Bài ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Lương Thế Vinh

Câu1. Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu “Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.”

Câu 3: Theo em tại sao khi đọc sách cần chọn cho tinh, đọc cho kĩ?

 

docx10 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài ôn tập môn Ngữ văn Lớp 9 - Trường THCS Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Do tình hình dịch viêm phổi cấp Corona diễn ra phức tạp và thực hiện công văn số 40/UBND- VP7, học sinh trường Lương tiếp tục nghỉ học. Trong thời gian ở nhà, để củng cố kiến thức cho HS, nhóm Văn 9 trường THCS Lương Thế Vinh có biên soạn nội dung ôn tập. Kính đề nghị quý phụ huynh đôn đốc các con hoàn thành. Chúc các con và gia đình an toàn, mạnh khỏe vượt qua đại dịch.
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Từ ngày 10/2/2020 đến ngày 15/2/2020
Nội dung ôn tập ngày 10/2/2020
Tiếng Việt:
Câu 1. Thế nào là khởi ngữ? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2. Phân biệt khởi ngữ và trạng ngữ?
Câu 3. Xác định khởi ngữ trong các câu sau: 
Còn về diện mạo của tôi, nó không đến nỗi đen cháy...
Xây cái lăng ấy, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
Râu ria của tôi, có lúc tôi để nó mọc dài đến hơn 1 gang tay.
Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
Đối với việc làm người, cách đó chỉ là lừa mình, dối người.
Câu 4. Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ theo các cách có thể:
Bức tranh đẹp nhưng đã cũ.
Tác phẩm những ngôi sao xa xôi ca người vẻ đẹp của thế hệ trẻ.
Tác phẩm thành công trong việc xây dựng nhân vật.
Văn học:
Soạn bài “ Mùa xuân nho nhỏ”
Học thuộc bài thơ trên.
Trình bày cảm nhận về khổ thơ thứ nhất của bài thơ trên? 
Tập làm văn:
Ôn tập khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, các mô hình đoạn văn .
Viết đoạn văn trình bày luận điểm sau: Tình yêu làng, yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai ( Làng- Kim Lân) được thể hiện trong tình huống ông lão nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.
Nội dung ôn tập ngày 11/2/2020
Tiếng Việt:
Câu 1. Thế nào là thành phần biệt lập? Có mấy thành phần biệt lập?
Câu 2. Nêu khái niệm các thành phần: Tình thái, cảm thán? Cho ví dụ minh họa với mỗi thành phần?
Câu 3. Xác định thành phần tình thái và cảm thán trong các câu sau
- Rõ ràng, tôi không tiếc những viên đá, mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ 1 cái gì đấy, hình như mẹ tôi...
- Ngẫm ra tôi chỉ nói cho sướng miệng
- Chao ôi, của nặng hơn người
- Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ.
- Có lé tiếng Việt của chúng ta đẹp vì tâm hồn người Việt Nam ta rất đẹp.
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ.
- Dường như, vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn giới thiệu 1 tác phẩm đã học trong đó có sử dụng khởi ngữ , thành phần biệt lập tình thái và cảm thán.
Văn học
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán- Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc sách vốn có ích cho riêng mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ thì sẽ tập thành nếp nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.	 ( Bàn về đọc sách- Chu Quang Tiềm , Trích Ngữ văn lớp 9 Học kì II tr4-5) 
Câu1. Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ? 
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu “Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về.”
Câu 3: Theo em tại sao khi đọc sách cần chọn cho tinh, đọc cho kĩ?
Tập làm văn. 
 Viết 1 đoạn văn từ 7 đến 10 câu phân tích tác dụng của việc đọc sách. Đoạn văn viết theo cách diễn dịch trong đó có sử dụng khởi ngữ
 Những nội dung cần phân tích
Đọc sách mở mang trí tuệ, nâng cao hiểu biết và trình độ học vấn:
 “ sách mở ra cho ta những chân trời mới” “ sách là ngọn đèn soi sáng trí tuệ” “ đọc sách là được trò chuyện với một nhà thông thái”...
