Bài kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2020-2021 - Trường Tiểu học xã Nghĩa Sơn (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)
Câu 3 Vì sao Bàn tay giận dữ, định quẳng lá Em ra vườn ?
A. Vì cứ đổ gạo vào khuôn lá thì gạo lại vãi ra ngoài.
B. Vì lá Em thường xuyên trốn học.
C. Vì lá Em rất lười.
D. Vì lá Em không nghe lời Bàn tay.
Câu 4. Trong câu “Nay, tôi lành lặn thế này, tôi sẽ giúp nó.” có mấy danh từ ?
A. 2 danh từ. B. 3 danh từ. C. 4 danh từ. D. 5 danh từ.
Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy ?
A. Lạnh lẽo, lành lặn, ngơ ngẩn, con người.
B. Lành lặn, lác đác, ngưng tụ, ngơ ngẩn.
C. Lác đác, lành lặn, sự sống, con người.
D. Lạnh lẽo, lành lặn, ngơ ngẩn, lác đác
ĐIỂM TRƯỜNG TIỂU HỌC NGHĨA SƠN-NGHĨA HƯNG BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng) Thời gian làm bài 40 phút SBD Chữ kí của giám thị Chữ kí của giám khảo Họ tên học sinh: ............................................................................................................................... Lớp: ..................... Nhận xét của giáo viên: ................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................... Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (20 phút) I. Đọc thầm văn bản sau: Chuyện kể: Đã lâu lắm rồi, hai chị em cái lá sống với nhau thuận hoà trong vườn. Một hôm, cái bàn tay người mới hái lá để gói bánh. Lá Em vì yếu ớt nên bị gió đánh táp, rách xơ rách xác, thành thử cứ đổ gạo vào khuôn lá thì gạo lại vãi ra ngoài. Bàn tay giận dữ, quát tháo, định bụng quẳng nó ra vườn cho khô rồi đem đun. Lá Chị thấy vậy, bèn nói với Bàn tay: - Người hãy thương tới nó. Vì nó yếu ớt, nghèo khó nên gió làm nó rách nát, chứ nó đâu có tội tình gì. Nay, tôi lành lặn thế này, tôi sẽ giúp nó. Bàn tay bảo: - Ngươi định giúp nó như thế nào ? Lá chị mới thưa rằng: - Người cứ bọc tôi ra ngoài, lót nó vào trong. Như thế, gạo đã không vãi ra mà áo bánh lại dày lên, đem luộc bánh lại chẳng ngon hơn ư ! Bàn tay nghe nói có lý, lại thấy chị em cái lá nó thương yêu nhau, muốn đùm bọc nhau nên mới khéo léo trải lá lành lên, đệm lá rách ở phía trong rồi mới đổ gạo vào. Không thấy gạo lọt ra ngoài, đem luộc bánh lại mềm ngon hơn, bèn nói: - Đúng là lá lành đùm lá rách có khác. Nhà xuất bản Thông tấn II. Dựa vào văn bản trên hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng (Chọn 1 trong 4 đáp án đưa ra trong mỗi câu). Câu 1. Bàn tay người hái lá để làm gì ? A. Luộc B. Nấu canh C. Phơi khô D. Gói bánh Câu 2. Sau khi bị gió đánh, hình ảnh của lá Em như thế nào ? A. Xanh mượt, óng ả. B. Rách xơ rách xác. C. Héo rũ, sơ xác. D. Lành lặn, mềm mại Câu 3 Vì sao Bàn tay giận dữ, định quẳng lá Em ra vườn ? A. Vì cứ đổ gạo vào khuôn lá thì gạo lại vãi ra ngoài. B. Vì lá Em thường xuyên trốn học. C. Vì lá Em rất lười. D. Vì lá Em không nghe lời Bàn tay. Câu 4. Trong câu “Nay, tôi lành lặn thế này, tôi sẽ giúp nó.” có mấy danh từ ? A. 2 danh từ. B. 3 danh từ. C. 4 danh từ. D. 5 danh từ. Câu 5. Dòng nào dưới đây chỉ toàn từ láy ? A. Lạnh lẽo, lành lặn, ngơ ngẩn, con người. B. Lành lặn, lác đác, ngưng tụ, ngơ ngẩn. C. Lác đác, lành lặn, sự sống, con người. D. Lạnh lẽo, lành lặn, ngơ ngẩn, lác đác. Câu 6. Câu: Bàn tay bảo: - Ngươi định giúp nó như thế nào? Dấu hai chấm trong câu trên có tác dụng gì ? A. Giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Miêu tả nhân vật. C. Dẫn lời nói của một nhân vật. D. Phối hợp với dấu ngoặc kép. III. Hoàn thành các bài tập sau (Học sinh học hòa nhập không phải làm phần này) Câu 7. Viết câu trả lời của em: Sau khi nghe lá Chị thưa, Bàn tay đã làm gì để gạo không bị lọt ra ngoài ? . Câu 8. Em hiểu câu: “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là thế nào ? Em hãy kể một việc mà em đã làm theo đúng nghĩa của câu trên. IV. Đọc thành tiếng (Giám thị coi kiểm tra cho học sinh đọc một trong hai đoạn văn theo yêu cầu. Học sinh không trả lời câu hỏi ở phần đọc thành tiếng.) Điểm đạt được: .
File đính kèm:
- bai_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2020_202.doc