Bài kiểm tra giữa kì II môn Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học xã Nghĩa Sơn (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)

Câu 1. Giọt sương được miêu tả như thế nào ?

A. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá.

B. Giọt sương giống như hạt đậu trên lá mồng tơi.

C. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc, nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, đến mức có thể soi mình vào đó.

Câu 2. Khi soi mình vào giọt sương, ta nhìn thấy gì?

A. Ta thấy được hình ảnh của chính mình.

B. Ta thấy được hình ảnh của chim vành khuyên.

C. Ta thấy được vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.

Câu 3. Vì sao giọt sương mừng rỡ suýt lăn xuống đất khi thấy chim vành khuyên?

A. Vì giọt sương quý chim vành khuyên nên chỉ muốn gặp vành khuyên trước khi bị tan biến.

B. Vì giọt sương biết cuộc sống của mình ngắn ngủi nhưng nhờ giúp ích cho vành khuyên, nó sinh ra không phải là vô ích.

C. Vì giọt sương rất thích nghe tiếng hót của chim vành khuyên.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài kiểm tra giữa kì II môn Tiếng việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Trường tiểu học xã Nghĩa Sơn (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng), để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ NGHĨA SƠN
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)
Người coi kiểm tra
(Kí, ghi rõ họ tên)
Họ tên học sinh: ............................................................................ 
Số phách
Lớp: .......................................................................................................
Phòng: ..
Số báo danh: .
BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020-2021
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 (Phần đọc hiểu, đọc thành tiếng)
Điểm
(Thời gian làm bài 40 phút)
Số phách
Gốc
Làm tròn
Người chấm thứ nhất: 
Người chấm thứ hai: ..
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh: ....................................................................................................
...........................
.............................
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt (20 phút)
I. Đọc thầm văn bản sau
GIỌT SƯƠNG
Có một giọt sương nhỏ đậu trên lá mồng tơi. Giọt sương đã ngủ ở đó suốt cả đêm. Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc. Nó chỉ là giọt nước nhỏ xíu, hiền lành. Một giọt nước trong vắt, trong đến nỗi soi mình vào đó bạn sẽ thấy được cả vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
Giọt sương biết mình không tồn tại được lâu. Chỉ lát nữa thôi, khi mặt trời lên cao, nó sẽ tan biến vào không khí.
“Tờ-rích, tờ-rích” Một chị vành khuyên bỗng từ đâu bay vụt đến, đậu trên hàng rào. Ông mặt trời vẫn chưa lên khỏi ngọn cây. Nhìn thấy vành khuyên, giọt sương mừng quá, suýt nữa thì lăn xuống đất. Nó vội cất giọng thì thầm: 
- Chị đến thật đúng lúc ! Em sinh ra chính là để dành cho chị đây !”
Chị vành khuyên ngó nghiêng nhìn. Chị đã nghe thấy những lời thì thầm của giọt sương, hớp từng hớp nhỏ từ giọt nước mát lành, tinh khiết mà thiên nhiên có nhã ý ban cho loài chim chăm chỉ có giọng hót hay.
Buổi sáng hôm đó, trong bài hát tuyệt vời của chim vành khuyên, người ta lại thấy thấp thoáng hình ảnh của vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu và cả giọt sương mai 
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó đã vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên. 
Theo TRẦN ĐỨC TIẾN
II. Dựa vào văn bản trên hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Chọn 1 trong các đáp án đưa ra trong mỗi câu)
Câu 1. Giọt sương được miêu tả như thế nào ? 
A. Giọt sương có hình tròn, nằm im trên lá.
B. Giọt sương giống như hạt đậu trên lá mồng tơi.
C. Giọt sương là một giọt nước lấp lánh như hạt ngọc, nhỏ xíu, hiền lành, trong vắt, đến mức có thể soi mình vào đó.
Câu 2. Khi soi mình vào giọt sương, ta nhìn thấy gì? 
A. Ta thấy được hình ảnh của chính mình.
B. Ta thấy được hình ảnh của chim vành khuyên.
C. Ta thấy được vườn cây, con đường, dòng sông, bầu trời mùa thu biếc xanh với những cụm mây trắng bay lững thững.
Câu 3. Vì sao giọt sương mừng rỡ suýt lăn xuống đất khi thấy chim vành khuyên? 
A. Vì giọt sương quý chim vành khuyên nên chỉ muốn gặp vành khuyên trước khi bị tan biến.
B. Vì giọt sương biết cuộc sống của mình ngắn ngủi nhưng nhờ giúp ích cho vành khuyên, nó sinh ra không phải là vô ích.
C. Vì giọt sương rất thích nghe tiếng hót của chim vành khuyên.
Câu 4. Hai câu sau liên kết với nhau bằng cách nào ?
Giọt sương nhỏ không mất đi. Nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.
A. Lặp các từ ngữ	
B. Thay thế từ ngữ	
C. Lặp các từ ngữ và thay thế từ ngữ 
III. Hoàn thành các bài tập sau
Câu 5. Khi thấy giọt sương, chị vành khuyên đã làm gì ?
..
.. 
Câu 6. Khi nói: “Giọt sương nhỏ không mất đi mà nó vĩnh viễn hóa thân vào giọng hát của vành khuyên.” tác giả muốn nói lên điều gì ?
..
.. 
Câu 7. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ chấm () trong câu sau:
............................. giọt sương không tồn tại được lâu ............. nó sinh ra không phải là vô ích. 
Câu 8. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau:
Đến sáng, những tia nắng mặt trời đầu tiên thức dậy, nhảy nhót xung quanh mà nó vẫn nằm im, lấp lánh như hạt ngọc.
	Chủ ngữ là: .
	Vị ngữ là: ..
B. Đọc thành tiếng
Điểm đạt được: . điểm

File đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_20.doc