Bài tập môn Ngữ văn Lớp 6 – phần IV

Bài 2: Xác đinh thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu dưới đây

a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.

b. Dưới bóng tre, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời

Bài 3: Phân tích mô hình cấu trúc so sánh trong câu thơ: Trăng tròn như quả bóng/ Lửng lơ lên trước nhà

Bài 4: Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau:

 

docx6 trang | Chia sẻ: Đạt Toàn | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài tập môn Ngữ văn Lớp 6 – phần IV, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
BÀI TẬP NGỮ VĂN 6 – PHẦN 4
I. TIẾNG VIỆT
Bài 1: Ghi lại câu hỏi và câu trả lời đúng vào vở
1. Câu: “Mùa xuân xinh đẹp đã về” , phó từ đã bổ sung ý nghĩa gì?
a. Chỉ quan hệ thời gian
b. Chỉ sự cầu khiến
c. Chỉ khả năng
d. Chỉ mức độ
2. Phần in đậm trong câu: “Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” là phần nào trong cấu trúc so sánh?
a. Vế A( tên sự vật, sự việc được so sánh)
b. Vế B (tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)
c. Từ ngữ chỉ phương diện so sánh
d. Từ so sánh
3 Phần in đậm “Trong mỗi gia đình nông dân Việt Nam, tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày” đóng vai trò là:
a. Chủ ngữ    b. Vị ngữ    c. Trạng ngữ
Bài 2:  Xác đinh thành phần chủ ngữ, vị ngữ của các câu dưới đây 
a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
b. Dưới bóng tre, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời
Bài 3: Phân tích mô hình cấu trúc so sánh trong câu thơ: Trăng tròn như quả bóng/ Lửng lơ lên trước nhà 
Bài 4: Viết 1 đoạn văn ngắn phân tích giá trị của biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn thơ sau: 
Những hôm nào trăng khuyết
Trông giống con thuyền trôi
Em đi trăng theo bước
Như muốn cùng đi chơi
II. VĂN HỌC
Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp 
a.
A
B
1. Bài học đường đời đầu tiên
a. Đoàn Giỏi
2. Sông nước Cà Mau
b. Minh Huệ
3. Bức tranh của em gái tôi
c. Tạ Duy Anh
4. Đêm nay Bác không ngủ
Tô Hoài
b. 
A
B
1. Bài học đường đời đầu tiên
a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn
2. Bức tranh của em gái tôi
b. Chân dung Dế Mèn và hành động trêu chị Cốc của Dế Mèn dẫn đến cái chết của chị Cốc
3. Vượt thác
c. Tình cảm hồn nhiên trong sáng của người em gái đã giúp người anh nhận ra phần hạn chế của mình
4. Sông nước Cà Mau
d. Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, hoang dã và cuộc sống ở vùng sông nước Cà Mau
2. Ghi lại câu hỏi và câu trả lời đúng vào vở
a. Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
B. Ở đời mà có thói hung hăng, bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
C. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng nếu không sớm muộn cũng mạng vạ vào mình.
D. Ở đời phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
b. Vượt thác được trích từ tác phẩm nào?
A. Dế Mèn phiêu lưu kí
B. Quê nội
C. Đất rừng phương Nam
c. Nhân vật chính trong truyện Bức tranh của em gái tôi là ai?
A. Kiều Phương và người anh trai
B. Chú Tiến Lê
C. Bố mẹ
D. Bé Quỳnh
d. Cảnh sông nước Cà Mau hiện lên là một bức tranh như thế nào?
A. Mềm mại và dịu dàng
B. Rộn ràng, tấp nập
c. Dữ dội và ồn ào
d. Hoang dã, hùng vĩ, mênh mông
e. Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể theo lời của nhân vật nào?
A. Dế Mèn    B. Dế Choắt    C. Chị Cốc    D. Bác Xiến Tóc
f.  Nội dung nổi bật của đoạn trích Vượt thác là gì?
A. Cảnh vượt thác oai phong của Dượng Hương Thư
B. Cảnh vật rộng lớn, mênh mông trên sông Thu Bồn
C. Hai nét tính cách nổi bật của Dượng Hương Thư khi vượt thác và lúc ở nhà
D. Vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền thiên nhiên mênh mông, hùng vĩ
g. Nét độc đáo của cảnh vât trong Sông nước Cà Mau là gì?
A. Sông ngòi, kênh rach bủa giăng chi chít như mạng nhện.
B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ nổi trên sông
D. Cả 3 đáp án trên
h. Tâm trạng đầu tiên của người anh trai khi thấy bức tranh Kiều Phương vẽ là:
A. Ngạc nhiên    B. Xấu hổ    C. Hãnh diện    D. Ăn năn
i. Ba truyện Bài học đường đời đầu tiên, Buổi học cuối cùng, Bức tranh của em gái tôi có gì giống nhau về ngôi kể và thứ tự kể?
A. Ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể thời gian
B. Ngôi kể thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự việc
C. Ngôi kể thứ ba, thứ tự kể thời gian
k. Chi tiết thể hiện sự rộng lớn, hùng vĩ của con sông và rừng đước trong Sông nước Cà Mau là:
A. Nước đổ ra biển đêm ngày như thác
B. Con sông rộng hơn ngàn thước; Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống
C. Cây đước dựng cao ngất như hai dãi trường thành
D. Cả a, b, c
l.  Trong văn bản Bức tranh của em gái tôi, câu nói của người anh trai: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” thể hiện tâm trạng gì của người anh trai?
A. Xấu hổ, xúc động, hối hận vì đã ganh ghét em gái
B. Ngạc nhiên vì thấy em gái vẽ mình
C. Từ chối không nhận mình trong bức tranh
D. Cay đắng nhận ra mình không có tài năng như em
m. Thế giới loài vật trong Bài học đường đời đầu tiên hiện lên sinh động, cuốn hút nhờ biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh    B. Nhân hóa    C. Ẩn dụ    D. Hoán dụ
n. Điểm giống nhau giữa hai đoạn trích Vượt thác và Sông nước Cà Mau là gì?
A. Đều tả cảnh sông nước
B. Tả sự oai phong, mạnh mẽ của con người
C. Tả thiên nhiên miền Trung
3. Sau khi chôn cất Dế Choắt, Dế Mèn đứng lặng hồi lâu trước nắm mồ của người bạn xấu số. Em thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn và viết đoạn văn( 5-7 câu) diễn tả lại lại tâm trạng ấy theo lời của Dế Mèn.
III. TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Việt Nam là xứ sở của những dòng sông. Em hãy viết bài văn tả lại một dòng sông đẹp của quê hương đất nước mình.
Đề 2: Viết bài văn tả lại vẻ đẹp của khu vườn trong buổi sáng mùa xuân tươi đẹp.
Đề 3: Viết bài văn tả lại vẻ đẹp của một đêm trăng sáng.
Đề 4: Viết bài văn tả quang cảnh trường em trong giờ ra chơi.
Đề 5: Viết bài văn tả quang cảnh trường em trong buổi lễ chào cờ đầu tuần.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_ngu_van_lop_6_phan_iv.docx