp người đàn ông đó? 
 A. Anh thanh niên.
 B. Bác thợ xây. 
 C. Cô bán hàng.
 D. Cậu bé 11 tuổi. 
Câu 3. Khi người đàn ông đưa tiền cho cậu bé chữa hộ xe, cậu bé đã làm gì? 
 A. Đòi người đàn ông trả thêm tiền. 
 B. Xin người đàn ông trả đúng một trăm nghìn. 
 C. Không nhận tiền và đứng yên chờ đợi 
 D. Cảm ơn người đàn ông. 
Câu 4. Vì sao đã từ chối nhận tiền mà cậu bé vẫn không đi? 
 A. Vì cậu muốn biết chiếc xe có ổn không.
 B. Vì cậu đợi người đàn ông nói hai tiếng "Cảm ơn"với mình.
 C. Vì người đàn ông đã không giữ đúng lời hứa.
 D. Vì muốn người đàn ông trả thêm tiền. 
Câu 5. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
....
..
Câu 6. Nếu là người đàn ông trong câu chuyện, em cảm thấy như thế nào và hành động ra sao khi cậu bé nói đợi được nghe hai tiếng "Cảm ơn"? ...
Câu 7: Hai câu văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào? 
 “Người đàn ông liền lấy thêm tờ mười nghìn nữa đưa cho chú bé. Chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi.” 
 A. Lặp từ ngữ.
	 C. Thay thế từ ngữ
 B. Dùng từ ngữ nối
D. Lặp từ và thay thế từ ngữ
Câu 8. Gạch chân và ghi chú dưới chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: 
Một lát sau, chú bé chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.
...................................................................................................................................................
Câu 9. Trong các câu văn sau câu nào là câu ghép?
 A. Ai vặn chặt con ốc ở thùng xăng dưới gầm xe hộ tôi, tôi trả một trăm nghìn.
 B. Người đàn ông nhận nắm tiền lẻ, chọn lấy tờ mười nghìn đưa cho chú bé. 
 C. Ngay lúc đó, chú bé vẫn không cầm tiền và tiếp tục đứng yên chờ đợi. 
 D. Các thầy cô giáo đã dạy cậu bé, giúp người khác không phải vì để nhận tiền.
Câu 10. Đặt một câu ghép có cặp quan hệ từ để nói về cậu bé trong câu chuyện trên.
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 5
Năm học: 2019 - 2020
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp trả lời câu hỏi: (3 điểm)
	Đọc 1 trong 2 đoạn sau và trả lời 1 câu hỏi.
BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. 
Câu hỏi 
1. Đoạn văn tả cảnh gì?
2. Những âm thanh nào được nhắc đến trong đoạn văn trên?
HOA TÓC TIÊN
          Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo. Viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
          Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng hoa tóc tiên đua nhau nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi
hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương, muốn ăn ngay.
Câu hỏi 
1. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì?
2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KT GIỮA HỌC KÌ II
Môn Tiếng Việt - Lớp 5
Năm học 2019 - 2020
A. Bài kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Kiểm tra đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi : (3 điểm) 
	- Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 115 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm.
	- Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm
	- Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm.
BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
1. Đoạn văn tả cảnh gì?
 Tả cảnh buổi sáng sớm ở thung lũng
2. Những âm thanh nào được nhắc đến trong đoạn văn trên?
Âm thanh của tiếng gà gáy; tiếng ve, tiếng chim cuốc kêu; tiếng người nói chuyện và gọi nhau
 HOA TÓC TIÊN
1. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy giáo có màu gì?
	Màu hồng cánh sen nhẹ 
2. Tác giả so sánh mùi thơm của hoa tóc tiên với gì?
	Với phong bánh đậu Hải Dương
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm)
Câu
Đề chẵn
Đề lẻ
Điểm
1
Từ cần điền : con ốc
0,5 điểm
2
Khoanh vào ý B
Khoanh vào ý D
0,5 điểm
3
Khoanh vào ý D
Khoanh vào ý C
0,5 điểm
4
Khoanh vào ý A
Khoanh vào ý B
0,5 điểm
5
 Cần nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.
1 điểm
6
Trả lời được 2 ý
- cảm thấy xấu hổ vì mình là người lớn mà cư xử không lịch sự bằng một đứa bé 
- nói lời "Cảm ơn" với cậu bé. 
0,5 điểm
0,5 điểm
7
Khoanh vào ý C
Khoanh vào ý A
0,5 điểm
8
Xác định đúng
CN: chú bé
VN: chui ra khỏi gầm xe, yên lặng nhìn người đàn ông với ánh mắt chờ đợi.
