Bài ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lương Thế Vinh

a. Mở bài: Nêu luận điểm tổng quát của bài viết.

b. Thân bài:

Luận điểm 1: luận cứ 1- luận cứ 2

Luận điểm 2: luận cứ 1- luận cứ 2

Luận điểm 3: luận cứ 1- luận cứ 2

- Trình bày theo trình tự thời gian

-Trình bày theo quan hệ chỉnh thể bộ phận

- Trình bày theo quan hệ nhân quả

c. Kết bài: tổng kết và nêu hướng mở rộng luận điểm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Do tình hình dịch viêm phổi cấp Corona diễn ra phức tạp và thực hiện công văn số 40/UBND- VP7, học sinh trường Lương tiếp tục nghỉ học. Trong thời gian ở nhà, để củng cố kiến thức cho HS, nhóm Văn 7 trường THCS Lương Thế Vinh có biên soạn nội dung ôn tập. Kính đề nghị quý phụ huynh đôn đốc các con hoàn thành. Chúc các con và gia đình an toàn, mạnh khỏe vượt qua đại dịch.
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Ôn tập văn học
1. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất”
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản:
Các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
2. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản “Tục ngữ về con người và xã hội”.
a. Nghệ thuật.
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ,...
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
b. Ý nghĩa văn bản: 
Các câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
a. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: Lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
b. Ý nghĩa văn bản.
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
Ôn tập Tiếng Việt
I. Lý thuyết
1. Thế nào là câu rút gọn? Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì? Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì? SGK / 15, 16
2. Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng của câu đặc biệt: SGK/ 28, 29
II. Luyện tập
 * Cho HS làm các bài tập trong SGK
 * Biết đặt câu , viết đoạn văn và nhận diện các kiểu câu trên trong đoạn văn, thơ.
 VD BT thêm:
 BT1: Hãy chép lại câu rút gọn trong những trường hợp sau:
Người ta là hoa đất
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Nuôi lơn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Học ăn, học nói, học gói, học mở.
BT2:Hãy cho biết cấu tạo của các câu đặc biệt.
GV : Gợi ý cho hs tìm các câu đặc biệt có trong đoạn văn và phân loại chúng.
a) Buổi hầu sáng hôm ấy.Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường.
 ( Nguyễn Công Hoan)
b) Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ.Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập.
 ( Nguyễn Thị Thu Hiền)
c) Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà.
 BT3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a) Vài hôm sau. Buổi chiều.
 CĐB CĐB
Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về phố thị.
b) Lớp sinh hoạt vào lúc nào?
 - Buổi chiều.(CRG)
c) Bên ngoài.(CĐB)
Người đang đi và thời gian đang trôi.
d) Anh để xe trong sân hay ngoài sân?
- Bên ngoài( CRG)
e) Mưa. ( ĐB) Nước xối xả đổ vào mái hiên.
 Nước gì đang xối xả vào mái hiên thế?
 - Mưa (CRG)
Ôn tập Tập làm văn
I- Tìm hiểu đề văn nghị luận:
Hs ôn tập về đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận .
Gv nêu các yêu cầu: + Đề văn nghị luận nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết phải có ý kiến về vấn đề đó.
+ Tính chất của đề văn nghị luận như: ca ngợi, phân tích, phản bácđòi hỏi phải vận dụng phương pháp phù hợp.
+ Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là xác định đúng vấn đề, phạm vi tính chất của bài nghị luận để làm bài khỏi sai lệch.
? Yêu cầu của đề văn nghị luận là gì?
Hs
- Lập ý cho bài văn nghị luận.Là xác định luận điểm, luận chứng luận cứ, xây dựng lập luận
II- Ôn tập bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận:
- Bố cục bài văn nghị luận gồm 3 phần
a. Mở bài: Nêu luận điểm tổng quát của bài viết.
b. Thân bài:
Luận điểm 1: luận cứ 1- luận cứ 2