Đọc sách giúp chúng ta có đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú, biết yêu ghét, vui, buồn, biết đúng sai, phải trái, biết tự hoàn thiện nhân cách... “ sách là người bạn hiền”
 Đọc sách còn giúp ta giải tỏa căng thẳng sau những lúc học tập, lao động vất vả...
 Đọc sách còn giúp ta trau dồi ngôn ngữ thẩm mĩ, học được nhũng lời hay, ý đẹp vận dụng trong giao tiếp và diễn đạt.
 Lưu ý về hình thức :
+ Đúng mô hình đoạn văn
+ Có sử dụng khởi ngữ, gạch chân chỉ rõ khởi ngữ đó.
VD: Đối với mỗi chúng ta, việc đọc sách có 1 tác dụng to lớn
 KN
Nội dung ôn tập ngày 12/2/2020
Tiếng Việt.
Câu 1. Nêu khái niệm thành phần gọi- đáp, phụ chú? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2. Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau:
- Buy-phông chỉ thấy con cừu là ngu ngốc và sợ sệt. Chính vì sợ hãi - ông nói- mà chúng hay tụ tập thành bầy.
- Còn chó sói, bạo chúa của cừu trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten, cũng đáng thương chẳng kém.
- Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa nhưng nhất định sẽ nổ.
- Ơi con chim chiền chiện- Hót chi mà vang trời.
- Chào anh- đến bậu cửa nhà họa sĩ chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh- Chắc chắn là tôi sẽ trở lại.
- Anh nói nữa đi- ông giục.
- Trời ơi, chỉ còn có 5 phút.
Câu 3. Viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu giới thiệu 1 tác phẩm thơ hoặc truyện đã học trong đó có sử dụng khởi ngữ , thành phần biệt lập tình thái , phụ chú và cảm thán.
Văn học
Soạn bài Viếng lăng Bác .
Học thuộc bài thơ.
Trình bày cảm nhận về khổ thơ thứ 2 của bài thơ trên?
Tập làm văn
Câu 1: Ôn tập dàn ý chung của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 a. Mở bài:
- Dẫn dắt: Từ chung->riêng; kiểu đối lập hoặc nêu câu hỏi
- Nêu sự việc, hiện tượng đời sống cần bàn, có thể bước đầu đánh giá sơ bộ về vấn đề
b. Thân bài:
*Luận điểm 1: Nêu biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống
- Trả lời câu hỏi: Vấn đề đó thể hiện như thế nào trong cuộc sống? 
- HS lấy dẫn chứng minh họa để người đọc hình dung ra vấn đề .
* Luận điểm 2: Phân tích tính chất của vấn đề
- Khẳng định vấn đề là đúng hay sai, có lợi hay có hại, tốt hay xấu, có ý nhĩa hay không ?
- Tìm lí lẽ để chỉ ra từng mặt đúng sai, lợi hại... 
* Nguyên nhân, giải pháp:
- Nguyên nhân: Nếu các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến vấn đề
- Giải pháp: Đưa ra các kiến giải để khắc phục hoặc phát huy vấn đề.
c. Kết bài: 
- Khẳng định hoặc phủ định vấn đề
- Lời khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động
Câu 2. Nêu suy nghĩ về hiện tượng “ nước đến chân mới nhảy” trong học tập .
- Giải thích: Nước đến chân mới nhảy là hành động chậm trễ, thiếu sự chuẩn bị, không có kế hoạch khi làm một việc gì đó.
- Biểu hiện: Học sinh không thường xuyên ôn luyện kiến thức , đến lúc thi mới học, bài đến hạn mới làmluôn khất lần, khất lượt, cho rằng không đi đâu mà vội.
- Tác hại : 
+ Vì học vội, thiếu sự đầu tư về thời gian nên hiệu quả của việc học thấp
+Lâu dần sẽ dẫn đến trống hụt về kiến thức.
+Tạo thói quan làm việc không có kế hoạch, thiếu ngăn nắp trong cuộc sống.
+ Không làm chủ được thời gian, không biết phân phối thời gian hợp lý.
- Nguyên nhân: 
+Do một bộ phận học sinh còn lười học, chưa tự giác, không xác định được mục tiêu rõ ràng, thích dồn thời gian cho vui chơi, giải trí, chỉ khi cần mới bắt tay vào, chạy đua với thời gian
+ Kĩ năng tổ chức sắp xếp công việc chưa tốt.