0,5 điểm
0,5 điểm
9
Khoanh vào ý B
Khoanh vào ý A
0,5 điểm
10
HS đặt câu đúng yêu cầu; đúng về mặt hình thức câu; đúng cấu tạo; câu rõ nghĩa cho 1 điểm
1 điểm
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học: 2019 - 2020
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
I. Chính tả:  (2 điểm) Thời gian: 15 phút 
 Nghe - viết: GV đọc cho học sinh viết.
HOA LOA KÈN
Không rõ tự lúc nào, loài hoa trắng muốt có hương thơm dịu dàng ấy đã trở thành nỗi nhớ mong cho tháng tư Hà Nội. Sau mùa hoa sữa tưng bừng trên những tầng cao thành phố, giờ là lúc những gánh hoa loa kèn chuẩn bị xuống phố, tô điểm cho Hà Nội những ngày giao mùa.
Mùa hoa loa kèn chỉ chóng vánh trong hai tuần lễ ngắn ngủi. Đến thật nhanh và đi cũng thật nhanh. Đó là điều khác biệt hẳn của hoa loa kèn với các loài hoa khác. 
II. Tập làm văn: (8 điểm) Thời gian: 35 phút
Đề bài: Tả một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5
Năm học 2019 - 2020
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
 1điểm
Tốc độ đạt yêu cầu
Chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ
Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp 
Nếu không đạt 1 trong 3 ý trên thì trừ 0,5 điểm
Viết đúng chính tả: 1 điểm
Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm, có 4-6 lỗi: 0,5 điểm, có trên 6 lỗi: 0 điểm
II . Tập làm văn: 8 điểm
TT
Điểm thành phần
Mức điểm
1,5
1 
0,5 
0
1
Mở bài (1 điểm)
- Giới thiệu được đồ vật hoặc món quà định tả.
- Giới thiệu được đó là đồ vật hoặc món quà mà mình yêu quý và trân trọng.
- Giới thiệu được đồ vật hoặc món quà định tả.
Không có phần mở bài 
2a
Thân bài
(4 điểm)
Tả bao quát (1điểm)
.- Miêu tả được các đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắccủa đồ vật hoặc món quà
 - Các chi tiết miêu tả thể hiện rõ nét hình ảnh của đồ vật hoặc món quà đó.
- Miêu tả được các đặc điểm nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc. của đồ vật hoặc món quà
- Các chi tiết miêu tả đồ vật hoặc món quà còn chung chung
Không quan tâm đến trình tự miêu tả
2b
Tả chi tiết tiêu biểu, nổi bật (2 điểm)
- Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật hoặc món quà theo trình tự hợp lí., các chi tiết miêu tả thể hiện rõ nét hình ảnh của đồ vật hoặc món quà đó.
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả hợp lý, lô gic, câu văn có hình ảnh.
- Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật hoặc món quà theo trình tự hợp lí, các chi tiết miêu tả còn kể lể, chung chung.
- Sắp xếp các chi tiết miêu tả tương đối hợp lý, lô gic, có hình ảnh.
- Tả chi tiết từng bộ phận tiêu biểu của đồ vật
- sắp xếp các chi tiết còn lộn xộn, không theo trình tự hợp lí.
Không đạt các yêu cầu đã nêu
2c
Cảm xúc
(1 điểm)
Thể hiện được tình cảm chân thành và có kỉ niệm sâu sắc với đồ vật hoặc món quà mình tả 
Thể hiện được tình cảm với đồ vật hoặc món quà .
Chưa thể hiện được rõ tình cảm với đồ vật hoặc món quà .
Không đạt yêu cầu đã nêu.
3
Kết bài (1 điểm)
- KB nêu cảm nghĩ về đồ vật hoặc món quà vừa tả, mong muốn bản thân yêu mến, giữ gìn, bảo vệ đồ vật hoặc món quà đó.
Có phần kết bài nêu cảm nghĩ về đồ vật hoặc món quà vừa tả
Không có phần kết bài
4
Chữ viết, chính tả
(0,5 điểm)
Chữ viết đúng kiểu, đúng cỡ, rõ ràng. 
- Có từ 0-3 lỗi chính tả
Chữ viết ko đúng kiểu, đúng cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 5 lỗi chính tả
5
Dùng từ, đặt câu
(0,5 điểm)
Có từ 0-3 lỗi dùng từ, đặt câu.
Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt câu.
6
Sáng tạo
(1 điểm)
- Bài viết có ý độc đáo.
- Biết sử dụng các BPNT, câu văn có hình ảnh
Đạt 1 trong 2 yêu cầu đã nêu.
Không đạt hai yêu cầu đã nêu.

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5.doc