Luận điểm 2: luận cứ 1- luận cứ 2
Luận điểm 3: luận cứ 1- luận cứ 2
- Trình bày theo trình tự thời gian
-Trình bày theo quan hệ chỉnh thể bộ phận
- Trình bày theo quan hệ nhân quả
c. Kết bài: tổng kết và nêu hướng mở rộng luận điểm.
II.Luyện tập.
BT1: Hãy chứng minh “Có chí thì nên”
1. Tìm hiểu đề:
- Đề nêu lên vấn đề: vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực
- Đối tượng và phạm vi nghị luận: ý chí, nghị lực.
Khuynh hướng; khẳng định có ý chí nghị lực thì sẽ thành công.
- Người viết phải chứng minh vấn đề.
2. Lập ý:
* Mở bài:
+ Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết.
+ Đó là một chân lý.
*Thân bài:
- Luận cứ:
+ Dùng hình ảnh " sắt, kim" để nêu lên một số vấn đề kiên trì.
+ Kiên trì là điều rất cần thiết đêt con người vượt qua mọi trở ngại 
+ Không có kiên trì thì không làm được gì
- Luận chứng:
+ Những người có đức kiên trì điều thành công.
. Dẫn chứng xưa: Trần Minh khố chuối.
. Dẫn chứng ngày nay: tấm gương của Bác Hồ
Kiên trì giúp người ta vượt qua khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được.
.Dẫn chứng: thấy Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay
.Dẫn chứng thơ văn; xưa nay điều có những câu thơ văn tương tự.
" Không có việc gì khó 
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
 Hồ Chí Minh
" Nước chảy đá mòn "
* Kết bài: Mọi người nên tu dưỡng kiên trì.
 BT2: Tìm hiểu đề và lập ý cho bài văn " Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"( Hồ Chí Minh)
+ Mở bài:
Nêu luận đề:" Dân ta có một lòng nồng nàn yeu nước" và khẳng định:" Đó là một truyền thống quí báu của ta".
Sức mạnh của lòng yêu nước khi tổ quốc bị xâm lăng:
+ Ví với làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn .
+ Lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn.
+ Nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
+ Thân bài( quá khứ- hiện tại)
a. Lòng yêu nước của nhân dân ta được phản ánh qua nhiều cuộc kháng chiến.
Những trang sử vẻ vang qua thời đại bà trưng, bà triệu, trần hưng đạo, lê lợi, quang trung
-" chúng ta có quyền tự hào"," chúng ta phải ghi nhớ công ơn,"cách khẳng định, lồng cảm nghĩ.
b. Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp:các lứa tuổi: từ cụ già đến các cháu nhi đồng
- đồng bào ta khắp mọi nơi
+ Kiều bào ta bào ở vùng tạm bị chiếm.
Nhân dân miền ngược, miền xuôi
+ Khẳng định: "ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc"
- Các giới các tầng lớp xã hội:
- Các chiến sĩ ngoài mặt trận bám giặc, tiêu diệt giặc.
- Công chức ở địa phương ủng hộ đội
- Phụ nữ khuyên chồng con tòng quân, còn bản thân mình thì đi vận tải
- Mẹ chiến sĩ thì săn sóc yêu thương bộ đội.
- Các điền chủ quyên ruộng đất cho chính phủ.
- Tiểu kết, khẳng định "những cử chỉ cao quí đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng điều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước".
+Kết bài:
Ví lòng yêu nước như các thứ của quý, các biểu hiện của lòng yêu nước.
Nêu nhiệm vụ phát huy lòng yêu nước để kháng chiến.
 BT3: Hãy chứng minh rằng “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta”?
A. Mở bài:
	- Dẫn dắt
	- Nêu lợi ích của rừng trong đời sống của con người
B. Thân bài:
	- Chứng minh: Bảo vệ rừng là bảo vệ những nguồn lợi kinh tế to lớn mà rừng đem lại cho con người.
	+ Rừng cho gỗ quý, dược liệu, thú, 
	+ Rừng thu hút khách du lịch sinh thái
	- Chứng minh rừng đã góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng.
	- Chứng minh: Bảo vệ rừng chính là bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống của con người.
C. Kết bài:
	- Khẳng định vai trò to lớn của rừng
	- Khẳng định ý nghĩa của việc bảo vệ rừng
	- Nêu trách nhiệm cụ thể: Bảo vệ rừng tức là khai thác có kế hoạch, không chặt phá, đốt rừng bừa bãi, trồng rừng, khôi phục những khu rừng bị tàn phá

File đính kèm:

  • docbai_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_truong_thcs_luong_the_vinh.doc
Bài giảng liên quan