Bài tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Chu Văn An

Câu 2: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?

A. Cây sống trong một khu vườn.

B. Cá rô phi sống trong một cái ao.

C. Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.

D. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Anh Thúy | Ngày: 18/11/2023 | Lượt xem: 226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung Bài tập môn Sinh học Lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Chu Văn An, để tải tài liệu về máy bạn hãy click vào nút TẢI VỀ
Trường: THCS CHU VĂN AN
Lớp: 9/
Họ và tên:
BÀI TẬP TUẦN 6
Môn: SINH HỌC
Dặn dò: Các bước làm và nộp bài:
Tải file word về máy tính
Điền đầy đủ thông tin: lớp, họ tên
Làm bài bằng cách tô đỏ đáp án và lưu lại
Gửi gmail theo địa chỉ: Thuydiem.CVA@gmail.com
*Bài làm sẽ được tính điểm, lưu ý làm bài cẩn thận. Hạn chót nộp bài: 28/2/2021
Câu 1: Tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau được gọi là
quần xã sinh vật.
hệ sinh thái.
sinh cảnh.
hệ thống quần thể.
Câu 2: Ví dụ nào sau đây được coi là một quần xã sinh vật?
Cây sống trong một khu vườn.
Cá rô phi sống trong một cái ao.
Rắn hổ mang sống trên 3 hòn đảo khác nhau.
Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.
Câu 3: Loài ưu thế là
loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
loài có mật độ cá thể cao trong quần xã.
loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
Câu 4: Số lượng các loài trong quần xã được đặc trưng bởi các chỉ số
độ đa dạng
độ nhiều
độ thường gặp
cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Loài đặc trưng là
loài có số lượng ít nhất trong quần xã.
loài có số lượng nhiều trong quần xã.
loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
Câu 6: Cho các hoạt động sau:
1. Cây rụng lá vào mùa đông.
2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông.
3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm.
4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối.
Trong các hoạt động trên, những hoạt động có chu kỳ mùa là
1, 2     
3, 4    
1, 2, 3, 4     
1, 2, 4
Câu 7: Những nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi?
Nhân tố sinh thái vô sinh.
Nhân tố sinh thái hữu sinh.
Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh.
Nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, con người.
Câu 8: “Gặp khí hậu thuận lợi, cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, số lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo.Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dẫn tới số lượng sâu lại giảm” Đây là ví dụ minh họa về
diễn thế sinh thái.
cân bằng quần thể.
giới hạn sinh thái.
cân bằng sinh học
Câu 9: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần loài các sinh vật.
Loài ưu thế là loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
Loài đặc trưng là loài có vai trò quan trọng trong quần xã.
Tập hợp cá rô phi trong ao tạo thành một quần xã
Câu 10: Hãy lựa chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
Độ đa dạng của quần xã thể hiện bởi mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh.
Số lượng loài trong quần xã được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dang, độ nhiều, độ thường gặp.
Quần xã có cấu trúc không ổn định, luôn thay đổi.
Câu 11: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
Bể cá cảnh    
Cánh đồng    
Rừng nhiệt đới    
Công viên
Câu 12: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ - chuột – rắn hổ mang – diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu thụ là
Cỏ, chuột, rắn hổ mang, đại bàng.
Chuột, rắn hổ mang, đại bàng.
Cỏ, đại bàng.
Đại bàng.
Câu 13: Một dãy các loài sinh vật có mối quan hệ với nhau về mặt dinh dưỡng, trong đó loài này ăn loài khác phía trước và là thức ăn của loài tiếp theo phía sau là
lưới thức ăn
bậc dinh dưỡng
chuỗi thức ăn
mắt xích
Câu 14: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm
sinh vật sản xuất.
sinh vật tiêu thụ.
sinh vật phân giải.
tất cả 3 đáp án trên
Câu 15: Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:
các thành phần vô sinh, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.
các thành phần vô sinh, sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ.
Câu 16: Nhận định nào sau đây sai về chuỗi thức ăn sau: Cỏ à Châu chấu à Gà rừngà Hổ à Vi khuẩn?
Cỏ là sinh vật sản xuất.
Chỉ có gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
Vi khuẩn là sinh vật phân giải.
Châu chấu, gà rừng và hổ là sinh vật tiêu thụ.
Câu 17: Hãy chọn chuỗi thức ăn phù hợp khi có các sinh vật sau: cỏ, nấm, châu chấu, gà rừng.
Nấm à cỏ à châu chấu à gà rừng.
Cỏ à châu chấu à gà rừngà nấm .
Gà rừng àchâu chấu à cỏ à nấm.
Châu chấu à gà rừng à nấm à cỏ.
Câu 18: Hệ sinh thái nào dưới đây không phải là hệ sinh thái trên cạn?
Rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới
Rừng ngập mặn
Rừng mưa nhiệt đới
Vùng thảo nguyên và hoang mạc
Câu 19: Nhận định nào sau đây sai về hệ sinh thái?
Một hệ sinh thái hoàn chỉnh chỉ có các thành phần gồm sinh vật tiêu thụ và sinh vật sản xuất.
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt là ba nhóm hệ sinh thái chính.
Hoang mạc là một hệ sinh thái trên cạn.
Câu 20: Các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái đều bắt đầu từ
sinh vật sản xuất.
sinh vật tiêu thụ.
sinh vật phân giải.
con người.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_sinh_hoc_lop_9_tuan_6_truong_thcs_chu_van_an.docx