+Do gia đình không thường xuyên đôn đốc nhắc nhở.
-Giải pháp: Mỗi học sinh cần nâng cao ý thức học tập, xác định đúng mục đích, có kế hoạch học tập hợp lí, bài hôm nay chớ để ngày mai
+ Gia đình, nhà trường cần phối kết hợp giaó dục kĩ năng xây dựng kế hoạch cho học sinh..
-Bài học: “Không có sự chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại” vì thế học sinh cần nói không với hiện tượng “ nước đến chân mới nhảy” , đó cũng là khắc phục một điểm yếu của người Việt Nam.
Nội dung ôn tập ngày 13/2/2020
Tiếng Việt
Câu 1. Xác định khởi ngữ trong những câu sau:
- Quyển sách này , tôi chỉ thấy bán ở đây.
- Hận anh hùng, nước biển Đông cũng không rửa sạch.
- Tình yêu quê hương làng mạc, đó chính là yếu tố để bồi dưỡng tinh thần yêu nước của mọi người.
- Làm khí tượng ở được cao thế mới là lí tưởng .
- Đồng chí ta nhiều người kinh nghiệm thực hành khá nhưng về văn hoá thì còn i tờ.
- Nam Bắc hai miền ta có nhau.
- Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan xi păng kia mới một mình hơn cháu.
- Điều này, ông khổ tâm hết sức.
Câu 2. Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ theo các cách có thể.
- Chúng ta mong được sống làm người.
- Trước kia ông chỉ khoe cái sinh phần của viên tổng đốc làng ông, bây giờ ông khoe khác .
- Tác phẩm đó thành công trong nghệ thuật viết truyện.
Câu 3. Chuyển câu có khởi ngữ sau thành câu không có khởi ngữ. 
- Còn mắt tôi các anh lái xe bảo : cô có cái nhìn sao mà xa xăm.
- Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
- Quan , người ta sợ cái uy của quyền thế. Nghị Lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
- Viết, anh ấy cẩn thận lắm.
Văn học
 Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi ở dưới:
 “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” 
Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Phương thức biểu đạt chính là gì?
Em hiểu “ những vật liệu mượn ở thực tại” và “điều gì mới mẻ” mà tác giả nói trong đoạn văn trên như thế nào? Qua đó tác giả muốn nói gì về đặc trưng của tác phẩm nghệ thuật?
Viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu phân tích ý nghĩa và tác động của một tác phẩm văn học ở chương trình lớp 9 đối với em.( Có đánh số thứ tự các câu văn)
Tập làm văn. Luyện đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
Đề: Nhiều học sinh hiện nay lại không có thói quen nói lời “ cảm ơn”, “xin lỗi” trong giao tiếp. Hãy viết một đoạn văn từ 15 đến 20 câu nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
*Yêu cầu về kĩ năng: 
-Viết đoạn văn nghị luận, đủ 15-> 20 câu, biết lập luận chặt chẽ để làm sáng tỏ vấn đề
- Đảm bảo các yêu cầu trên cho 0,25 điểm.
*Yêu cầu về nội dung:
Nêu biểu hiện của vấn đề( 0,25 đ)
- Hiện nay có nhiều học sinh không có thói quen sử dụng hai chữ xin lỗi khi làm người khác phật ý, khi mắc sai lầm hoặc khi đem lại nỗi buồn phiền cho những người xung quanh.
- Nhiều bạn cũng không có thói quen nói lời cảm ơn khi được ai đó giúp đỡ hay khi ai đó mang lại cho mình niềm vui, sự thoải mái
Phân tích tính chất của vấn đề:(0,5 đ)
 Đó là việc làm đáng phê phán và cần nhắc nhở :
- Bởi vì lời nói thể hiện suy nghĩ, tình cảm của người phát ngôn. Thiếu hai tiếng cảm ơn và xin lỗi là thiếu đi sự tri ân người khác trong cuộc sống, thiếu đi sự cảm thông, chia sẻ, thiếu ý thức nhận biết về hành động của mình.
- Lời nói của các bạn trở nên cộc cằn, khô khan, thiếu văn hóa, trái với lời dạy của ông cha: Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Làm mất đi sự văn minh của xã hội. 
Nguyên nhân ( 0,25 đ)
- Do ý thức của các bạn chưa tốt , do nhiều bạn còn e ngại khi nói ra những lời đó.
- Do người lớn chưa làm gương tốt hoặc sự rèn giũa, hình thành thói quen nói lời cảm ơn, xin lỗi của gia đình chưa thấu đáo. 
Giải pháp: (0,25 đ)
- Cần thường xuyên sử dụng hai tiếng đó trong giao tiếp hàng ngày như một thói quen, như một nguyên tắc trong giao tiếp sẽ khiến ngôn ngữ lịch sự, dễ nghe.
- Là người học sinh cần nói năng lễ phép, lịch sự, giữ gìn môi trường văn hóa nơi học đường, không chỉ học kiến thức mà còn học cách nói năng, cách cư xử có như thế thì xã hội mới văn minh .
 - Trong gia đình và ngoài xã hội, lời ăn tiếng nói nhã nhặn , lịch sự là rất quan trọng vì vậy mỗi gia đình và nhà trường cùng chung tay xây dựng một thói quen tốt, nếp sống văn hóa, văn minh cho học sinh.
V. Nội dung ôn tập ngày 14/2/2020
Tiếng Việt
Câu 1. Ôn tập khái niệm các biện pháp tu từ.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ thứ 1 và 2 của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” ( Thanh Hải)
Văn học
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
 “ Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo. Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tinh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết bị rất tinh vi. Tiếc rằng ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nến kinh tế công nghiệp hóa chứ chưa nói tới nền kinh tế tri thức . Người Việt Nam cần cù thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ. Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi li từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “ nước đến chân mới nhảy”, “ liệu cơm gắp mắm”
	 ( Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới- Vũ Khoan) 
a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính ? 
b. Tác giả đã chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu nào của người Việt Nam ? Việc chỉ ra những điểm mạnh và điểm yếu đó có tác dụng gì trong thời điểm văn bản ra đời? 
c. Nêu ý nghĩa của các thành ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên?
Tập làm văn
 Luyện đề nghị luận đời sống: Hiện nay có 1 số học sinh học qua loa, đối phó, không học thực sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để thấy rõ những tác hại của nó?
HS tìm ý theo bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
Học đối phó là gì?
Biểu hiện của lối học đối phó là gì?
Học đối phó có những tác hại như thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến lối học này?
Làm thế nào để khắc phục lối học đối phó?
Nội dung ôn tập ngày 15/2/2020
Tiếng Việt . Xác địmh các thành phần biệt lập trong các câu sau ?
- Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du chắc hẳn ai cũng thương xót cho số phận nàng Kiều.
- Hắn vừa đi vừa kêu làng ... ồ hắn kêu.
- Có lẽ văn nghệ rất kị trí thức hoá nữa.
- Anh Sơn – một người dân Nam bộ - chắc ca vọng cổ sẽ hay.
- Thưa ông, ta đi thôi.
- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.
- Không biết chừng, người ta bắt nhầm nó.
- Em ơi , Ba Lan mùa tuyết tan.
- Cố mà học lấy chữ nghe con.
- Cả bọn trẻ xúm vào , và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất.
- Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.
- Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
- Cụ ạ- Nhĩ bắt đầu ra hiệu về phía đầu tấm nệm nằm của mình- cháu Huệ có gửi lại chìa khóa cho cụ.
Văn học
Soạn bài “ Sang thu” ( Hữu Thỉnh)
Soạn bài “ Nói với con” ( Y Phương)
Học thuộc hai bài thơ trên.
Tập làm văn.
Luyện đề nghị luận đời sống: 
 Những ngày gần đây, khi dịch viêm phổi cấp Corona đang đe dọa cuộc sống, nhu cầu dùng khẩu trang của người dân tăng cao , rất nhiều của hàng đã nâng giá bán khẩu trang gấp nhiều lần. 
 Hãy nêu suy nghĩ của em về hiện tượng trên?

File đính kèm:

  • docxbai_on_tap_mon_ngu_van_lop_9_truong_thcs_luong_the_vinh.docx